08:00 12/01/2021

Lý giải “hiệu ứng domino” của SD-WAN trên thế giới

Bảo Châu

Quy mô thị trường SD-WAN toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 1,9 tỷ USD vào năm 2020 lên 8,4 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) sẽ đạt 34,5%

Ông Đặng Tùng Sơn – Phó Tổng giám đốc CMC Telecom chia sẻ trong bài phỏng vấn đơn vị nhận giải thưởng TOP 10 nhà cung cấp SD-WAN khu vực APAC trên báo CIO Advisor.
Ông Đặng Tùng Sơn – Phó Tổng giám đốc CMC Telecom chia sẻ trong bài phỏng vấn đơn vị nhận giải thưởng TOP 10 nhà cung cấp SD-WAN khu vực APAC trên báo CIO Advisor.

Hàng loạt doanh nghiệp hàng đầu về ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,… cho đến doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới đã bắt đầu chuyển đổi từ mạng WAN truyền thống sang SD-WAN. SD-WAN có gì mà lại hấp dẫn đến vậy?

Theo báo cáo của MarketsandMarkets, quy mô thị trường SD-WAN (Software-Defined Wide Area Network) toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 1,9 tỷ USD vào năm 2020 lên 8,4 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) sẽ đạt 34,5%.

Trao đổi với chuyên gia công nghệ tại CMC Telecom được biết thành công trong công cuộc chuyển đổi SD-WAN của các tập đoàn lớn đã châm ngòi cho "hiệu ứng domino" lan rộng trên toàn cầu. Trên thế giới, các doanh nghiệp tiên phong này có thể kể đến như ngân hàng SoftBank, Burger King, IndiGo Airlines, Lotte Group, Reece Group, Redmond,... Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã bắt đầu nghiên cứu và có xu hướng chuyển dịch sang SD-WAN qua CMC Telecom như Vinamilk, PG Bank, Metlife, MSB, BIDV, SHB, AIA,… Không những thế chuyển đổi sang SD-WAN lại không hề phức tạp.

Theo tư vấn của TOP 10 nhà cung cấp SD-WAN khu vực APAC - CMC Telecom thì có 3 lý do chính dưới đây giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này trong năm 2021.

NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM ỨNG DỤNG TRÊN CÁC ĐÁM MÂY 

Trước đây, mạng MPLS là lựa chọn phổ biến cho mạng WAN để giảm độ trễ và cải thiện chất lượng dịch vụ (QoS). Tuy nhiên, SD-WAN ra đời đã tạo ra một mạng thông minh hơn nhờ vào khả năng nhận biết và điều phối dữ liệu phù hợp. Theo đó, SD-WAN cho phép cài đặt và lựa chọn đường dẫn tốt nhất với các ứng dụng được ưu tiên – đồng thời tự động điều phối sang đường dẫn có chi phí thấp hơn cho các ứng dụng khác mà vẫn đảm bảo hiệu suất. Điều này giúp doanh nghiệp cắt giảm đáng kể chi phí TCO (Total cost of Ownership) cho các đường dẫn MPLS đắt tiền và tận dụng tốt băng thông của các đường dẫn FTTH, LTE.

QUẢN LÝ TẤT CẢ TRONG MỘT 

Theo ông Đặng Tùng Sơn - Phó Tổng giám đốc CMC Telecom chia sẻ trên tạp chí APAC CIO Advisor, thách thức lớn nhất của doanh nghiệp phải đối mặt hiện nay đó chính là vấn đề an ninh mạng khi chuyển đổi số doanh nghiệp bắt đầu cùng lúc sử dụng hạ tầng vật lý on-premise và hạ tầng dựa trên đám mây, thậm chí là trên đa đám mây (Multi-cloud). Điều này mang đến những trở ngại trong việc quy hoạch đường truyền dữ liệu giữa các hạ tầng khác nhau và giữa những đám mây trong khi vẫn đảm bảo được mức độ an toàn thông tin khi truy cập.

Thay vào đó, SD-WAN cho phép doanh nghiệp quản lý và triển khai tập trung tất cả hạ tầng này chỉ trên một giao diện duy nhất. SD-WAN còn cung cấp tùy chọn triển khai hệ thống quản trị (Controller) theo phương án cài đặt tại chỗ (on-premise) hoặc triển khai trên nền công nghệ đám mây với thời gian thiết lập chỉ mất vài giờ làm việc. Qua đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng giám sát các ứng dụng đang truyền tải qua hệ thống mạng, đảm bảo các ứng dụng được tối ưu trên những kết nối ổn định nhất cũng như xác định nhanh chóng các sự cố, cuộc tấn công mạng.

Ngoài ra để đảm bảo an ninh mạng trong các môi trường khác nhau, các thiết bị quản trị trong mạng SD-WAN tới các Edge đều được "Trusted" lẫn nhau thông qua Certificate trước khi truyền tải dữ liệu nhằm ngăn chặn việc giả mạo thiết bị và các tấn công DDoS. Thêm vào đó là các bảo mật có trong SD-WAN như tường lửa NGFW, IPS, SSL, lọc web URL, …

ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN ĐA ĐÁM MÂY 

Bản chất SD-WAN là "mạng được điều khiển bởi phần mềm", do đó sẽ dễ dàng cho nhà quản trị điều hướng lưu lượng di chuyển đến các đám mây bằng các đường truyền internet quốc tế như ILL. Tuy nhiên tại đây, doanh nghiệp sẽ phải đứng trước thách thức lựa chọn giữa đường truyền quốc tế riêng tư chi phí cao hoặc đường truyền công cộng hiệu suất thấp.

Thách thức này có thể được giải quyết khi NCC SD-WAN có sẵn giải pháp Multi Cloud. Tại Việt Nam hiện có CMC Telecom là đơn vị duy nhất cung cấp đường kết nối trực tiếp đến các đám mây Google, Microsoft, AWS, Oracle, IBM với chi phí tối ưu. Điều này giúp CMC Telecom đáp ứng được cả nhu cầu khắt khe nhất khi triển khai SD-WAN của khối Tài chính - Ngân hàng, các doanh nghiệp lớn khi cần tích hợp mô hình hoạt động trên hạ tầng điện toán đám mây.

Được biết tại Việt Nam, CMC Telecom là nhà phân phối bộ giải pháp SD-WAN của nhiều hãng lớn như Cisco, VMware, Fortinet,… và là đơn vị Viễn thông duy nhất tại Việt Nam nằm trong TOP 10 nhà cung cấp SD-WAN khu vực APAC cùng các đơn vị tên tuổi như Fortinet, CenturyLink, Lumen Technologies, Barracuda,… (Danh sách được Tạp chí CIO Advisor APAC hàng đầu tại Mỹ đánh giá và công bố).