“Mánh” bán nhà của giới siêu giàu ở Mỹ
Về lý thuyết, hàng ế thì giá giảm, nhưng người giàu có nhà muốn bán ở Mỹ lại nghĩ ra một cách giải quyết tình thế hoàn toàn khác
Về lý thuyết, hàng ế thì giá giảm, nhưng người giàu có nhà muốn bán ở Mỹ lại nghĩ ra một cách giải quyết tình thế hoàn toàn khác. Để chống ế, họ liên tục “hét” giá thật cao.
Theo báo Wall Street Journal, trong bối cảnh thị trường nhà đất Mỹ hồi phục chậm chạp, chủ của những căn nhà sang trọng muốn bán ở nước này tìm cách đẩy hàng bằng cách tăng giá chào bán. Chẳng hạn, số liệu từ trang địa ốc Zillow.com được báo này trích dẫn cho thấy, tại khu vực nội đô New York, trong năm ngoái, có 436 căn nhà có giá trên 1 triệu USD/căn đã tăng giá trong năm ngoái, so với chỉ 266 căn như vậy tăng giá trong 2 năm trước đó.
Các chuyên gia vẫn đang nói về một vài tín hiệu về sự khởi sắc của thị trường bất động sản Mỹ, nhưng việc các căn nhà cao cấp được nâng giá bán hoàn toàn không phải do tác động của các yếu tố thị trường. Thay vào đó, rất có thể, đó chỉ là chiêu bài tâm lý của các chủ nhà giàu có.
Cánh môi giới địa ốc cho biết, việc tăng giá rao bán một bất động sản cao cấp có thể sẽ thu hút sự chú ý lớn hơn trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra, theo báo New York Times, những bất động sản đặc biệt như những căn nhà có liên quan tới một kiến trúc sư, nghệ sỹ, hay một người nổi tiếng nào đó cũng có thể được bán với giá cao hơn bình thường.
Vào năm 2009, một căn nhà ở khu Đông Manhattan, New York, được rao bán với giá 28 triệu USD nhưng không tìm được khách mua. Gần đây, giá của căn nhà này được nâng lên 35 triệu USD. Một căn nhà khác ở bờ biển Miami, bang Florida, hồi năm 2010 được rao bán với giá 29 triệu USD và cũng không bán được. Gần đây, chủ nhà lại rao bán căn nhà này với giá 40 triệu USD.
Một số người cho rằng, ấn tượng tâm lý từ những căn nhà được “hét” giá cao hơn sẽ không đem tới sự khởi sắc thực sự cho thị trường địa ốc Mỹ. Gần đây, một nhân vật quan trọng từng làm cho ngân hàng Goldman Sachs đã mua được một căn hộ tại tòa nhà nổi tiếng ở số 740 Park Avenue của New York với giá chỉ bằng khoảng một nửa giá chào bán ban đầu. Ngoài ra, các chuyên gia về nhà đất cũng nhận định trên trang CNBC rằng, giới phân tích đã thổi phồng về sự phục hồi của thị trường nhà đất Mỹ, theo đó đẩy giá lên một cách giả tạo.
Nhưng dù gì đi chăng nữa thì giới nhà giàu Mỹ cũng luôn biết cách đối phó tốt nhất với một thị trường nhà đất ảm đạm. Chẳng hạn, khi cuộc khủng hoảng địa ốc ở nước này khiến nhiều căn nhà có giá trên 1 triệu USD lao dốc mạnh, nhiều người vay tiền mua nhà đã chấp nhận bị ngân hàng tịch biên nhà nhằm tiết kiệm tiền. Cách làm này được gọi là vỡ nợ có chiến lược.
Trong khi đó, những chủ nhà ít tiền thường lâm vào cảnh kiệt quệ vì tháng nào cũng thanh toán tiền vay thế chấp nhà mà giá trị căn nhà thì đã giảm xuống dưới giá trị khoản vay.
Theo báo Wall Street Journal, trong bối cảnh thị trường nhà đất Mỹ hồi phục chậm chạp, chủ của những căn nhà sang trọng muốn bán ở nước này tìm cách đẩy hàng bằng cách tăng giá chào bán. Chẳng hạn, số liệu từ trang địa ốc Zillow.com được báo này trích dẫn cho thấy, tại khu vực nội đô New York, trong năm ngoái, có 436 căn nhà có giá trên 1 triệu USD/căn đã tăng giá trong năm ngoái, so với chỉ 266 căn như vậy tăng giá trong 2 năm trước đó.
Các chuyên gia vẫn đang nói về một vài tín hiệu về sự khởi sắc của thị trường bất động sản Mỹ, nhưng việc các căn nhà cao cấp được nâng giá bán hoàn toàn không phải do tác động của các yếu tố thị trường. Thay vào đó, rất có thể, đó chỉ là chiêu bài tâm lý của các chủ nhà giàu có.
Cánh môi giới địa ốc cho biết, việc tăng giá rao bán một bất động sản cao cấp có thể sẽ thu hút sự chú ý lớn hơn trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra, theo báo New York Times, những bất động sản đặc biệt như những căn nhà có liên quan tới một kiến trúc sư, nghệ sỹ, hay một người nổi tiếng nào đó cũng có thể được bán với giá cao hơn bình thường.
Vào năm 2009, một căn nhà ở khu Đông Manhattan, New York, được rao bán với giá 28 triệu USD nhưng không tìm được khách mua. Gần đây, giá của căn nhà này được nâng lên 35 triệu USD. Một căn nhà khác ở bờ biển Miami, bang Florida, hồi năm 2010 được rao bán với giá 29 triệu USD và cũng không bán được. Gần đây, chủ nhà lại rao bán căn nhà này với giá 40 triệu USD.
Một số người cho rằng, ấn tượng tâm lý từ những căn nhà được “hét” giá cao hơn sẽ không đem tới sự khởi sắc thực sự cho thị trường địa ốc Mỹ. Gần đây, một nhân vật quan trọng từng làm cho ngân hàng Goldman Sachs đã mua được một căn hộ tại tòa nhà nổi tiếng ở số 740 Park Avenue của New York với giá chỉ bằng khoảng một nửa giá chào bán ban đầu. Ngoài ra, các chuyên gia về nhà đất cũng nhận định trên trang CNBC rằng, giới phân tích đã thổi phồng về sự phục hồi của thị trường nhà đất Mỹ, theo đó đẩy giá lên một cách giả tạo.
Nhưng dù gì đi chăng nữa thì giới nhà giàu Mỹ cũng luôn biết cách đối phó tốt nhất với một thị trường nhà đất ảm đạm. Chẳng hạn, khi cuộc khủng hoảng địa ốc ở nước này khiến nhiều căn nhà có giá trên 1 triệu USD lao dốc mạnh, nhiều người vay tiền mua nhà đã chấp nhận bị ngân hàng tịch biên nhà nhằm tiết kiệm tiền. Cách làm này được gọi là vỡ nợ có chiến lược.
Trong khi đó, những chủ nhà ít tiền thường lâm vào cảnh kiệt quệ vì tháng nào cũng thanh toán tiền vay thế chấp nhà mà giá trị căn nhà thì đã giảm xuống dưới giá trị khoản vay.