Lặng lẽ khủng hoảng dầu lửa
Bài học từ lịch sử cho thấy giá dầu cao đồng nghĩa với suy thoái kinh tế, rối ren xã hội và xung đột leo thang
Từ đầu năm đến nay, giá dầu thô trên thế giới phần lớn dao động giữa 60-70 USD/thùng và hai tháng gần đây đã hai lần vượt ngưỡng 80 USD/thùng.
Nhưng những cơn sốt giá dầu lần này không gây ồn ào trên báo chí và trong nhân dân vì thời gian là liều thuốc an thần đã làm cho mọi người ngày càng thích nghi tốt hơn đối với tình trạng khủng hoảng xăng dầu.
Trong bốn năm gần đây giá dầu từ mức 20 USD/thùng tăng lên 60-70 USD/ thùng và không quay lại mức giá cũ. Lúc đầu hiện tượng này tạo ra những cú sốc lớn nhưng dần dần mọi người cảm thấy mức nguy kịch vẫn không đến nỗi nào. Nhưng tình hình mới hiện nay đã làm cho dư luận lại quan tâm đến vấn đề khủng hoảng dầu.
Bài học từ lịch sử cho thấy giá dầu cao đồng nghĩa với suy thoái kinh tế, rối ren xã hội và xung đột leo thang trong phạm vi từng quốc gia đến khu vực và thế giới.
Chi phí cao cho nguyên liệu thô trong sản xuất, nhiên liệu cho giao thông vận tải và cho sinh hoạt dẫn đến áp lực lạm phát mạnh hơn, giá trị đồng tiền giảm, sức mua giảm. Richard De Kaser, nhà kinh tế học có uy tín tại ngân hàng National City cho biết, giá dầu cứ tăng 10 USD/thùng thì tốc độ phát triển kinh tế quốc gia giảm 0,5%.
Nhưng mặc dù giá dầu cao nền kinh tế của các nước phát triển và cả một số nước đang phát triển vẫn tăng trưởng tuy mức độ có thấp hơn so với thời gian trước. Nguyên nhân là vì giá dầu thực tế vẫn chưa bao giờ vượt giá lịch sử của thập kỷ 70 nếu đưa giá trị đồng USD về cùng một thời điểm.
Những nước có nền kinh tế non trẻ, yếu kém hoặc quá phụ thuộc vào dầu là những nước đầu tiên bị ảnh hưởng. Từ tháng 10/2004, tại Eritrea - một nước nghèo ở châu Phi - hoạt động bán xăng đã ngừng vì không thể nhập xăng do thiếu ngoại tệ.
Hãng BBC đã mô tả: “Những đường phố đông đúc của thủ đô Asmara gần như vắng bóng xe hơi tư nhân do tình trạng thiếu nhiên liệu”.
Indonesia là một nước thành viên của OPEC, từng là nước xuất khẩu dầu ròng đã chuyển sang thành nước nhập khẩu dầu ròng từ năm 2004. Chính phủ Indonesia rơi vào tình thế lưỡng nan. Nếu cắt giảm trợ cấp giá xăng dầu mà trước đây đã áp dụng một cách rất hào phóng thì phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng, nhưng nếu không cắt giảm thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Bộ Năng lượng Mỹ đã phải xếp Indonesia vào danh sách “những điểm nóng về dầu” và Ngân hàng Thế giới thì áp đặt ngay nhiều điều kiện cho vay ngặt nghèo mà báo chí Indonesia từng gọi là “can thiệp vào nội trị” của nước họ.
Philippines cũng rơi vào tình trạng tương tự. Tổng thống Arroyo đã phải đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn để hạn chế sử dụng xăng dầu. Người lao động mỗi tuần được nghỉ 3 ngày, siêu thị đóng cửa sớm một giờ, các cây xăng chỉ hoạt động mỗi ngày 20 giờ thay cho 24 giờ như trước, dầu thải được tái sử dụng.
Nhiều nước trong thế giới thứ ba thậm chí không còn có cơ hội thực tế để tiến hành chương trình công nghiệp hoá để đạt một mức độ thịnh vượng mong muốn nhằm bảo đảm có được một cuộc sống văn minh. Các nước phát triển nói chung và Mỹ, Tây Âu nói riêng cũng đã bị các cơn sốt giá đầu đẩy vào vị thế khó khăn.
Tóm lại tác động của giá dầu cao tuy không nặng nề như ở giai đoạn 1970 nhưng không hề nhỏ. Tác động tích cực duy nhất của giá dầu cao là khuyến khích công nghệ thăm dò - khai thác dầu khí ở các vùng khó khăn phát triển cũng như tìm kiếm nhanh các nguồn nhiên liệu thay thế cho dầu nhưng cho đến nay kết quả đạt được còn rất khiêm tốn.
Thế giới không thể không cảnh giác về những tác động trầm trọng khi giá dầu lên 100 USD/thùng, khi mà tiền đề cho hiện tượng này đã xuất hiện trong quan hệ rất căng thẳng giữa Mỹ - Tây Âu - Nga - Iran trong mấy tháng gần đây, đặc biệt là sự kiện Mỹ thúc ép Liên hợp quốc trừng phạt nghiêm khắc hơn nữa Iran trong phiên họp của Hội đồng Bảo an ngày 21/9/2007.
