Liên hiệp quốc kêu gọi đối phó khủng hoảng lương thực
FAO cảnh báo sự biến đổi khí hậu và nhu cầu về năng lượng sinh học là những thách thức chủ yếu đối với nền nông nghiệp thế giới
Liên hiệp quốc lo ngại khủng hoảng lương thực sẽ trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu và nguy cơ có thêm gần 400 triệu người trên toàn cầu, trong đó có 300 triệu người ở châu Phi, bị thiếu lương thực và suy dinh dưỡng vào năm 2020 nếu thế giới không hành động ngay để chống hiện tượng biến đổi khí hậu.
Tại cuộc thảo luận ở Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 64, đại diện các nước, các khu vực và tổ chức quốc tế đều nhất trí cần đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững để tránh các cuộc khủng hoảng lương thực trong tương lai.
Số người thiếu lương thực gia tăng
Tổ chức Nông lương của Liên hiệp quốc (FAO), Uỷ ban Liên hiệp quốc về kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) và Hệ thống kinh tế Mỹ Latinh (SELA) đã khuyến nghị các nước khu vực này cần ưu tiên giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực trong chính sách quốc gia và viện trợ phát triển.
Năm 2009, 52 triệu người ở khu vực này cần được cứu trợ về lương thực, tăng thêm 6 triệu người so với năm 2008, chiếm tới 10% dân số khu vực. Giá nông sản thiết yếu như ngũ cốc, dầu ăn, sản phẩm sữa hiện đã tăng từ 88 đến 153% trong giai đoạn 2006-2008.
Các nhà kinh tế khu vực nhấn mạnh, trong khi sở hữu 15% đất nông nghiệp và 33% nguồn nước của hành tinh để phát triển sản xuất lương thực, nhưng khu vực Mỹ La-tinh và Caribe lại đang là khu vực thiếu đói kinh niên.
FAO kêu gọi chính phủ 27 nước trong khu vực với các dự án hòa nhập tiểu khu vực và các tổ chức quốc tế chuyên ngành thực hiện các chiến lược đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng một cách bền vững.
Mục tiêu của các chiến lược này là tăng nguồn cung cấp, tăng sản lượng nông nghiệp, khuyến khích các thị trường nông nghiệp địa phương. SELA đã đề nghị thành lập Quỹ an ninh lương thực khu vực để trợ giúp các dự án nông nghiệp và các chương trình lương thực ở các nước.
Đại diện nhiều nước châu Phi đã cảnh báo khủng hoảng lương thực đang gây mất ổn định chính trị và kinh tế ở các nước nghèo, cản trở tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Các quốc đảo ở Thái Bình Dương kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ để chống lại tác động rất lớn của thời tiết đang ngày càng khắc nghiệt khiến các quốc đảo có nguy cơ biến mất trong vài thập kỷ tới.
FAO cảnh báo rằng sự biến đổi khí hậu và nhu cầu về năng lượng sinh học là những thách thức chủ yếu đối với nền nông nghiệp thế giới. FAO cũng nêu rõ tình trạng thiếu nước ở mức báo động và sự phân bổ không đồng đều nguồn nước hiện nay đang là những rào cản nghiêm trọng cho phát triển nông nghiệp.
Thế giới cần tăng thêm 70% sản lượng lương thực
Để đối phó cuộc khủng hoảng lương thực, FAO kêu gọi tăng thêm 70% sản lượng lương thực từ nay đến năm 2050 để đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân số toàn cầu sẽ lên tới 9,1 tỉ người. Đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,3 tỷ người, chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Các chuyên gia lương thực của FAO kêu gọi phải tăng mạnh đầu tư cho việc mở rộng đất trồng trọt và phát triển nông nghiệp cũng như đầu tư để cải thiện việc cung cấp lương thực, áp dụng sáng kiến kỹ thuật, phát triển thị trường và dịch vụ, đồng thời quản lý tốt hơn tài nguyên thiên nhiên nếu không sẽ có khoảng 5% dân số thế giới bị đói vào năm 2050. FAO sẽ triệu tập một Diễn đàn chuyên gia cấp cao thế giới vào ngày 12-13/10 tới tại Rome (Italy) nhằm thảo luận về chiến lược bảo đảm lương thực cho thế giới vào năm 2050.
