Mở đường cho doanh nghiệp FDI
Chính phủ cho rằng “rất cấp bách để giải quyết vướng mắc về mặt pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI”
Mặc dù có một số ý kiến cho rằng sửa đổi riêng Điều 170 của Luật Doanh nghiệp để tháo gỡ cho doanh nghiệp FDI là không thể hiện được tính tôn nghiêm pháp luật, nhưng đa số thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đều tán thành với Chính phủ cho sửa đổi.
Theo tờ trình của Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/5, đề xuất sửa đổi khoản 2 Điều 170 Luật Doanh nghiệp năm 2005 theo hướng bãi bỏ thời hạn đăng ký lại của doanh nghiệp FDI, để cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn không đăng ký lại hoặc đăng ký lại tại bất kỳ thời điểm nào thích hợp đối với doanh nghiệp.
Việc sửa đổi Điều 170 theo hướng này đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc quyết định phương thức tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp không đăng ký lại tiếp tục hoạt động theo giấy phép đầu tư, điều lệ doanh nghiệp, những nội dung khác thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Quy định này nhằm đảm bảo để doanh nghiệp không có nhu cầu đăng ký lại tiếp tục duy trì nguyên tắc tổ chức quản lý đã thỏa thuận trong điều lệ, nhưng vẫn có thể thực hiện dự án đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư.
Chính phủ cho rằng “rất cấp bách để giải quyết vướng mắc về mặt pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Bởi, theo quy định tại khoản 2 Điều 170 của Luật Doanh nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung) thì thời hạn đăng ký lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hết kể từ ngày 1/8/2011, nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký lại.
Nếu không được đăng ký lại, các doanh nghiệp này phải chấm dứt hoạt động sau khi kết thúc thời hạn ghi trên giấy phép đầu tư. Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến hết tháng 12/2012, chỉ có khoảng 3.000 doanh nghiệp FDI hoàn thành đăng ký lại theo quy định này (trong tổng số 6.000 doanh nghiệp thuộc diện phải đăng ký lại).
Ủy ban Kinh tế cơ bản tán thành việc sửa đổi Điều 170 của Luật Doanh nghiệp. Ủy ban Kinh tế cũng tán thành việc xem xét, thông qua dự án luật theo trình tự, thủ tục rút gọn cụ thể, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 như đề nghị của Chính phủ.
Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ làm rõ trong tờ trình Quốc hội sau khi có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong số 3.000 doanh nghiệp không thực hiện đăng ký lại thì có bao nhiêu doanh nghiệp hết thời hạn ghi trong giấy phép đề nghị được cho đăng ký lại; bao nhiêu doanh nghiệp chưa hết thời hạn ghi trong giấy phép đề nghị được mở rộng ngành nghề, với số vốn, số lao động là bao nhiêu, đang hoạt động trong lĩnh vực nào.
Cũng trong chiều 15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Qua tổng kết gần 7 năm thi hành Luật Đấu thầu năm 2005, cho thấy xuất hiện tình trạng lợi dụng sơ hở một số quy định pháp luật để thông thầu, chỉ định thầu bất hợp lý, kéo dài thời gian thực hiện gói thầu... gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn nhà nước.
Trong quá trình thực hiện Luật Đấu thầu cũng đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc và hạn chế như: phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu hiện hành chưa bao quát hết các hoạt động mua sắm sử dụng nguồn lực của Nhà nước. Bên cạnh đó, đấu thầu được quy định rải rác trong nhiều luật, gây khó khăn cho việc tra cứu, áp dụng thống nhất.
