Liên minh các nước vùng Vịnh lục đục vì Iran
Bất hòa giữa các nước vùng Vịnh nổi lên sau chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Saudi Arabia
Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 28/5 lên tiếng cảnh báo rằng liên minh giữa các nước vùng Vịnh đang đối mặt một cuộc khủng hoảng lớn và yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là các nước trong liên minh phải xây dựng lại niềm tin.
Theo hãng tin Reuters, lời cảnh báo trên được ông Anwar Gargash, Ngoại trưởng UAE, đưa ra trên mạng xã hội Twitter vào thời điểm chưa đầy 1 tuần sau khi Saudi Arabia và UAE tỏ thái độ bất bình với Qatar.
Căng thẳng xuất hiện sau khi truyền thông nhà nước Qatar đã đăng tải phát biểu của Tiểu vương Tamim bin Hamad al-Thani, người trị vì Qatar, ngụ ý chỉ trích những phát ngôn chống Iran của các nước vùng Vịnh, đồng thời ngầm ám chỉ căng thẳng trong quan hệ giữa vị Tiểu vương với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông al-Thani cũng bị cho là đã gọi Iran là một “cường quốc Hồi giáo” và phê phán chính sách của ông Trump đối với Tehran.
Vào hôm 24/5, Saudi Arabia và UAE đã chặn website của Al Jareeza, hãng thông tấn của Qatar, sau khi hãng này đăng tải những thông tin trên.
Mâu thuẫn đang gia tăng giữa Iran và các nước láng giềng vùng Vịnh - phe cáo buộc Tehran tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở các nước Arab, bao gồm Syria và Yemen. Bởi vậy, khi Qatar tỏ thái độ đứng về phía Iran, liên minh vùng Vịnh ngay lập tức lục đục.
Qatar đã lên tiếng phủ nhận về những phát biểu chỉ trích các nước vùng Vịnh và Tổng thống Trump, nói rằng Al Jareeza đã bị tấn công (hack). Tuy nhiên, Saudi Arabia và UAE tiếp tục cho truyền thông của hai nước này đăng tải những nội dung gây bất lợi cho Qatar, khiến Doha nổi giận.
“Các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mới đi kèm với nguy cơ lớn”, ông Gargash, Ngoại trưởng UAE, nói. “Để ngăn chặn sự hỗ loạn, cần có sự thay đổi hành vi và gây dựng lại sự tin tưởng”, ông Gargash nói mà không đề cập cụ thể đến Qatar.
Bất hòa giữa các nước vùng Vịnh nổi lên sau chuyến thăm đầu tiên của ông Trump tới Saudi Arabia và có cuộc gặp với lãnh đạo các nước Arab và Hồi giáo trong khu vực.
Trong một bài phát biểu ở Riyadh nhân chuyến thăm, ông Trump đã chỉ trích mạnh Iran, đổ lỗi cho nước này là đào tạo các phần tử khủng bố và phiến quân, đồng thời cho rằng Tehran phải chịu trách nhiệm cho “sự phá hủy và hỗn loạn trong khu vực”. Ngoài ra, ông Trump cũng ký một thỏa thuận vũ khí lớn với Saudi Arabia.
Các nước vùng Vịnh hiện chưa đưa ra bình luận chính thức nào về mối bất hòa nổi lên trong liên minh. Tuy nhiên, cuộc đấu khẩu giữa truyền thông Qatar với truyền thông Saudi Arabia và UAE đang leo thang mạnh.
Thực ra, mối quan hệ giữa Qatar và các nước vùng Vịnh đã đi xuống vào năm 2014 do chính sách đối ngoại của Qatar và sự liên hệ của nước này với Anh em Hồi giáo - một tổ chức chính trị và xã hội kêu gọi tiến tới một xã hội dựa trên luật Hồi giáo.
Qatar đã cho phép tị nạn đối với các thủ lĩnh của phong trào Anh em Hồi giáo, những người tháo chạy khỏi Ai Cập vào năm 2013 sau khi ông Mohamed Morsi, một thành viên của phong trào này, bị lật đổ khỏi ghế Tổng thống Ai Cập.
Ngoài ra, Qatar cũng đã từng tiếp đón một số nhân vật cấp cao của phong trào kháng chiến Hồi giáo Hamas - một tổ chức chống Israel của của Palestine bị Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) coi là khủng bố.
