Mô hình kinh tế mới của Trung Quốc
Bài viết của GS. Joseph Stiglitz, người từng đoạt giải thưởng Nobel về kinh tế về sự chuyển hướng trong chính sách kinh tế của Trung Quốc
Bài viết của GS. Joseph Stiglitz, người từng đoạt giải thưởng Nobel về kinh tế về sự chuyển hướng trong chính sách kinh tế của Trung Quốc.
Thành công của Trung Quốc từ khi nước này bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường được dựa trên các chính sách và chiến lược có tính thích nghi. Khi một loạt vấn đề được giải quyết, những vấn đề mới lại nảy sinh và cần tới những chính sách và chiến lược mới.
Quá trình này cũng bao gồm cả sự sáng tạo. Trung Quốc nhận ra rằng không thể áp dụng những mô hình đã phát huy hiệu quả ở các quốc gia khác cho mình. Hoặc ít nhất, những mô hình đã thành công ở đâu đó cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình ở Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc đang thảo luận về một “mô hình kinh tế mới”. Tất nhiên, mô hình kinh tế cũ đã là một thành công vang dội, đem lại tốc độ tăng trưởng ở mức 10% mỗi năm trong vòng 30 năm qua và đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc ra khỏi cảnh đói nghèo. Những thay đổi này là rõ nét, không chỉ qua những con số thống kê mà còn hiện ra trên khuôn mặt của những người dân trên khắp đất nước này.
Tác giả bài viết này, Joseph Stiglitz, đã đến thăm một ngôi làng xa xôi, hẻo lánh ở vùng núi Quiho, một trong những khu vực nghèo nhất của Trung Quốc. Nơi này cũng đã có điện, người dân đã được xem TV và còn có thể truy cập cả Internet. Nguồn thu nhập của người dân ở đây tăng lên không chỉ nhờ tiền gửi về từ người thân của họ đang sống ở các thành phố ven biển mà còn nhờ họ đã biết cách thâm canh, tăng vụ, sử dụng hạt giống chất lượng cao do Chính phủ bán trả sau.
Trung Quốc biết rằng cần phải thay đổi để có thể đạt được sự tăng trưởng bền vững. Quốc gia này nhận thức rõ ràng rằng mọi tài nguyên đều có giới hạn và những ngành kinh tế tiêu thụ nhiều tài nguyên hiện đang được chấp nhận tại Mỹ sẽ là một thảm họa đối với Trung Quốc cũng như đối với thế giới. Một tỷ lệ lớn dân số Trung Quốc đang di chuyển tới các thành phố, do đó, yêu cầu đặt ra là phải tạo ra không gian sống thích hợp tại những thành phố này thông qua việc quy hoạch tỉ mỉ, đối với cả hệ thống giao thông và các công viên.
Một mối quan tâm lớn khác của Trung Quốc là dịch chuyển khỏi chiến lược tăng trưởng nhờ xuất khẩu mà nước này cùng với các quốc gia Đông Á khác đã theo đuổi. Chiến lược này thúc đẩy chuyển giao công nghệ, giúp làm giảm khoảng cách công nghệ và cải thiện chất lượng của các mặt hàng chế tạo một cách nhanh chóng. Tăng trưởng nhờ xuất khẩu đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể sản xuất mà không cần phải lo lắng đến việc phát triển thị trường trong nước.
Nhưng đã có sự phản ứng toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Thậm chí cả những quốc gia có vẻ như cam kết thực hiện “thị trường cạnh tranh” cũng không muốn bị thua trên sân nhà và đưa ra những lời cáo buộc về “cạnh tranh không bình đẳng”. Quan trọng hơn, thậm chí nếu thị trường tại nhiều khu vực vẫn chưa bão hòa hoàn toàn, việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức hai con số sẽ không phải là một điều dễ dàng.
Do vậy, cần phải có sự thay đổi. Trung Quốc đã thực hiện một chính sách mà trong đó, nước này bơm tiền mua nợ của Mỹ khiến thâm hụt tài chính và thương mại khổng lồ của Mỹ tăng thêm, cho phép người Mỹ mua nhiều hàng hóa hơn là bán. Tuy nhiên, đây là một sự sắp đặt kỳ lạ: Một nước tương đối nghèo đang bỏ tiền cho cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq cũng như sự cắt giảm thuế ở mức khổng lồ cho những người giàu nhất tại quốc gia giàu nhất thế giới trong khi những nhu cầu to lớn trong nước đang đòi hỏi cả tiêu dùng và đầu tư phải được mở rộng.
