Sửa Luật Điện ảnh: “Nếu sửa như thế này thì có lẽ không nên sửa”
Quốc hội thảo luận về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh
Để phù hợp với các cam kết quốc tế và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh. Việc làm này cũng nhằm đẩy mạnh sản xuất phim Việt Nam; cho phép nhập khẩu, liên doanh, liên kết với nước ngoài để sản xuất phim theo quy định của pháp luật.
Sáng 28/5, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật này. Nhiều đại biểu đã bày tỏ sự băn khoăn, từ phạm vi điều chỉnh đến những quy định cụ thể của dự thảo luật.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) phát biểu: “Nếu sửa như thế này thì có lẽ không nên sửa, bởi vì thiếu rất nhiều những nội dung quan trọng để hình thành nên một luật điện ảnh tử tế”.
Ví dụ ông Đào đưa ra là trong luật này thiếu vắng một mục cực kỳ quan trọng đó là người diễn viên điện ảnh, một đối tượng của hoạt động điện ảnh. Theo vị đại biểu này, sẽ là một khiếm khuyết rất lớn nếu không điều chỉnh diễn viên điện ảnh và khâu đào tạo về diễn viên điện ảnh trong dự án luật.
"Luật này cũng thiếu một chương rất quan trọng là hợp tác quốc tế về điện ảnh", ông Đào nói.
Đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Phước) cho rằng, phần đánh giá tác động của dự án luật này chỉ nói về mặt thuận lợi, tạo công ăn việc làm, về mặt kinh tế mà chưa nói được thách thức khi mở cửa thị trường điện ảnh. Khi cho phép liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài để sản xuất phát hành phim thì tác động đặt ra cho nền điện ảnh non trẻ trong nước sẽ thế nào?
Từ góc độ của một người làm kinh tế, TS. Nguyễn Đức Kiên (đại biểu tỉnh Sóc Trăng) đề nghị cân nhắc về quy định cho phép thành lập liên doanh với nước ngoài trong cả ba lĩnh vực sản xuất, phát hành, và phổ biến phim, với phần vốn góp của nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định.
Theo phân tích của đại biểu, 51% với 90% cũng tương đương nhau. Khi biểu quyết trong hội đồng quản trị nếu quá 51% là có quyền quyết định.Từ kinh nghiệm thực tế ông Kiên cho rằng mô hình BCC (tức hợp đồng, hợp tác kinh doanh) quản lý tốt hơn, lợi nhuận mang về phía Việt Nam tốt hơn so với liên doanh
Hầu hết các ý kiến thảo luận đều phàn nàn về chất lượng và thời lượng đối với phim phát sóng trên đài truyền hình. Đồng thời đề nghị tăng cường thẩm định, quản lý với nội dung này.
Theo đại biểu Phạm Phương Thảo, hiện nay cả nước có khoảng 200 kênh truyền hình, có kênh phát sóng 10 giờ phim một ngày đêm, có kênh phát 6 - 7 phim một ngày đêm. Song kịch bản thì giống nhau, cách sinh hoạt thì cách xa với người lao động, xa lạ với thực tiễn cuộc sống. “Có phim sản xuất rất nhanh, một phim 45 phút sản xuất trong 2 ngày”, bà Thảo nói.
"Nhưng có một thực tế trên truyền hình có nhiều kênh chiếu toàn phim nước ngoài có phụ đề tiếng Việt chúng ta có quản lý không, hay Luật Điện ảnh chúng ta chỉ quản lý "cơm chấm cơm" thôi?", đại biểu Kiên đặt câu hỏi.
Theo ông Kiên, những phim ấy không có ai kiểm soát, kiểm duyệt, không có ông giám đốc nào chịu trách nhiệm cả nên đề nghị ban soạn thảo cân nhắc lại.
Một bước lùi so với luật hiện hành, theo đánh giá của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên thiếu niên và nhi đồng, cơ quan thẩm tra dự án luật, chính là việc xóa bỏ quy định về hạn ngạch nhập khẩu phim nhưng quy định doanh nghiệp điện ảnh có rạp chiếu phim mới được quyền nhập khẩu. Ủy ban này và nhiều đại biểu khác cho rằng, để kiểm soát nội dung phim nhập khẩu thì khâu thẩm định phim mới là quan trọng chứ không phải là có rạp hay không có rạp.
