Lo Trump, người tị nạn chạy từ Mỹ sang Canada
Số người tị nạn chạy sang Canada qua biên giới giữa nước này với Mỹ đã gia tăng trong mấy tuần gần đây
Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/2 đã có cuộc điện đàm về hợp tác biên giới trong bối cảnh sức ép gia tăng đối với Canada khi ngày càng nhiều người tị nạn từ Mỹ chạy sang nước này.
Hãng tin Reuters cho biết, số người tị nạn chạy sang Canada qua những khu vực biên giới xa xôi và không có chốt bảo vệ giữa nước này với Mỹ đã gia tăng trong mấy tuần gần đây do lo ngại về việc chính quyền Trump sẽ mạnh tay với người nhập cư trái phép. Những bức ảnh cho thấy cảnh sát Canada mỉm cười thân mật chào đón những người di cư mới đến đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng Internet.
Trong một tuyên bố về cuộc điện đàm ngày thứ Năm giữa hai nhà lãnh đạo, Nhà Trắng nói ông Trump đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác Mỹ-Canada trong vấn đề biên giới, “bao gồm thực thi các chính sách của chính quyền Trump nhằm bảo vệ nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công khủng bố do người nước ngoài và các đối tượng khác gây ra”.
Ông Trudeau vốn được báo chí ca ngợi vì lập trường chào đón người tị nạn và đến nay chưa có “va chạm” gì với ông Trump. Tuy nhiên, đối thủ chính trị và cả một số đồng minh của ông ở Canada đang thúc đẩy Chính phủ nước này tìm giải pháp cho vấn đề người di cư vượt biên giới trái phép vào Canada.
Ông Brian Pallister, thủ hiến theo phái bảo thủ của vùng Manitoba, Canada, kêu gọi Chính phủ liên bang tăng nguồn lực để giải quyết dòng người tị nạn gia tăng - trong đó có nhiều người bị mất ngón tay vì thời tiết giá lạnh trong hành trình vượt biên đầy nguy hiểm.
Vị thủ hiến nói tỉnh của ông sẽ chào đón những người cần được giúp đỡ bằng “đôi tay giang rộng và trái tim rộng mở”. Tuy nhiên lời kêu gọi của ông Pallister về một chiến lược giải quyết vấn đề người tị nạn đã làm gia tăng sự chỉ trích rằng ông Trudeau đặt an ninh quốc gia vào thế rủi ro khi mở cửa đón người tị nạn.
Người tị nạn chọn cách vượt biên trái phép từ Mỹ sang Canada vì chính sách của Canada theo một thỏa thuận giữa hai nước, Canada sẽ trả lại người tị nạn sang Mỹ nếu họ đăng ký với nhà chức trách ở biên giới.
Theo Bộ An toàn Công cộng Canada, từ đầu năm đến ngày 13/2, đã có khoảng 3.800 người xin tị nạn ở Canada, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, và có khả năng con số của cả năm sẽ tái lập mức đỉnh 36.867 người xin tị nạn ở nước này vào năm 2008. Thời tiết ấm dần lên có thể sẽ kéo theo con số người tị nạn gia tăng.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người dân Canada có quan điểm trái chiều quanh việc nước này có nên tiếp nhận thêm người tị nạn. Tuy nhiên, ngay cả các nghị sỹ theo phái tự do của Canada cũng đã bắt đầu lắng nghe lo ngại của cử tri về một dòng người tị nạn tăng mạnh, chủ yếu là từ châu Phi, Trung Đông, và châu Á.
Về phần Mỹ, giới chức nước này cho biết Tổng thống Trump sẽ sớm ban hành một sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời mới để thay thế cho sắc lệnh đã bị tòa án đình chỉ. Trong sắc lệnh bị đình chỉ, ông Trump cấm nhập cảnh trong 120 ngày đối với toàn bộ người tị nạn và 90 ngày đối với công dân của 7 quốc gia có phần đông dân số là người theo đạo Hồi.