Hiện, có ý kiến đề nghị không ban hành luật chung quy định về đấu thầu về sử dụng nguồn vốn nhà nước mà ban hành các luật riêng, hoặc có các mục riêng trong các luật chuyên ngành quy định về hoạt động đấu thầu đặc thù cho từng lĩnh vực xây dựng, mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)... ý kiến khác đề nghị ban hành luật chung về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, trong đó có quy định hoạt động đấu thầu.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc ban hành Luật Đấu thầu (sửa đổi) là cần thiết để thống nhất các nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về hoạt động đấu thầu, góp phần xử lý được mối quan hệ giữa luật này với các luật khác có liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với các gói thầu, dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước, kịp thời khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu quản lý công tác đấu thầu.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Theo tờ trình của Chính phủ tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/5, đề xuất sửa đổi khoản 2 Điều 170 Luật Doanh nghiệp năm 2005 theo hướng bãi bỏ thời hạn đăng ký lại của doanh nghiệp FDI, để cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn không đăng ký lại hoặc đăng ký lại tại bất kỳ thời điểm nào thích hợp đối với doanh nghiệp.
Việc sửa đổi Điều 170 theo hướng này đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc quyết định phương thức tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh. Đồng thời, cho phép doanh nghiệp không đăng ký lại tiếp tục hoạt động theo giấy phép đầu tư, điều lệ doanh nghiệp, những nội dung khác thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Quy định này nhằm đảm bảo để doanh nghiệp không có nhu cầu đăng ký lại tiếp tục duy trì nguyên tắc tổ chức quản lý đã thỏa thuận trong điều lệ, nhưng vẫn có thể thực hiện dự án đầu tư mới hoặc mở rộng đầu tư.
Chính phủ cho rằng “rất cấp bách để giải quyết vướng mắc về mặt pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Bởi, theo quy định tại khoản 2 Điều 170 của Luật Doanh nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung) thì thời hạn đăng ký lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hết kể từ ngày 1/8/2011, nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký lại.
Nếu không được đăng ký lại, các doanh nghiệp này phải chấm dứt hoạt động sau khi kết thúc thời hạn ghi trên giấy phép đầu tư. Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến hết tháng 12/2012, chỉ có khoảng 3.000 doanh nghiệp FDI hoàn thành đăng ký lại theo quy định này (trong tổng số 6.000 doanh nghiệp thuộc diện phải đăng ký lại).
Ủy ban Kinh tế cơ bản tán thành việc sửa đổi Điều 170 của Luật Doanh nghiệp. Ủy ban Kinh tế cũng tán thành việc xem xét, thông qua dự án luật theo trình tự, thủ tục rút gọn cụ thể, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 như đề nghị của Chính phủ.
Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ làm rõ trong tờ trình Quốc hội sau khi có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong số 3.000 doanh nghiệp không thực hiện đăng ký lại thì có bao nhiêu doanh nghiệp hết thời hạn ghi trong giấy phép đề nghị được cho đăng ký lại; bao nhiêu doanh nghiệp chưa hết thời hạn ghi trong giấy phép đề nghị được mở rộng ngành nghề, với số vốn, số lao động là bao nhiêu, đang hoạt động trong lĩnh vực nào.
Cũng trong chiều 15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Qua tổng kết gần 7 năm thi hành Luật Đấu thầu năm 2005, cho thấy xuất hiện tình trạng lợi dụng sơ hở một số quy định pháp luật để thông thầu, chỉ định thầu bất hợp lý, kéo dài thời gian thực hiện gói thầu... gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn nhà nước.
Trong quá trình thực hiện Luật Đấu thầu cũng đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc và hạn chế như: phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu hiện hành chưa bao quát hết các hoạt động mua sắm sử dụng nguồn lực của Nhà nước. Bên cạnh đó, đấu thầu được quy định rải rác trong nhiều luật, gây khó khăn cho việc tra cứu, áp dụng thống nhất.
Hiện, có ý kiến đề nghị không ban hành luật chung quy định về đấu thầu về sử dụng nguồn vốn nhà nước mà ban hành các luật riêng, hoặc có các mục riêng trong các luật chuyên ngành quy định về hoạt động đấu thầu đặc thù cho từng lĩnh vực xây dựng, mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)... ý kiến khác đề nghị ban hành luật chung về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, trong đó có quy định hoạt động đấu thầu.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc ban hành Luật Đấu thầu (sửa đổi) là cần thiết để thống nhất các nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về hoạt động đấu thầu, góp phần xử lý được mối quan hệ giữa luật này với các luật khác có liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với các gói thầu, dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước, kịp thời khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu quản lý công tác đấu thầu.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)