Lo hình ảnh môi trường đầu tư đang xấu đi
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đưa ra nhiều dự báo về tình hình kinh tế và môi trường đầu tư
Trả lời câu hỏi của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng tại phiên họp sáng 15/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tác động từ tình hình biển Đông, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đưa ra nhiều dự báo không mấy khả quan về tình hình kinh tế và môi trường đầu tư.
Chủ nhiệm Hằng muốn biết dự báo và giải pháp của Chính phủ về tác động từ tình hình biển Đông, khi các nhà đầu tư nước ngoài e ngại, sản xuất của một số doanh nghiệp cũng gặp khó khăn do công nhân đình công và bị đập phá, ngoài ra còn từ phong trào tự phát toàn dân tẩy chay hàng Trung Quốc.
Cho biết báo cáo của Chính phủ chưa kịp cập nhật đầy đủ diễn biến, đặc biệt là tình hình trong nước mấy ngày qua, Bộ trưởng Vinh cho biết cá nhân ông rất lo lắng. Đêm qua, ông đã họp với các bộ phận chức năng để sáng sớm 15/5 ký 3 công hàm gửi cho các hiệp hội doanh nghiệp, gửi 63 tỉnh thành và báo cáo trình Thủ tướng liên quan đến tình hình và giải pháp giải quyết.
Ông Vinh cũng bày tỏ sự lo lắng về hình ảnh môi trường đầu tư kinh doanh mà Việt Nam đã xây dựng suốt mấy chục năm qua đang xấu đi.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, khi tình hình có phát sinh mới thì báo cáo của Chính phủ cần có báo cáo đánh giá chặt chẽ, toàn diện hơn.
"Bốn tháng đầu năm kinh tế có diễn biến tích cực so với 2013, nhưng doanh nghiệp vẫn đang rất khó khăn, chưa kể các sự kiện phức tạp liên quan đến các doanh nghiệp nước ngoài đang xảy ra lại tập trung vào những nơi có số thu ngân sách lớn, tăng trưởng kinh tế năm nay hết sức khó khăn, thu ngân sách cũng khó khăn", ông Hiển lo ngại.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, Chính phủ cần bổ sung dự báo tác động đến việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu từ sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
"Tình hình đang dầu sôi lửa bỏng thế này, báo cáo trình Quốc hội không nói không được", bà Ngân nhấn mạnh.
Phó chủ tịch cũng nhấn mạnh, những hình ảnh tự phát như vừa rồi làm xấu đi hình ảnh Việt Nam. Chúng ta đang có chính nghĩa, đang được bạn bè quốc tế ủng hộ. Nếu những hình ảnh tự phát như vậy không được chấn chỉnh kịp thời thì sẽ làm quốc tế lo ngại về Việt Nam.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, nếu nhìn tình hình ba tháng đầu năm thì có thể nói là rất tốt, có thể lạc quan về tăng trưởng. Song, bây giờ có diễn biến mới thì báo cáo ra trước Quốc hội phải cập nhật được tình hình mới.
"Rõ ràng là chỉ có mấy ngày vừa rồi chứng khoán sụt ghê gớm, giá vàng thế giới giảm nhưng vàng trong nước tăng, rồi rất nhiều dự án đang triển khai về hạ tầng là vốn của Trung Quốc thì tác động rất ghê gớm đến nền kinh tế. Vậy dự báo GDP năm nay có còn đạt được chỉ tiêu 5,8% hay không, cân đối ngân sách có đạt không?", ông Lưu băn khoăn.
"Thái độ của Trung Quốc là tiếp tục duy trì giàn khoan trên biển Đông, căng thẳng còn tiếp tục mà ta cứ để tất cả chỉ tiêu và giải pháp của thời kỳ bình thường thì không còn phù hợp. Đánh giá về an ninh trật tự cũng phải sâu hơn, giải pháp cũng phải mới hơn", ông Lưu đề nghị.
Phó chủ tịch Uông Chu Lưu cũng phân tích, việc tự phát tẩy chay hàng Trung Quốc cần phải được ngăn chặn, bởi hàng nông sản của ta chủ yếu sang họ mà họ không dùng nữa thì người nông dân ta thiệt thòi.