Cách đây ít hôm, chính quyền Trump công bố một kế hoạch theo đó sẽ trục xuất gần như toàn bộ người nhập cư trái phép khỏi Mỹ.
Hãng tin Reuters cho biết, số người tị nạn chạy sang Canada qua những khu vực biên giới xa xôi và không có chốt bảo vệ giữa nước này với Mỹ đã gia tăng trong mấy tuần gần đây do lo ngại về việc chính quyền Trump sẽ mạnh tay với người nhập cư trái phép. Những bức ảnh cho thấy cảnh sát Canada mỉm cười thân mật chào đón những người di cư mới đến đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng Internet.
Trong một tuyên bố về cuộc điện đàm ngày thứ Năm giữa hai nhà lãnh đạo, Nhà Trắng nói ông Trump đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác Mỹ-Canada trong vấn đề biên giới, “bao gồm thực thi các chính sách của chính quyền Trump nhằm bảo vệ nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công khủng bố do người nước ngoài và các đối tượng khác gây ra”.
Ông Trudeau vốn được báo chí ca ngợi vì lập trường chào đón người tị nạn và đến nay chưa có “va chạm” gì với ông Trump. Tuy nhiên, đối thủ chính trị và cả một số đồng minh của ông ở Canada đang thúc đẩy Chính phủ nước này tìm giải pháp cho vấn đề người di cư vượt biên giới trái phép vào Canada.
Ông Brian Pallister, thủ hiến theo phái bảo thủ của vùng Manitoba, Canada, kêu gọi Chính phủ liên bang tăng nguồn lực để giải quyết dòng người tị nạn gia tăng - trong đó có nhiều người bị mất ngón tay vì thời tiết giá lạnh trong hành trình vượt biên đầy nguy hiểm.
Vị thủ hiến nói tỉnh của ông sẽ chào đón những người cần được giúp đỡ bằng “đôi tay giang rộng và trái tim rộng mở”. Tuy nhiên lời kêu gọi của ông Pallister về một chiến lược giải quyết vấn đề người tị nạn đã làm gia tăng sự chỉ trích rằng ông Trudeau đặt an ninh quốc gia vào thế rủi ro khi mở cửa đón người tị nạn.
Người tị nạn chọn cách vượt biên trái phép từ Mỹ sang Canada vì chính sách của Canada theo một thỏa thuận giữa hai nước, Canada sẽ trả lại người tị nạn sang Mỹ nếu họ đăng ký với nhà chức trách ở biên giới.
Theo Bộ An toàn Công cộng Canada, từ đầu năm đến ngày 13/2, đã có khoảng 3.800 người xin tị nạn ở Canada, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, và có khả năng con số của cả năm sẽ tái lập mức đỉnh 36.867 người xin tị nạn ở nước này vào năm 2008. Thời tiết ấm dần lên có thể sẽ kéo theo con số người tị nạn gia tăng.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người dân Canada có quan điểm trái chiều quanh việc nước này có nên tiếp nhận thêm người tị nạn. Tuy nhiên, ngay cả các nghị sỹ theo phái tự do của Canada cũng đã bắt đầu lắng nghe lo ngại của cử tri về một dòng người tị nạn tăng mạnh, chủ yếu là từ châu Phi, Trung Đông, và châu Á.
Về phần Mỹ, giới chức nước này cho biết Tổng thống Trump sẽ sớm ban hành một sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời mới để thay thế cho sắc lệnh đã bị tòa án đình chỉ. Trong sắc lệnh bị đình chỉ, ông Trump cấm nhập cảnh trong 120 ngày đối với toàn bộ người tị nạn và 90 ngày đối với công dân của 7 quốc gia có phần đông dân số là người theo đạo Hồi.
Cách đây ít hôm, chính quyền Trump công bố một kế hoạch theo đó sẽ trục xuất gần như toàn bộ người nhập cư trái phép khỏi Mỹ.