Liên doanh sản xuất phim: Nước ngoài góp vốn không quá 51%
Quốc hội thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh, có hiệu lực từ 1/10/2009
Sáng 18/6, với 93,51% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/ 2009.
Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền hợp tác đầu tư với doanh nghiệp sản xuất phim, doanh nghiệp phát hành phim và doanh nghiệp phổ biến phim của Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh.
Đối với hình thức đầu tư thành lập liên doanh thì phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định.
Quá trình thảo luận, có ý kiến cho rằng, tỷ lệ 51% về bản chất là không khác với tỷ lệ 90%. Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án luật nói rõ, quy định tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài là không quá 51% vốn pháp định là tỷ lệ nước ta đã cam kết khi gia nhập WTO.
Sau khi luật này có hiệu lực, theo quy định tại điều 170 Luật Doanh nghiệp, những doanh nghiệp liên doanh có tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài trên 51% đã thành lập từ trước vẫn được tiếp tục hoạt động đến hết thời hạn ghi trong giấy phép đầu tư .
Luật này cũng đã bỏ điều kiện có rạp đối với doanh nghiệp điện ảnh khi nhập khẩu phim. Riêng thuế nhập khẩu phim, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội không quy định trong luật. Việc tăng là cần thiết, tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm mà quy định các mức thuế phù hợp trong hệ thống pháp luật về thuế.
Cũng theo quy định của luật này, đối với phim sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư dự án sản xuất phim phải thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản; được quyết định hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu để lựa chọn dự án sản xuất phim.
Với quy định về bảo hiểm cho phim và thành viên đoàn làm phim, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng đây là vấn đề mới, cần có thời gian để nghiên cứu thêm và sẽ đề nghị Chính phủ xem xét để có thể quy định tại các văn bản pháp luật về bảo hiểm nên chưa quy định tại luật này.
Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền hợp tác đầu tư với doanh nghiệp sản xuất phim, doanh nghiệp phát hành phim và doanh nghiệp phổ biến phim của Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh.
Đối với hình thức đầu tư thành lập liên doanh thì phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định.
Quá trình thảo luận, có ý kiến cho rằng, tỷ lệ 51% về bản chất là không khác với tỷ lệ 90%. Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án luật nói rõ, quy định tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài là không quá 51% vốn pháp định là tỷ lệ nước ta đã cam kết khi gia nhập WTO.
Sau khi luật này có hiệu lực, theo quy định tại điều 170 Luật Doanh nghiệp, những doanh nghiệp liên doanh có tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài trên 51% đã thành lập từ trước vẫn được tiếp tục hoạt động đến hết thời hạn ghi trong giấy phép đầu tư .
Luật này cũng đã bỏ điều kiện có rạp đối với doanh nghiệp điện ảnh khi nhập khẩu phim. Riêng thuế nhập khẩu phim, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội không quy định trong luật. Việc tăng là cần thiết, tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm mà quy định các mức thuế phù hợp trong hệ thống pháp luật về thuế.
Cũng theo quy định của luật này, đối với phim sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư dự án sản xuất phim phải thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản; được quyết định hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu để lựa chọn dự án sản xuất phim.
Với quy định về bảo hiểm cho phim và thành viên đoàn làm phim, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng đây là vấn đề mới, cần có thời gian để nghiên cứu thêm và sẽ đề nghị Chính phủ xem xét để có thể quy định tại các văn bản pháp luật về bảo hiểm nên chưa quy định tại luật này.