Theo chương trình, dự án luật sẽ được thông qua tại kỳ họp này. Và những bất cập trên khiến nhiều đại biểu còn lo ngại về chất lượng của luật.
Sáng 28/5, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật này. Nhiều đại biểu đã bày tỏ sự băn khoăn, từ phạm vi điều chỉnh đến những quy định cụ thể của dự thảo luật.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) phát biểu: “Nếu sửa như thế này thì có lẽ không nên sửa, bởi vì thiếu rất nhiều những nội dung quan trọng để hình thành nên một luật điện ảnh tử tế”.
Ví dụ ông Đào đưa ra là trong luật này thiếu vắng một mục cực kỳ quan trọng đó là người diễn viên điện ảnh, một đối tượng của hoạt động điện ảnh. Theo vị đại biểu này, sẽ là một khiếm khuyết rất lớn nếu không điều chỉnh diễn viên điện ảnh và khâu đào tạo về diễn viên điện ảnh trong dự án luật.
"Luật này cũng thiếu một chương rất quan trọng là hợp tác quốc tế về điện ảnh", ông Đào nói.
Đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Phước) cho rằng, phần đánh giá tác động của dự án luật này chỉ nói về mặt thuận lợi, tạo công ăn việc làm, về mặt kinh tế mà chưa nói được thách thức khi mở cửa thị trường điện ảnh. Khi cho phép liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài để sản xuất phát hành phim thì tác động đặt ra cho nền điện ảnh non trẻ trong nước sẽ thế nào?
Từ góc độ của một người làm kinh tế, TS. Nguyễn Đức Kiên (đại biểu tỉnh Sóc Trăng) đề nghị cân nhắc về quy định cho phép thành lập liên doanh với nước ngoài trong cả ba lĩnh vực sản xuất, phát hành, và phổ biến phim, với phần vốn góp của nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định.
Theo phân tích của đại biểu, 51% với 90% cũng tương đương nhau. Khi biểu quyết trong hội đồng quản trị nếu quá 51% là có quyền quyết định.Từ kinh nghiệm thực tế ông Kiên cho rằng mô hình BCC (tức hợp đồng, hợp tác kinh doanh) quản lý tốt hơn, lợi nhuận mang về phía Việt Nam tốt hơn so với liên doanh
Hầu hết các ý kiến thảo luận đều phàn nàn về chất lượng và thời lượng đối với phim phát sóng trên đài truyền hình. Đồng thời đề nghị tăng cường thẩm định, quản lý với nội dung này.
Theo đại biểu Phạm Phương Thảo, hiện nay cả nước có khoảng 200 kênh truyền hình, có kênh phát sóng 10 giờ phim một ngày đêm, có kênh phát 6 - 7 phim một ngày đêm. Song kịch bản thì giống nhau, cách sinh hoạt thì cách xa với người lao động, xa lạ với thực tiễn cuộc sống. “Có phim sản xuất rất nhanh, một phim 45 phút sản xuất trong 2 ngày”, bà Thảo nói.
"Nhưng có một thực tế trên truyền hình có nhiều kênh chiếu toàn phim nước ngoài có phụ đề tiếng Việt chúng ta có quản lý không, hay Luật Điện ảnh chúng ta chỉ quản lý "cơm chấm cơm" thôi?", đại biểu Kiên đặt câu hỏi.
Theo ông Kiên, những phim ấy không có ai kiểm soát, kiểm duyệt, không có ông giám đốc nào chịu trách nhiệm cả nên đề nghị ban soạn thảo cân nhắc lại.
Một bước lùi so với luật hiện hành, theo đánh giá của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên thiếu niên và nhi đồng, cơ quan thẩm tra dự án luật, chính là việc xóa bỏ quy định về hạn ngạch nhập khẩu phim nhưng quy định doanh nghiệp điện ảnh có rạp chiếu phim mới được quyền nhập khẩu. Ủy ban này và nhiều đại biểu khác cho rằng, để kiểm soát nội dung phim nhập khẩu thì khâu thẩm định phim mới là quan trọng chứ không phải là có rạp hay không có rạp.
Theo chương trình, dự án luật sẽ được thông qua tại kỳ họp này. Và những bất cập trên khiến nhiều đại biểu còn lo ngại về chất lượng của luật.