Liên hiệp quốc cũng khốn đốn vì lạm phát
Quỹ viện trợ nhân đạo khẩn cấp của Liên hiệp quốc hiện đang thiếu vốn do các nước không đóng góp đủ vì lý do lạm phát
Trong bối cảnh giá cả leo thang, lạm phát tăng cao, hầu hết các nước phải chi thêm ngân sách nhập khẩu dầu, lương thực, khiến việc đóng góp quỹ viện trợ cho Liên hiệp quốc khó khăn. Các quan chức Liên hiệp quốc vừa cho biết, quỹ viện trợ nhân đạo khẩn cấp của tổ chức này hiện thiếu 3,6 tỷ USD.
Trong khi đó, nhu cầu viện trợ khẩn cấp đang gia tăng tại nhiều điểm nóng trên thế giới và do giá cả leo thang, số tiền viện trợ để đối phó tình trạng khủng hoảng lương thực và các thảm hoạ chiến tranh, môi trường, cũng tăng theo.
Tiền tài trợ mới chỉ đạt 46% nhu cầu
Tại cuộc họp giữa năm 2008 của Liên hiệp quốc để đánh giá về nhu cầu của quỹ cứu trợ nhân đạo, mức kêu gọi đóng góp đã được Liên hiệp quốc nâng từ 3,8 tỷ USD lên 5,4 tỷ USD. Nhưng để đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực, các thảm họa trên thế giới trong năm nay, quỹ phải cần tổng cộng 6,5 tỷ USD.
Báo cáo của Liên hiệp quốc cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2008, đã có 6 nước kêu gọi Liên hiệp quốc viện trợ khẩn cấp là Bolivia, Kenia, Madagasca, Myanmar, Nam Phi và Tadjikistan. Riêng tình trạng thiếu hụt lương thực đã buộc Văn phòng điều phối các hoạt động nhân đạo của Liên hiệp quốc (OCHA) phải nâng mức kêu gọi tài trợ lên thêm 37%.
Từ tháng 1/2008, OCHA đã nâng mức kêu gọi đóng góp thêm 1,1 tỷ USD, chủ yếu để viện trợ cho các nước ở châu Phi, đặc biệt là Somali, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tây Phi, Sudan, Myanmar và Zimbabwe. Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), tại Somali, số người phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo đã tăng hơn 40%, lên 2,6 triệu người từ tháng 1/2008. Tuy nhiên, chỉ có 32% số người cần cứu trợ được hưởng viện trợ. Còn khu vực Darfur, bất ổn của Sudan cần tới gần 2 tỷ USD để cứu giúp 2,5 triệu người tỵ nạn.
Trong khi đó, theo báo cáo của OCHA, các nhà tài trợ mới chỉ đóng góp được 2,9 tỷ USD, đạt 46% nhu cầu của quỹ để đối phó với các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trên thế giới. Giám đốc OCHA, John Holmes đánh giá cao việc các tổ chức, các nước tăng tài trợ cho quỹ viện trợ của Liên hiệp quốc, đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ tích cực và hào phóng hơn. Ông cũng nhấn mạnh nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ mới.
Khủng hoảng lương thực diễn ra gay gắt
Báo cáo của Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) vừa cho biết, hầu hết người dân tại các nước thuộc nhóm 50 nước chậm phát triển nhất (LDC) rất nghèo và đang bị tác động mạnh bởi giá lương thực tăng cao. Giá những mặt hàng lương thực chủ yếu như ngô, lúa mì và gạo đã tăng gấp đôi tại các nước LDC trong năm 2007 và đầu năm nay.
UNCTAD nhận định, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang đe dọa đẩy lùi những tiến bộ xã hội vốn được xem là diễn ra chậm chạp ở nhóm 50 nước chậm phát triển nhất trên thế giới. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tại các nước LDC trong những năm gần đây đạt hơn 7% trong hai năm 2005 - 2006. Nhưng sự tăng trưởng này lại tỷ lệ thuận với số người dân nghèo tại các nước LCD, khi 3/4 số người dân tại đây có mức sống dưới 2 USD/ngày và hầu hết trong số họ không được tiếp cận với các nhu cầu thiết yếu về lương thực, nhà ở, y tế và giáo dục.
Tỷ lệ người dân tại các nước LDC có mức sống chưa tới 1 USD/ngày giảm chậm từ 44% năm 1994, xuống 36% năm 2005. Các nước LDC nhiều khả năng không đạt được một trong những Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc: giảm 50% số người có mức sống chưa tới 1 USD/ngày giai đoạn 1990 - 2015.
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) H. Kuroda đã coi giá lương thực và dầu lửa cao là nguy cơ lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế châu Á. Nhiều nước đang đối mặt với "thế tiến thoái lưỡng nan" là kiềm chế lạm phát mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Chủ tịch Ngân hàng Liên kết kinh tế Trung Mỹ (BCIE) Nick Rischbieth cho biết, giá lương thực đang tăng cao tại khu vực này. BCIE vừa thông qua khoản viện trợ 300 triệu USD cho các chương trình phòng chống khủng hoảng lương thực tại Cos ta Rica, El Salvado, Guatemala, Ondurat và Nicaragua.
