18:00 07/07/2022

Làn sóng mới Covid-19 có vẻ đang mạnh lên

Dũng Hiếu

Số ca mắc Covid-19 toàn cầu đã tăng gần 30% trong 2 tuần qua. Tại nhiều nước, biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đang chiếm ưu thế…

Tại nhiều nước, biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đang chiếm ưu thế…
Tại nhiều nước, biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đang chiếm ưu thế…

Theo báo cáo dịch tễ hàng tuần của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO, đã có thêm 4,6 triệu ca Covid-19 được ghi nhận trên toàn thế giới trong tuần lễ thống kê vừa qua (từ ngày 27-6 đến ngày 3-7).

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, như vậy số ca Covid-19 toàn cầu đã tăng gần 30% chỉ trong 2 tuần.

GIA TĂNG SỐ CA MẮC MỚI

Tại nhiều nước, biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đang chiếm ưu thế. Đơn cử như tại New Zealand, số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày qua tại nước này là 7.200 ca/ngày, tăng so với mức 5.400 người/ngày. Đây là mức cao nhất trong hơn 1 tháng qua tại New Zealand.

 Các quốc gia Đông Nam Á cũng đang chứng kiến số ca mắc mới gia tăng 20%, tỉ lệ tử vong tăng 16%, đây cũng là vùng có nhiều quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp. Châu Âu tiếp tục tăng 15% về số ca mắc mới trong tuần và chiếm tới 52% số ca toàn thế giới.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết có 4 thách thức lớn đối với dịch Covid-19 hiện nay: Số xét nghiệm giảm khiến khó đánh giá về bức tranh Covid-19 toàn cầu; Khả năng tiếp cận thuốc kháng virus còn thấp ở các quốc gia thu nhập trung bình thấp; Khả năng bảo vệ của vắc-xin suy giảm theo thời gian và sự biến đổi của virus.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết có 4 thách thức lớn đối với dịch Covid-19 hiện nay: Số xét nghiệm giảm khiến khó đánh giá về bức tranh Covid-19 toàn cầu; Khả năng tiếp cận thuốc kháng virus còn thấp ở các quốc gia thu nhập trung bình thấp; Khả năng bảo vệ của vắc-xin suy giảm theo thời gian và sự biến đổi của virus.

Theo WHO, tỉ lệ số ca mắc trong tuần tiếp tục tăng tại 4/6 khu vực của WHO, trong đó cao nhất là khu vực Đông Địa Trung Hải, với mức tăng 29%.

Đáng chú ý, trong khi tỉ lệ tử vong chung toàn cầu giảm 12% trong tuần, tỉ lệ tử vong tại Đông Địa Trung Hải tăng 34%. Đây là một trong những khu vực mà WHO luôn bày tỏ lo ngại bởi tỉ lệ tiêm chủng rất thấp, đến tháng 4-2022 vẫn chỉ có 42% dân số được tiêm đủ liều cơ bản (2 mũi).

Tại khu vực châu Mỹ  tỉ lệ mắc giảm 18%, tử vong giảm 13%. Còn ở châu Phi đã vượt qua đỉnh dịch với tỉ lệ mắc giảm 33%, tử vong giảm 50%.

Theo cách thống kê này, biến chủng phụ BA.5 Omicron đã  chính thức trở thành dòng "thống trị" toàn cầu với tỉ lệ tăng vọt từ 37% lên 52% trên số trình tự gien được tổng hợp về cơ sở dữ liệu GISAID.

Tỉ lệ BA.4 tăng nhẹ từ 11% lên 12% toàn cầu; trong khi BA.2.12.1 giảm từ 19% xuống 11%. BA.2 từng là dòng "thống trị" vài tuần trước nay chỉ chiếm 9% toàn cầu.

Tổng hợp lại, 92% số ca toàn cầu là do biến chủng Omicron, 0,01% là do Delta, trong khi phần còn lại đang được xác định thêm, có thể là Omicron, Delta hoặc các dạng tái tổ hợp khác.

LO NGẠI VỀ DÒNG PHỤ BA.2.75 CỦA BIẾN THỂ OMICRON

Ngoài các biến chủng tên, tại châu Âu các chuyê gia cho biết đang đặc biệt theo dõi BA.2.75 - dòng phụ thế hệ thứ hai của biến thể Omicron đang lây lan tại Ấn Độ và có thể “né" được phản ứng miễn dịch.       

Các trường hợp nhiễm biến thể BA.2.75 gần đây đã được phát hiện ở Đức, Anh, Nhật Bản, Canada, Mỹ, Australia và New Zealand.

BA.2.75 được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ và các nhà nghiên cứu gọi đây là một biến thể “thế hệ thứ hai” do có nguồn gốc phát triển từ dòng phụ BA.2 thuộc biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Hiện số ca nhiễm BA.2.75 trên toàn cầu còn thấp nên khó thu thập thông tin về trình tự gene của virus.

Theo các nhà khoa học, càng nhiều biến thể có nghĩa là khả năng của virus “né tránh” hệ miễn dịch cao hơn. Biến thể phụ mới có thêm 8 đột biến protein so với biến thể BA.2. Các nhà khoa học lo ngại rằng BA.2.75 có thể “né” miễn dịch đã hình thành trước đó để chống lại BA.2. Nói cách khác, nếu một người đã nhiễm BA.2 vẫn có thể mắc lại Covid-19 nếu tiếp xúc với BA.2.75.

Hiện mới chỉ có khoảng 70 ca mắc Covid-19 mang biến thể phụ BA.2.75 được ghi nhận trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu cho biết chưa có đủ thông tin để đưa ra dự đoán BA.2.75 có nghiêm trọng hơn các biến thể trước đó hay không. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cảnh báo nguy cơ bùng phát một làn sóng dịch bệnh mới vào mùa Đông tới trên toàn cầu.

WHO cho biết tổ chức này cũng đang theo dõi chặt chẽ biến chủng mới là BA.2.75, được báo cáo từ Ấn Độ vài ngày trước.

 

Khuyến nghị của WHO

Một là tiêm chủng và tiêm chủng tăng cường những người có nguy cơ cao nhất. Điều này bao gồm những người lớn tuổi, những người bị bệnh mãn tính, người bị suy giảm miễn dịch và nhân viên y tế. Sau đó xây dựng bức tường miễn dịch trong toàn bộ quần thể.

Hai là cung cấp thuốc kháng virus đường uống mới và các phương pháp điều trị khác cho tất cả mọi người. WHO đã làm việc với các tổ chức quốc tế khác và hứa sẽ hỗ trợ các quốc gia trong điều này.