"Ta kiên trì đấu tranh với họ về việc đặt giàn khoan, nhưng về mặt khác, phải bình tĩnh để có đối sách, chứ phủ định sạch trơn là không nên", ông tỏ rõ quan điểm.
Chủ nhiệm Hằng muốn biết dự báo và giải pháp của Chính phủ về tác động từ tình hình biển Đông, khi các nhà đầu tư nước ngoài e ngại, sản xuất của một số doanh nghiệp cũng gặp khó khăn do công nhân đình công và bị đập phá, ngoài ra còn từ phong trào tự phát toàn dân tẩy chay hàng Trung Quốc.
Cho biết báo cáo của Chính phủ chưa kịp cập nhật đầy đủ diễn biến, đặc biệt là tình hình trong nước mấy ngày qua, Bộ trưởng Vinh cho biết cá nhân ông rất lo lắng. Đêm qua, ông đã họp với các bộ phận chức năng để sáng sớm 15/5 ký 3 công hàm gửi cho các hiệp hội doanh nghiệp, gửi 63 tỉnh thành và báo cáo trình Thủ tướng liên quan đến tình hình và giải pháp giải quyết.
Ông Vinh cũng bày tỏ sự lo lắng về hình ảnh môi trường đầu tư kinh doanh mà Việt Nam đã xây dựng suốt mấy chục năm qua đang xấu đi.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, khi tình hình có phát sinh mới thì báo cáo của Chính phủ cần có báo cáo đánh giá chặt chẽ, toàn diện hơn.
"Bốn tháng đầu năm kinh tế có diễn biến tích cực so với 2013, nhưng doanh nghiệp vẫn đang rất khó khăn, chưa kể các sự kiện phức tạp liên quan đến các doanh nghiệp nước ngoài đang xảy ra lại tập trung vào những nơi có số thu ngân sách lớn, tăng trưởng kinh tế năm nay hết sức khó khăn, thu ngân sách cũng khó khăn", ông Hiển lo ngại.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, Chính phủ cần bổ sung dự báo tác động đến việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu từ sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
"Tình hình đang dầu sôi lửa bỏng thế này, báo cáo trình Quốc hội không nói không được", bà Ngân nhấn mạnh.
Phó chủ tịch cũng nhấn mạnh, những hình ảnh tự phát như vừa rồi làm xấu đi hình ảnh Việt Nam. Chúng ta đang có chính nghĩa, đang được bạn bè quốc tế ủng hộ. Nếu những hình ảnh tự phát như vậy không được chấn chỉnh kịp thời thì sẽ làm quốc tế lo ngại về Việt Nam.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, nếu nhìn tình hình ba tháng đầu năm thì có thể nói là rất tốt, có thể lạc quan về tăng trưởng. Song, bây giờ có diễn biến mới thì báo cáo ra trước Quốc hội phải cập nhật được tình hình mới.
"Rõ ràng là chỉ có mấy ngày vừa rồi chứng khoán sụt ghê gớm, giá vàng thế giới giảm nhưng vàng trong nước tăng, rồi rất nhiều dự án đang triển khai về hạ tầng là vốn của Trung Quốc thì tác động rất ghê gớm đến nền kinh tế. Vậy dự báo GDP năm nay có còn đạt được chỉ tiêu 5,8% hay không, cân đối ngân sách có đạt không?", ông Lưu băn khoăn.
"Thái độ của Trung Quốc là tiếp tục duy trì giàn khoan trên biển Đông, căng thẳng còn tiếp tục mà ta cứ để tất cả chỉ tiêu và giải pháp của thời kỳ bình thường thì không còn phù hợp. Đánh giá về an ninh trật tự cũng phải sâu hơn, giải pháp cũng phải mới hơn", ông Lưu đề nghị.
Phó chủ tịch Uông Chu Lưu cũng phân tích, việc tự phát tẩy chay hàng Trung Quốc cần phải được ngăn chặn, bởi hàng nông sản của ta chủ yếu sang họ mà họ không dùng nữa thì người nông dân ta thiệt thòi.
"Ta kiên trì đấu tranh với họ về việc đặt giàn khoan, nhưng về mặt khác, phải bình tĩnh để có đối sách, chứ phủ định sạch trơn là không nên", ông tỏ rõ quan điểm.