Tổng thư ký của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) Angel Gurria nhận định, suy thoái kinh tế sẽ kéo dài ít nhất đến cuối năm nay, với giá kim loại và lương thực có khả năng bắt đầu giảm xuống từ mức cao kỷ lục, song giá dầu trong khu vực vẫn duy trì ở mức 135 -150 USD/thùng do "sự mất cân bằng cơ cấu".
Trong khi đó, nhu cầu viện trợ khẩn cấp đang gia tăng tại nhiều điểm nóng trên thế giới và do giá cả leo thang, số tiền viện trợ để đối phó tình trạng khủng hoảng lương thực và các thảm hoạ chiến tranh, môi trường, cũng tăng theo.
Tiền tài trợ mới chỉ đạt 46% nhu cầu
Tại cuộc họp giữa năm 2008 của Liên hiệp quốc để đánh giá về nhu cầu của quỹ cứu trợ nhân đạo, mức kêu gọi đóng góp đã được Liên hiệp quốc nâng từ 3,8 tỷ USD lên 5,4 tỷ USD. Nhưng để đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực, các thảm họa trên thế giới trong năm nay, quỹ phải cần tổng cộng 6,5 tỷ USD.
Báo cáo của Liên hiệp quốc cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2008, đã có 6 nước kêu gọi Liên hiệp quốc viện trợ khẩn cấp là Bolivia, Kenia, Madagasca, Myanmar, Nam Phi và Tadjikistan. Riêng tình trạng thiếu hụt lương thực đã buộc Văn phòng điều phối các hoạt động nhân đạo của Liên hiệp quốc (OCHA) phải nâng mức kêu gọi tài trợ lên thêm 37%.
Từ tháng 1/2008, OCHA đã nâng mức kêu gọi đóng góp thêm 1,1 tỷ USD, chủ yếu để viện trợ cho các nước ở châu Phi, đặc biệt là Somali, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tây Phi, Sudan, Myanmar và Zimbabwe. Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), tại Somali, số người phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo đã tăng hơn 40%, lên 2,6 triệu người từ tháng 1/2008. Tuy nhiên, chỉ có 32% số người cần cứu trợ được hưởng viện trợ. Còn khu vực Darfur, bất ổn của Sudan cần tới gần 2 tỷ USD để cứu giúp 2,5 triệu người tỵ nạn.
Trong khi đó, theo báo cáo của OCHA, các nhà tài trợ mới chỉ đóng góp được 2,9 tỷ USD, đạt 46% nhu cầu của quỹ để đối phó với các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trên thế giới. Giám đốc OCHA, John Holmes đánh giá cao việc các tổ chức, các nước tăng tài trợ cho quỹ viện trợ của Liên hiệp quốc, đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ tích cực và hào phóng hơn. Ông cũng nhấn mạnh nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ mới.
Khủng hoảng lương thực diễn ra gay gắt
Báo cáo của Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) vừa cho biết, hầu hết người dân tại các nước thuộc nhóm 50 nước chậm phát triển nhất (LDC) rất nghèo và đang bị tác động mạnh bởi giá lương thực tăng cao. Giá những mặt hàng lương thực chủ yếu như ngô, lúa mì và gạo đã tăng gấp đôi tại các nước LDC trong năm 2007 và đầu năm nay.
UNCTAD nhận định, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang đe dọa đẩy lùi những tiến bộ xã hội vốn được xem là diễn ra chậm chạp ở nhóm 50 nước chậm phát triển nhất trên thế giới. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tại các nước LDC trong những năm gần đây đạt hơn 7% trong hai năm 2005 - 2006. Nhưng sự tăng trưởng này lại tỷ lệ thuận với số người dân nghèo tại các nước LCD, khi 3/4 số người dân tại đây có mức sống dưới 2 USD/ngày và hầu hết trong số họ không được tiếp cận với các nhu cầu thiết yếu về lương thực, nhà ở, y tế và giáo dục.
Tỷ lệ người dân tại các nước LDC có mức sống chưa tới 1 USD/ngày giảm chậm từ 44% năm 1994, xuống 36% năm 2005. Các nước LDC nhiều khả năng không đạt được một trong những Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc: giảm 50% số người có mức sống chưa tới 1 USD/ngày giai đoạn 1990 - 2015.
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) H. Kuroda đã coi giá lương thực và dầu lửa cao là nguy cơ lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế châu Á. Nhiều nước đang đối mặt với "thế tiến thoái lưỡng nan" là kiềm chế lạm phát mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Chủ tịch Ngân hàng Liên kết kinh tế Trung Mỹ (BCIE) Nick Rischbieth cho biết, giá lương thực đang tăng cao tại khu vực này. BCIE vừa thông qua khoản viện trợ 300 triệu USD cho các chương trình phòng chống khủng hoảng lương thực tại Cos ta Rica, El Salvado, Guatemala, Ondurat và Nicaragua.
Tổng thư ký của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) Angel Gurria nhận định, suy thoái kinh tế sẽ kéo dài ít nhất đến cuối năm nay, với giá kim loại và lương thực có khả năng bắt đầu giảm xuống từ mức cao kỷ lục, song giá dầu trong khu vực vẫn duy trì ở mức 135 -150 USD/thùng do "sự mất cân bằng cơ cấu".