Theo các nhà phân tích, cộng đồng quốc tế cần tăng đầu tư cho nông nghiệp và dành những ưu đãi đặc biệt trong buôn bán đối với hàng nông sản của các nước đang phát triển, mở rộng quyền tiếp cận của những hàng nông sản này vào thị trường thế giới.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng lương thực cũng mở ra cơ hội để cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu. Nhu cầu đầu tư phát triển nông nghiệp rất lớn và các nước giàu cần loại bỏ các trợ cấp mà nông dân nước họ đang hưởng để đảm bảo sự công bằng giữa nông dân các nước phát triển và đang phát triển.
Tại cuộc thảo luận ở Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 64, đại diện các nước, các khu vực và tổ chức quốc tế đều nhất trí cần đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững để tránh các cuộc khủng hoảng lương thực trong tương lai.
Số người thiếu lương thực gia tăng
Tổ chức Nông lương của Liên hiệp quốc (FAO), Uỷ ban Liên hiệp quốc về kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) và Hệ thống kinh tế Mỹ Latinh (SELA) đã khuyến nghị các nước khu vực này cần ưu tiên giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực trong chính sách quốc gia và viện trợ phát triển.
Năm 2009, 52 triệu người ở khu vực này cần được cứu trợ về lương thực, tăng thêm 6 triệu người so với năm 2008, chiếm tới 10% dân số khu vực. Giá nông sản thiết yếu như ngũ cốc, dầu ăn, sản phẩm sữa hiện đã tăng từ 88 đến 153% trong giai đoạn 2006-2008.
Các nhà kinh tế khu vực nhấn mạnh, trong khi sở hữu 15% đất nông nghiệp và 33% nguồn nước của hành tinh để phát triển sản xuất lương thực, nhưng khu vực Mỹ La-tinh và Caribe lại đang là khu vực thiếu đói kinh niên.
FAO kêu gọi chính phủ 27 nước trong khu vực với các dự án hòa nhập tiểu khu vực và các tổ chức quốc tế chuyên ngành thực hiện các chiến lược đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng một cách bền vững.
Mục tiêu của các chiến lược này là tăng nguồn cung cấp, tăng sản lượng nông nghiệp, khuyến khích các thị trường nông nghiệp địa phương. SELA đã đề nghị thành lập Quỹ an ninh lương thực khu vực để trợ giúp các dự án nông nghiệp và các chương trình lương thực ở các nước.
Đại diện nhiều nước châu Phi đã cảnh báo khủng hoảng lương thực đang gây mất ổn định chính trị và kinh tế ở các nước nghèo, cản trở tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Các quốc đảo ở Thái Bình Dương kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ để chống lại tác động rất lớn của thời tiết đang ngày càng khắc nghiệt khiến các quốc đảo có nguy cơ biến mất trong vài thập kỷ tới.
FAO cảnh báo rằng sự biến đổi khí hậu và nhu cầu về năng lượng sinh học là những thách thức chủ yếu đối với nền nông nghiệp thế giới. FAO cũng nêu rõ tình trạng thiếu nước ở mức báo động và sự phân bổ không đồng đều nguồn nước hiện nay đang là những rào cản nghiêm trọng cho phát triển nông nghiệp.
Thế giới cần tăng thêm 70% sản lượng lương thực
Để đối phó cuộc khủng hoảng lương thực, FAO kêu gọi tăng thêm 70% sản lượng lương thực từ nay đến năm 2050 để đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân số toàn cầu sẽ lên tới 9,1 tỉ người. Đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,3 tỷ người, chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Các chuyên gia lương thực của FAO kêu gọi phải tăng mạnh đầu tư cho việc mở rộng đất trồng trọt và phát triển nông nghiệp cũng như đầu tư để cải thiện việc cung cấp lương thực, áp dụng sáng kiến kỹ thuật, phát triển thị trường và dịch vụ, đồng thời quản lý tốt hơn tài nguyên thiên nhiên nếu không sẽ có khoảng 5% dân số thế giới bị đói vào năm 2050. FAO sẽ triệu tập một Diễn đàn chuyên gia cấp cao thế giới vào ngày 12-13/10 tới tại Rome (Italy) nhằm thảo luận về chiến lược bảo đảm lương thực cho thế giới vào năm 2050.
Theo các nhà phân tích, cộng đồng quốc tế cần tăng đầu tư cho nông nghiệp và dành những ưu đãi đặc biệt trong buôn bán đối với hàng nông sản của các nước đang phát triển, mở rộng quyền tiếp cận của những hàng nông sản này vào thị trường thế giới.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng lương thực cũng mở ra cơ hội để cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu. Nhu cầu đầu tư phát triển nông nghiệp rất lớn và các nước giàu cần loại bỏ các trợ cấp mà nông dân nước họ đang hưởng để đảm bảo sự công bằng giữa nông dân các nước phát triển và đang phát triển.