Bên cạnh Saudi Arabia, UAE và Qatar, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) còn bao gồm Bahrain, Oman và Kuwait.
Theo hãng tin Reuters, lời cảnh báo trên được ông Anwar Gargash, Ngoại trưởng UAE, đưa ra trên mạng xã hội Twitter vào thời điểm chưa đầy 1 tuần sau khi Saudi Arabia và UAE tỏ thái độ bất bình với Qatar.
Căng thẳng xuất hiện sau khi truyền thông nhà nước Qatar đã đăng tải phát biểu của Tiểu vương Tamim bin Hamad al-Thani, người trị vì Qatar, ngụ ý chỉ trích những phát ngôn chống Iran của các nước vùng Vịnh, đồng thời ngầm ám chỉ căng thẳng trong quan hệ giữa vị Tiểu vương với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông al-Thani cũng bị cho là đã gọi Iran là một “cường quốc Hồi giáo” và phê phán chính sách của ông Trump đối với Tehran.
Vào hôm 24/5, Saudi Arabia và UAE đã chặn website của Al Jareeza, hãng thông tấn của Qatar, sau khi hãng này đăng tải những thông tin trên.
Mâu thuẫn đang gia tăng giữa Iran và các nước láng giềng vùng Vịnh - phe cáo buộc Tehran tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở các nước Arab, bao gồm Syria và Yemen. Bởi vậy, khi Qatar tỏ thái độ đứng về phía Iran, liên minh vùng Vịnh ngay lập tức lục đục.
Qatar đã lên tiếng phủ nhận về những phát biểu chỉ trích các nước vùng Vịnh và Tổng thống Trump, nói rằng Al Jareeza đã bị tấn công (hack). Tuy nhiên, Saudi Arabia và UAE tiếp tục cho truyền thông của hai nước này đăng tải những nội dung gây bất lợi cho Qatar, khiến Doha nổi giận.
“Các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mới đi kèm với nguy cơ lớn”, ông Gargash, Ngoại trưởng UAE, nói. “Để ngăn chặn sự hỗ loạn, cần có sự thay đổi hành vi và gây dựng lại sự tin tưởng”, ông Gargash nói mà không đề cập cụ thể đến Qatar.
Bất hòa giữa các nước vùng Vịnh nổi lên sau chuyến thăm đầu tiên của ông Trump tới Saudi Arabia và có cuộc gặp với lãnh đạo các nước Arab và Hồi giáo trong khu vực.
Trong một bài phát biểu ở Riyadh nhân chuyến thăm, ông Trump đã chỉ trích mạnh Iran, đổ lỗi cho nước này là đào tạo các phần tử khủng bố và phiến quân, đồng thời cho rằng Tehran phải chịu trách nhiệm cho “sự phá hủy và hỗn loạn trong khu vực”. Ngoài ra, ông Trump cũng ký một thỏa thuận vũ khí lớn với Saudi Arabia.
Các nước vùng Vịnh hiện chưa đưa ra bình luận chính thức nào về mối bất hòa nổi lên trong liên minh. Tuy nhiên, cuộc đấu khẩu giữa truyền thông Qatar với truyền thông Saudi Arabia và UAE đang leo thang mạnh.
Thực ra, mối quan hệ giữa Qatar và các nước vùng Vịnh đã đi xuống vào năm 2014 do chính sách đối ngoại của Qatar và sự liên hệ của nước này với Anh em Hồi giáo - một tổ chức chính trị và xã hội kêu gọi tiến tới một xã hội dựa trên luật Hồi giáo.
Qatar đã cho phép tị nạn đối với các thủ lĩnh của phong trào Anh em Hồi giáo, những người tháo chạy khỏi Ai Cập vào năm 2013 sau khi ông Mohamed Morsi, một thành viên của phong trào này, bị lật đổ khỏi ghế Tổng thống Ai Cập.
Ngoài ra, Qatar cũng đã từng tiếp đón một số nhân vật cấp cao của phong trào kháng chiến Hồi giáo Hamas - một tổ chức chống Israel của của Palestine bị Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) coi là khủng bố.
Bên cạnh Saudi Arabia, UAE và Qatar, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) còn bao gồm Bahrain, Oman và Kuwait.