Trên thực tế, để giải quyết thách thức trong việc đưa nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu và các hàng hóa sử dụng nhiều tài nguyên, nước này cần phải khuyến khích tiêu dùng. Trong khi nhiều nước trên thế giới phải rất nỗ lực trong việc tăng tỷ lệ tiết kiệm, Trung Quốc lại phải nỗ lực để thúc đẩy người dân tiêu dùng vì tỷ lệ tiết kiệm ở đây lên tới 40%.
Việc đem lại các phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, hưu trí tốt hơn sẽ làm giảm nhu cầu tiết kiệm để “đề phòng”. Cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận dễ dàng hơn nữa với các nguồn tài chính cũng sẽ có tác dụng. Đồng thời, chính sách “thuế xanh” như thuế đánh vào lượng khí thải carbon sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu tiêu dùng trong khi hạn chế việc xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều năng lượng.
Giảm dần sự phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu, Trung Quốc sẽ phải tìm kiếm những nguồn động lực mới trong các khu vực doanh nghiệp đang lớn mạnh của nước này. Điều này đòi hỏi sự cam kết tạo ra một hệ thống sáng tạo độc lập. Đã từ lâu, Trung Quốc đầu tư nhiều cho giáo dục đại học và công nghệ. Hiện nay, nước này đang nỗ lực trong việc đưa ra những sáng kiến tầm cỡ thế giới.
Nhưng nếu Trung Quốc muốn có một hệ thống sáng tạo năng động, nước này cần phải chống lại những áp lực từ phía chính phủ các nước phương Tây đòi hỏi việc áp dụng kiểu pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ không cân bằng. Thay vào đó, quốc gia này cần theo đuổi một chế độ sở hữu trí tuệ cân bằng vì bản thân trí tuệ đã là yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong việc tạo ra trí tuệ, một chế độ sở hữu trí tuệ tồi sẽ kìm hãm sự sáng tạo như đã xảy ra trong một vài lĩnh vực ở Mỹ.
Những phát minh công nghệ ở phương Tây đã tập trung quá ít vào việc giảm những tác động có hại đối với môi trường của sự tăng trưởng trong khi tập trung quá nhiều vào việc tiết kiệm sức lao động – thứ mà Trung Quốc có thừa. Do đó, Trung Quốc nên tập trung vào những công nghệ sử dụng ít tài nguyên hơn.
Tuy nhiên, quan trọng là cần phải có một hệ thống sáng tạo (bao gồm một chế độ về sở hữu trí tuệ) đảm bảo rằng những tiến bộ về tri thức sẽ được sử dụng rộng rãi. Việc này đòi hỏi những bước tiến sáng tạo, tương đối khác biệt so với những chế độ sở hữu trí tuệ dựa trên sự tư nhân hóa và độc quyền hóa trí tuệ tạo ra những mức giá bao hơn và hạn chế các lợi ích.
Quá nhiều người nghĩ rằng, kinh tế là một trò chơi trong đó người này được đồng nghĩa với người kia mất (zero-sum game - trò chơi tổng bằng không) và thành công của Trung Quốc đồng nghĩa với sự mất mát của phần còn lại của thế giới. Đúng là sự tăng trưởng nhanh của Trung Quốc đang gây ra những thách thức đối với phương Tây. Cạnh tranh sẽ thúc đẩy người ta làm việc chăm chỉ hơn, hiệu quả hơn và chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn.
Tuy nhiên, kinh tế thực sự là một trò chơi mà cả hai bên đều có thể có lợi (positive-sum game). Trung Quốc, một quốc gia đang ngày càng trở nên thịnh vượng không chỉ tăng cường nhập khẩu từ các nước khác mà còn cung cấp những loại hàng hóa giúp giữ giá cả tại các nước phương Tây ở mức thấp bất chấp giá dầu tăng cao trong những năm gần đây. Áp lực giảm giá này đã cho phép các ngân hàng trung ương phương Tây tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng.
Chúng ta đều hy vọng rằng mô hình kinh tế mới của Trung Quốc sẽ thành không. Bởi nếu vậy, tất cả chúng ta đều sẽ có thêm nhiều lợi ích.
(Theo Project Syndicate)
Thành công của Trung Quốc từ khi nước này bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường được dựa trên các chính sách và chiến lược có tính thích nghi. Khi một loạt vấn đề được giải quyết, những vấn đề mới lại nảy sinh và cần tới những chính sách và chiến lược mới.
Quá trình này cũng bao gồm cả sự sáng tạo. Trung Quốc nhận ra rằng không thể áp dụng những mô hình đã phát huy hiệu quả ở các quốc gia khác cho mình. Hoặc ít nhất, những mô hình đã thành công ở đâu đó cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình ở Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc đang thảo luận về một “mô hình kinh tế mới”. Tất nhiên, mô hình kinh tế cũ đã là một thành công vang dội, đem lại tốc độ tăng trưởng ở mức 10% mỗi năm trong vòng 30 năm qua và đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc ra khỏi cảnh đói nghèo. Những thay đổi này là rõ nét, không chỉ qua những con số thống kê mà còn hiện ra trên khuôn mặt của những người dân trên khắp đất nước này.
Tác giả bài viết này, Joseph Stiglitz, đã đến thăm một ngôi làng xa xôi, hẻo lánh ở vùng núi Quiho, một trong những khu vực nghèo nhất của Trung Quốc. Nơi này cũng đã có điện, người dân đã được xem TV và còn có thể truy cập cả Internet. Nguồn thu nhập của người dân ở đây tăng lên không chỉ nhờ tiền gửi về từ người thân của họ đang sống ở các thành phố ven biển mà còn nhờ họ đã biết cách thâm canh, tăng vụ, sử dụng hạt giống chất lượng cao do Chính phủ bán trả sau.
Trung Quốc biết rằng cần phải thay đổi để có thể đạt được sự tăng trưởng bền vững. Quốc gia này nhận thức rõ ràng rằng mọi tài nguyên đều có giới hạn và những ngành kinh tế tiêu thụ nhiều tài nguyên hiện đang được chấp nhận tại Mỹ sẽ là một thảm họa đối với Trung Quốc cũng như đối với thế giới. Một tỷ lệ lớn dân số Trung Quốc đang di chuyển tới các thành phố, do đó, yêu cầu đặt ra là phải tạo ra không gian sống thích hợp tại những thành phố này thông qua việc quy hoạch tỉ mỉ, đối với cả hệ thống giao thông và các công viên.
Một mối quan tâm lớn khác của Trung Quốc là dịch chuyển khỏi chiến lược tăng trưởng nhờ xuất khẩu mà nước này cùng với các quốc gia Đông Á khác đã theo đuổi. Chiến lược này thúc đẩy chuyển giao công nghệ, giúp làm giảm khoảng cách công nghệ và cải thiện chất lượng của các mặt hàng chế tạo một cách nhanh chóng. Tăng trưởng nhờ xuất khẩu đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể sản xuất mà không cần phải lo lắng đến việc phát triển thị trường trong nước.
Nhưng đã có sự phản ứng toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Thậm chí cả những quốc gia có vẻ như cam kết thực hiện “thị trường cạnh tranh” cũng không muốn bị thua trên sân nhà và đưa ra những lời cáo buộc về “cạnh tranh không bình đẳng”. Quan trọng hơn, thậm chí nếu thị trường tại nhiều khu vực vẫn chưa bão hòa hoàn toàn, việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức hai con số sẽ không phải là một điều dễ dàng.
Do vậy, cần phải có sự thay đổi. Trung Quốc đã thực hiện một chính sách mà trong đó, nước này bơm tiền mua nợ của Mỹ khiến thâm hụt tài chính và thương mại khổng lồ của Mỹ tăng thêm, cho phép người Mỹ mua nhiều hàng hóa hơn là bán. Tuy nhiên, đây là một sự sắp đặt kỳ lạ: Một nước tương đối nghèo đang bỏ tiền cho cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq cũng như sự cắt giảm thuế ở mức khổng lồ cho những người giàu nhất tại quốc gia giàu nhất thế giới trong khi những nhu cầu to lớn trong nước đang đòi hỏi cả tiêu dùng và đầu tư phải được mở rộng.
Trên thực tế, để giải quyết thách thức trong việc đưa nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu và các hàng hóa sử dụng nhiều tài nguyên, nước này cần phải khuyến khích tiêu dùng. Trong khi nhiều nước trên thế giới phải rất nỗ lực trong việc tăng tỷ lệ tiết kiệm, Trung Quốc lại phải nỗ lực để thúc đẩy người dân tiêu dùng vì tỷ lệ tiết kiệm ở đây lên tới 40%.
Việc đem lại các phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, hưu trí tốt hơn sẽ làm giảm nhu cầu tiết kiệm để “đề phòng”. Cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận dễ dàng hơn nữa với các nguồn tài chính cũng sẽ có tác dụng. Đồng thời, chính sách “thuế xanh” như thuế đánh vào lượng khí thải carbon sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu tiêu dùng trong khi hạn chế việc xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều năng lượng.
Giảm dần sự phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu, Trung Quốc sẽ phải tìm kiếm những nguồn động lực mới trong các khu vực doanh nghiệp đang lớn mạnh của nước này. Điều này đòi hỏi sự cam kết tạo ra một hệ thống sáng tạo độc lập. Đã từ lâu, Trung Quốc đầu tư nhiều cho giáo dục đại học và công nghệ. Hiện nay, nước này đang nỗ lực trong việc đưa ra những sáng kiến tầm cỡ thế giới.
Nhưng nếu Trung Quốc muốn có một hệ thống sáng tạo năng động, nước này cần phải chống lại những áp lực từ phía chính phủ các nước phương Tây đòi hỏi việc áp dụng kiểu pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ không cân bằng. Thay vào đó, quốc gia này cần theo đuổi một chế độ sở hữu trí tuệ cân bằng vì bản thân trí tuệ đã là yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong việc tạo ra trí tuệ, một chế độ sở hữu trí tuệ tồi sẽ kìm hãm sự sáng tạo như đã xảy ra trong một vài lĩnh vực ở Mỹ.
Những phát minh công nghệ ở phương Tây đã tập trung quá ít vào việc giảm những tác động có hại đối với môi trường của sự tăng trưởng trong khi tập trung quá nhiều vào việc tiết kiệm sức lao động – thứ mà Trung Quốc có thừa. Do đó, Trung Quốc nên tập trung vào những công nghệ sử dụng ít tài nguyên hơn.
Tuy nhiên, quan trọng là cần phải có một hệ thống sáng tạo (bao gồm một chế độ về sở hữu trí tuệ) đảm bảo rằng những tiến bộ về tri thức sẽ được sử dụng rộng rãi. Việc này đòi hỏi những bước tiến sáng tạo, tương đối khác biệt so với những chế độ sở hữu trí tuệ dựa trên sự tư nhân hóa và độc quyền hóa trí tuệ tạo ra những mức giá bao hơn và hạn chế các lợi ích.
Quá nhiều người nghĩ rằng, kinh tế là một trò chơi trong đó người này được đồng nghĩa với người kia mất (zero-sum game - trò chơi tổng bằng không) và thành công của Trung Quốc đồng nghĩa với sự mất mát của phần còn lại của thế giới. Đúng là sự tăng trưởng nhanh của Trung Quốc đang gây ra những thách thức đối với phương Tây. Cạnh tranh sẽ thúc đẩy người ta làm việc chăm chỉ hơn, hiệu quả hơn và chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn.
Tuy nhiên, kinh tế thực sự là một trò chơi mà cả hai bên đều có thể có lợi (positive-sum game). Trung Quốc, một quốc gia đang ngày càng trở nên thịnh vượng không chỉ tăng cường nhập khẩu từ các nước khác mà còn cung cấp những loại hàng hóa giúp giữ giá cả tại các nước phương Tây ở mức thấp bất chấp giá dầu tăng cao trong những năm gần đây. Áp lực giảm giá này đã cho phép các ngân hàng trung ương phương Tây tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng.
Chúng ta đều hy vọng rằng mô hình kinh tế mới của Trung Quốc sẽ thành không. Bởi nếu vậy, tất cả chúng ta đều sẽ có thêm nhiều lợi ích.
(Theo Project Syndicate)