Mở rộng đối tượng được kinh doanh xăng dầu
Tới đây, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện sẽ được tham gia vào hoạt động kinh doanh xăng dầu
Tới đây, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện sẽ được tham gia vào hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Thông tin trên đã được TS. Nguyễn Tiến Thoả, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính trao đổi với báo giới bên lề hội thảo “Thị trường kinh doanh xăng dầu: Những vấn đề quản lý Nhà nước và kinh doanh hiện nay”, được tổ chức sáng 21/9, tại Hà Nội.
“Mở cửa” hơn cho doanh nghiệp
Đây chính là một trong hai nét mới nhất của Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2007/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ, sau khi đã tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan.
Theo đó, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng được các điều kiện theo quy định như có cơ sở vật chất kinh doanh xăng dầu (cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu, phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp, đồng sở hữu hoặc thuê dài hạn) đều được phép kinh doanh xăng dầu . Điều này khác với quy định trước đó là chỉ có doanh nghiệp Nhà nước mới được tham gia xuất, nhập khẩu, sản xuất mặt hàng này.
Tuy nhiên theo quan điểm của ông Vương Đình Dung, Tổng giám đốc, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội thay vì “mở cửa” cho các doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh xăng dầu, cơ quan quản lý Nhà nước nên tập trung vào việc lập quy hoạch đối với hệ thống kho, cảng để giúp hoạt động kinh doanh được xăng dầu được thuận lợi hơn.
Theo ông Dung,, ở Việt Nam chỉ cần ba đến bốn doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối mạnh là có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như tạo sự cạnh tranh cần thiết giữa các doanh nghiệp.
Quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này vừa phân tán nguồn lực vừa không có được những doanh nghiệp đủ lớn có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của nước ngoài tới đây sẽ vào Việt Nam do nước ta đã là thành viên của WTO.
Giá xăng dầu sẽ tăng, giảm linh hoạt hơn
Về việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, Nghị định 55 sửa đổi quy định: Nếu giá vốn (bình quân trong thời gian dự trữ lưu thông) cao hơn giá bán lẻ hiện hành 7%, doanh nghiệp được điều chỉnh tăng giá bán tương ứng. Khi giá vốn tăng từ trên 7% đến 12% so với giá bán lẻ doanh nghiệp được quyền tăng giá 7% nói trên, cộng thêm 60% của mức giá vốn tăng từ 7-12%; 40% còn lại được bù đắp bằng quỹ Bình ổn giá.
Khi giá vốn tăng trên 12%, Nhà nước sẽ công bố áp dụng một biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp bình ổn giá như: Cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá ở mức độ nhất định, ngừng trích quỹ Bình ổn giá, giảm thuế hoặc áp dụng biện pháp hành chính, tài chính khác. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai lần tăng giá ít nhất là 20 ngày.
Đối với trường hợp điều chỉnh giá giảm, khi giá vốn giảm từ 7-12% doanh nghiệp phải giảm giá bán lẻ tương ứng. Nếu giá vốn tiếp tục giảm trên 12%, sau khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các giải pháp khôi phục các chính sách điều tiết về tài chính (thuế, quỹ Bình ổn…), doanh nghiệp tiếp tục giảm giá bán. Trong trường hợp này không khống chế thời gian giữa hai lần giảm giá và số lần giảm.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối sẽ được chủ động hơn trong việc quyết định giá bán. Cơ quan quản lý (Liên bộ Tài chính- Công Thương) sẽ giám sát và chỉ can thiệp khi giá mặt hàng này trên thế giới có sự biến động lớn.
Thông tin trên đã được TS. Nguyễn Tiến Thoả, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính trao đổi với báo giới bên lề hội thảo “Thị trường kinh doanh xăng dầu: Những vấn đề quản lý Nhà nước và kinh doanh hiện nay”, được tổ chức sáng 21/9, tại Hà Nội.
“Mở cửa” hơn cho doanh nghiệp
Đây chính là một trong hai nét mới nhất của Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2007/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ, sau khi đã tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan.
Theo đó, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng được các điều kiện theo quy định như có cơ sở vật chất kinh doanh xăng dầu (cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu, phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp, đồng sở hữu hoặc thuê dài hạn) đều được phép kinh doanh xăng dầu . Điều này khác với quy định trước đó là chỉ có doanh nghiệp Nhà nước mới được tham gia xuất, nhập khẩu, sản xuất mặt hàng này.
Tuy nhiên theo quan điểm của ông Vương Đình Dung, Tổng giám đốc, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội thay vì “mở cửa” cho các doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh xăng dầu, cơ quan quản lý Nhà nước nên tập trung vào việc lập quy hoạch đối với hệ thống kho, cảng để giúp hoạt động kinh doanh được xăng dầu được thuận lợi hơn.
Theo ông Dung,, ở Việt Nam chỉ cần ba đến bốn doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối mạnh là có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như tạo sự cạnh tranh cần thiết giữa các doanh nghiệp.
Quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này vừa phân tán nguồn lực vừa không có được những doanh nghiệp đủ lớn có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của nước ngoài tới đây sẽ vào Việt Nam do nước ta đã là thành viên của WTO.
Giá xăng dầu sẽ tăng, giảm linh hoạt hơn
Về việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, Nghị định 55 sửa đổi quy định: Nếu giá vốn (bình quân trong thời gian dự trữ lưu thông) cao hơn giá bán lẻ hiện hành 7%, doanh nghiệp được điều chỉnh tăng giá bán tương ứng. Khi giá vốn tăng từ trên 7% đến 12% so với giá bán lẻ doanh nghiệp được quyền tăng giá 7% nói trên, cộng thêm 60% của mức giá vốn tăng từ 7-12%; 40% còn lại được bù đắp bằng quỹ Bình ổn giá.
Khi giá vốn tăng trên 12%, Nhà nước sẽ công bố áp dụng một biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp bình ổn giá như: Cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá ở mức độ nhất định, ngừng trích quỹ Bình ổn giá, giảm thuế hoặc áp dụng biện pháp hành chính, tài chính khác. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai lần tăng giá ít nhất là 20 ngày.
Đối với trường hợp điều chỉnh giá giảm, khi giá vốn giảm từ 7-12% doanh nghiệp phải giảm giá bán lẻ tương ứng. Nếu giá vốn tiếp tục giảm trên 12%, sau khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các giải pháp khôi phục các chính sách điều tiết về tài chính (thuế, quỹ Bình ổn…), doanh nghiệp tiếp tục giảm giá bán. Trong trường hợp này không khống chế thời gian giữa hai lần giảm giá và số lần giảm.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối sẽ được chủ động hơn trong việc quyết định giá bán. Cơ quan quản lý (Liên bộ Tài chính- Công Thương) sẽ giám sát và chỉ can thiệp khi giá mặt hàng này trên thế giới có sự biến động lớn.