Metro thứ 3 của Hà Nội sẽ đi ngầm qua phố cổ
Theo quy hoạch, tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ được chạy ngầm đoạn qua khu vực phố cổ Hà Nội
Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội vừa công bố quy hoạch tuyến đường sắt đô thị (Metro) đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo với tổng chiều dài 11,5 km, trong đó có 8,5 km đi ngầm.
Theo đó, điểm đầu của tuyến sẽ xuất phát tại Nam Thăng Long (khu đô thị Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo. Toàn tuyến có 10 nhà ga (3 ga trên cao và 7 ga ngầm). Khu đềpô rộng 1 ha đặt tại Xuân Đỉnh (Từ Liêm).
Riêng đoạn qua các phố cổ như Hàng Giấy, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài và khu vực phụ cần hồ Gươm sẽ được thiết kế chạy ngầm. Cơ quan này cũng đề nghị Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội kiểm tra quá trình triển khai dự án như việc xin ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đảm bảo quy trình quy định của Luật Di sản văn hóa; đồng thời đề nghị chủ đầu tư lưu ý triển khai đồng thời các quy trình bố trí quỹ đất tái định cư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Theo kế hoạch đến năm 2017, đoàn tàu sẽ có 4 toa đi vào hoạt động và sang giai đoạn 2 (sau năm 2017) sẽ tăng lên 6 toa. Năm 2020, tàu sẽ vận chuyển khoảng 535.000 lượt hành khách mỗi ngày; năm 2030 là 661.000 và năm 2040 là 777.000 lượt hành khách.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 131 tỷ Yên Nhật, tương đương 19.556 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước. Gói tư vấn chung xuyên suốt quá trình thực hiện dự án, bao gồm: hoàn thiện báo cáo nghiên cứu kỹ thuật, hỗ trợ công tác đấu thầu xây lắp, giám sát xây lắp, đào tạo chuyển giao công nghệ, quản lý môi trường, giải phóng mặt bằng...
Hiện Hà Nội đã có hai tuyến đường sắt đô thị đang được xây dựng là tuyến Nhổn - Ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông.
Theo đó, điểm đầu của tuyến sẽ xuất phát tại Nam Thăng Long (khu đô thị Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo. Toàn tuyến có 10 nhà ga (3 ga trên cao và 7 ga ngầm). Khu đềpô rộng 1 ha đặt tại Xuân Đỉnh (Từ Liêm).
Riêng đoạn qua các phố cổ như Hàng Giấy, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài và khu vực phụ cần hồ Gươm sẽ được thiết kế chạy ngầm. Cơ quan này cũng đề nghị Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội kiểm tra quá trình triển khai dự án như việc xin ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đảm bảo quy trình quy định của Luật Di sản văn hóa; đồng thời đề nghị chủ đầu tư lưu ý triển khai đồng thời các quy trình bố trí quỹ đất tái định cư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Theo kế hoạch đến năm 2017, đoàn tàu sẽ có 4 toa đi vào hoạt động và sang giai đoạn 2 (sau năm 2017) sẽ tăng lên 6 toa. Năm 2020, tàu sẽ vận chuyển khoảng 535.000 lượt hành khách mỗi ngày; năm 2030 là 661.000 và năm 2040 là 777.000 lượt hành khách.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 131 tỷ Yên Nhật, tương đương 19.556 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước. Gói tư vấn chung xuyên suốt quá trình thực hiện dự án, bao gồm: hoàn thiện báo cáo nghiên cứu kỹ thuật, hỗ trợ công tác đấu thầu xây lắp, giám sát xây lắp, đào tạo chuyển giao công nghệ, quản lý môi trường, giải phóng mặt bằng...
Hiện Hà Nội đã có hai tuyến đường sắt đô thị đang được xây dựng là tuyến Nhổn - Ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông.