Lo suy thoái, hàng không đẩy mạnh sáp nhập
Những hãng hàng không lớn nhất thế giới đang tính toán sáp nhập với nhau để mở rộng thị phần và cắt giảm chi phí
Những hãng hàng không lớn nhất thế giới đang tính toán sáp nhập với nhau để mở rộng thị phần và cắt giảm chi phí.
Vụ sáp nhập đang được bàn tán nhiều nhất là việc hãng hàng không Anh British Airways (BA) đang cùng một lúc đàm phán những vụ sáp nhập và hợp tác với những hãng hàng không hàng đầu thế giới, gồm Qantas (Australia), Iberia (Tây Ban Nha) và American Airlines (Mỹ).
“Chúng tôi rất muốn đạt được kết quả ở tất cả những vụ sáp nhập và hợp tác này”, ông George Stinnes, Kế toán trưởng của BA nói. “Ở đây không có chuyện là nếu một thỏa thuận đạt được thì sẽ không có các thỏa thuận khác”.
Ngày 2/12/2008, BA và Qantas đã tuyên bố họ đang đàm phán việc sáp nhập ngang hàng với tổng giá trị dự kiến là 5,9 tỷ USD. Chính quyền Australia đã bày tỏ sự chấp nhận ý tưởng này miễn là nó không phải là việc BA hoàn toàn nuốt chửng Qantas. Qantas và BA là hai hãng hàng không lớn nhất ở Australia và Anh.
Nếu sáp nhập thành công, hãng hàng không liên kết sẽ có quy mô 71 triệu lượt khách/năm, 474 máy bay và 230 điểm đến tại châu Âu và châu Úc. Cùng lúc này, BA cũng đang đàm phán sáp nhập với hãng Iberia của Tây Ban Nha. Dự kiến hãng liên kết giữa BA-Iberia-Qantas sẽ cân đối tài chính chung, ban lãnh đạo tổng hợp.
Vào giữa tháng 8, BA đã bắt đầu đàm phán với American Airlines về hợp tác trong giá vé và lịch trình bay. Hai hãng này đang trình dự án hợp tác lên các nhà chức trách. Nếu hợp tác, hai hãng này sẽ có tổng cộng 493 điểm đến tại 121 quốc gia.
Mặc dù BA chưa tiết lộ lịch trình cụ thể cho việc thảo luận những thương vụ trên, hãng này hy vọng việc sáp nhập và hợp tác thành công sẽ biến BA trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới về quy mô khách hàng, số lượng máy bay và điểm đến.
Cùng thời gian, Lufthansa, hãng hàng không nổi tiếng của Đức, đang cạnh tranh với liên minh Air France (Pháp) và KLM (Hà Lan) để đạt được thỏa thuận hợp tác với Alitalia (Italia).
Vào cuối tháng 10, Delta Air Lines (Mỹ) đã mua lại Northwest Airlines với giá 2,9 tỷ USD. Với vụ sáp nhập này, Delta Air Lines trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới hiện nay với 75.000 nhân viên và lịch bay tới 375 thành phố. Hãng này có khả năng tăng doanh thu khoảng 2 tỷ USD/năm do cắt giảm chi phí và mở rộng quy mô.
Theo ông Darry Jenkins, một chuyên gia tư vấn trong ngành hàng không, cuộc đua để trở thành hãng hàng không toàn cầu đầu tiên trên thế giới có sức hấp dẫn ghê gớm với các hãng hàng không hiện nay vì khả năng tăng doanh thu là không thể tưởng tượng nổi. Những hãng hàng không sáp nhập trở thành khổng lồ sẽ có nhiều máy bay và điểm đến hơn.
Nhờ vậy, khả năng linh hoạt trong dịch vụ tăng lên và chi phí quản lý giảm xuống. Tình hình suy thoái kinh tế hiện nay là một áp lực đẩy các hãng hàng không đến với nhau.
Vụ sáp nhập đang được bàn tán nhiều nhất là việc hãng hàng không Anh British Airways (BA) đang cùng một lúc đàm phán những vụ sáp nhập và hợp tác với những hãng hàng không hàng đầu thế giới, gồm Qantas (Australia), Iberia (Tây Ban Nha) và American Airlines (Mỹ).
“Chúng tôi rất muốn đạt được kết quả ở tất cả những vụ sáp nhập và hợp tác này”, ông George Stinnes, Kế toán trưởng của BA nói. “Ở đây không có chuyện là nếu một thỏa thuận đạt được thì sẽ không có các thỏa thuận khác”.
Ngày 2/12/2008, BA và Qantas đã tuyên bố họ đang đàm phán việc sáp nhập ngang hàng với tổng giá trị dự kiến là 5,9 tỷ USD. Chính quyền Australia đã bày tỏ sự chấp nhận ý tưởng này miễn là nó không phải là việc BA hoàn toàn nuốt chửng Qantas. Qantas và BA là hai hãng hàng không lớn nhất ở Australia và Anh.
Nếu sáp nhập thành công, hãng hàng không liên kết sẽ có quy mô 71 triệu lượt khách/năm, 474 máy bay và 230 điểm đến tại châu Âu và châu Úc. Cùng lúc này, BA cũng đang đàm phán sáp nhập với hãng Iberia của Tây Ban Nha. Dự kiến hãng liên kết giữa BA-Iberia-Qantas sẽ cân đối tài chính chung, ban lãnh đạo tổng hợp.
Vào giữa tháng 8, BA đã bắt đầu đàm phán với American Airlines về hợp tác trong giá vé và lịch trình bay. Hai hãng này đang trình dự án hợp tác lên các nhà chức trách. Nếu hợp tác, hai hãng này sẽ có tổng cộng 493 điểm đến tại 121 quốc gia.
Mặc dù BA chưa tiết lộ lịch trình cụ thể cho việc thảo luận những thương vụ trên, hãng này hy vọng việc sáp nhập và hợp tác thành công sẽ biến BA trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới về quy mô khách hàng, số lượng máy bay và điểm đến.
Cùng thời gian, Lufthansa, hãng hàng không nổi tiếng của Đức, đang cạnh tranh với liên minh Air France (Pháp) và KLM (Hà Lan) để đạt được thỏa thuận hợp tác với Alitalia (Italia).
Vào cuối tháng 10, Delta Air Lines (Mỹ) đã mua lại Northwest Airlines với giá 2,9 tỷ USD. Với vụ sáp nhập này, Delta Air Lines trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới hiện nay với 75.000 nhân viên và lịch bay tới 375 thành phố. Hãng này có khả năng tăng doanh thu khoảng 2 tỷ USD/năm do cắt giảm chi phí và mở rộng quy mô.
Theo ông Darry Jenkins, một chuyên gia tư vấn trong ngành hàng không, cuộc đua để trở thành hãng hàng không toàn cầu đầu tiên trên thế giới có sức hấp dẫn ghê gớm với các hãng hàng không hiện nay vì khả năng tăng doanh thu là không thể tưởng tượng nổi. Những hãng hàng không sáp nhập trở thành khổng lồ sẽ có nhiều máy bay và điểm đến hơn.
Nhờ vậy, khả năng linh hoạt trong dịch vụ tăng lên và chi phí quản lý giảm xuống. Tình hình suy thoái kinh tế hiện nay là một áp lực đẩy các hãng hàng không đến với nhau.