Nhưng những cơn sốt giá dầu lần này không gây ồn ào trên báo chí và trong nhân dân vì thời gian là liều thuốc an thần đã làm cho mọi người ngày càng thích nghi tốt hơn đối với tình trạng khủng hoảng xăng dầu.
Trong bốn năm gần đây giá dầu từ mức 20 USD/thùng tăng lên 60-70 USD/ thùng và không quay lại mức giá cũ. Lúc đầu hiện tượng này tạo ra những cú sốc lớn nhưng dần dần mọi người cảm thấy mức nguy kịch vẫn không đến nỗi nào. Nhưng tình hình mới hiện nay đã làm cho dư luận lại quan tâm đến vấn đề khủng hoảng dầu.
Bài học từ lịch sử cho thấy giá dầu cao đồng nghĩa với suy thoái kinh tế, rối ren xã hội và xung đột leo thang trong phạm vi từng quốc gia đến khu vực và thế giới.
Chi phí cao cho nguyên liệu thô trong sản xuất, nhiên liệu cho giao thông vận tải và cho sinh hoạt dẫn đến áp lực lạm phát mạnh hơn, giá trị đồng tiền giảm, sức mua giảm. Richard De Kaser, nhà kinh tế học có uy tín tại ngân hàng National City cho biết, giá dầu cứ tăng 10 USD/thùng thì tốc độ phát triển kinh tế quốc gia giảm 0,5%.
Nhưng mặc dù giá dầu cao nền kinh tế của các nước phát triển và cả một số nước đang phát triển vẫn tăng trưởng tuy mức độ có thấp hơn so với thời gian trước. Nguyên nhân là vì giá dầu thực tế vẫn chưa bao giờ vượt giá lịch sử của thập kỷ 70 nếu đưa giá trị đồng USD về cùng một thời điểm.
Những nước có nền kinh tế non trẻ, yếu kém hoặc quá phụ thuộc vào dầu là những nước đầu tiên bị ảnh hưởng. Từ tháng 10/2004, tại Eritrea - một nước nghèo ở châu Phi - hoạt động bán xăng đã ngừng vì không thể nhập xăng do thiếu ngoại tệ.
Hãng BBC đã mô tả: “Những đường phố đông đúc của thủ đô Asmara gần như vắng bóng xe hơi tư nhân do tình trạng thiếu nhiên liệu”.
Indonesia là một nước thành viên của OPEC, từng là nước xuất khẩu dầu ròng đã chuyển sang thành nước nhập khẩu dầu ròng từ năm 2004. Chính phủ Indonesia rơi vào tình thế lưỡng nan. Nếu cắt giảm trợ cấp giá xăng dầu mà trước đây đã áp dụng một cách rất hào phóng thì phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng, nhưng nếu không cắt giảm thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Bộ Năng lượng Mỹ đã phải xếp Indonesia vào danh sách “những điểm nóng về dầu” và Ngân hàng Thế giới thì áp đặt ngay nhiều điều kiện cho vay ngặt nghèo mà báo chí Indonesia từng gọi là “can thiệp vào nội trị” của nước họ.
Philippines cũng rơi vào tình trạng tương tự. Tổng thống Arroyo đã phải đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn để hạn chế sử dụng xăng dầu. Người lao động mỗi tuần được nghỉ 3 ngày, siêu thị đóng cửa sớm một giờ, các cây xăng chỉ hoạt động mỗi ngày 20 giờ thay cho 24 giờ như trước, dầu thải được tái sử dụng.
Nhiều nước trong thế giới thứ ba thậm chí không còn có cơ hội thực tế để tiến hành chương trình công nghiệp hoá để đạt một mức độ thịnh vượng mong muốn nhằm bảo đảm có được một cuộc sống văn minh. Các nước phát triển nói chung và Mỹ, Tây Âu nói riêng cũng đã bị các cơn sốt giá đầu đẩy vào vị thế khó khăn.
Tóm lại tác động của giá dầu cao tuy không nặng nề như ở giai đoạn 1970 nhưng không hề nhỏ. Tác động tích cực duy nhất của giá dầu cao là khuyến khích công nghệ thăm dò - khai thác dầu khí ở các vùng khó khăn phát triển cũng như tìm kiếm nhanh các nguồn nhiên liệu thay thế cho dầu nhưng cho đến nay kết quả đạt được còn rất khiêm tốn.
Thế giới không thể không cảnh giác về những tác động trầm trọng khi giá dầu lên 100 USD/thùng, khi mà tiền đề cho hiện tượng này đã xuất hiện trong quan hệ rất căng thẳng giữa Mỹ - Tây Âu - Nga - Iran trong mấy tháng gần đây, đặc biệt là sự kiện Mỹ thúc ép Liên hợp quốc trừng phạt nghiêm khắc hơn nữa Iran trong phiên họp của Hội đồng Bảo an ngày 21/9/2007.