VFA tiếp tục giảm giá sàn xuất khẩu gạo
VFA vừa có thông báo chính thức về việc giảm giá sàn xuất khẩu gạo thêm 20 USD/tấn
Sau lần điều chỉnh giá sàn xuất khẩu gạo vào ngày 9/3, hôm qua (17/3), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) lại tiếp tục hạ giá sàn đối với các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Theo thông tin được đăng tải trên website của VFA, sau khi điều chỉnh, giá sàn xuất khẩu đối với gạo 5% tấm là 480 USD/tấn, còn gạo 25% tấm là 460 USD/tấn, cùng giảm 20 USD/tấn so với giá trước đó. Đây là giá bán FOB, đóng gói 50 kg/bao. Giá mới này sẽ chính thức được áp dụng từ 20/3.
Trước đó vào ngày 9/3, VFA đã công bố điều chỉnh giảm giá sàn xuất khẩu gạo loại 5% tấm về mức 500 USD/tấn, tức giảm 20 USD/tấn so với trước đó và loại gạo 25% tấm về mức 480 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn. Mức giá này được áp dụng từ 12/3.
Như vậy, từ đầu năm 2011 đến nay, VFA đã có 6 lần điều chỉnh giá sàn xuất khẩu gạo, trong đó hầu hết là điều chỉnh giảm giá và áp dụng chủ yếu đối với mặt hàng gạo 25% tấm. Duy nhất là vào ngày 21/2, Hiệp hội này đã cùng điều chỉnh tăng giá xuất khẩu gạo 5% tấm từ 500 USD/tấn lên 520 USD/tấn và gạo 25% tấm lên mức 490 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với giá trước đó.
Ông Phạm Quang Diệu, Chủ tịch và kinh tế trưởng của AgroMonitor (Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam) cho rằng động thái này của VFA chủ yếu là để hỗ trợ xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch lúa đông xuân, theo ước tính lượng gạo hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu sẽ ở mức 3 triệu tấn, cộng với hơn 1 triệu tấn tồn kho từ năm ngoái chuyển sang cần tiêu thụ, trong khi sức mua trên thị trường thế giới không cao.
Thêm vào đó, Thái Lan cũng sắp bước vào vụ thu hoạch, dự báo sản lượng lúa trong vụ mùa này có thể đạt mức 9 triệu tấn lúa, tăng 1-2 triệu tấn so với vụ trước.
Cũng theo ông Diệu, sau khi rớt giá nhẹ vào cuối tuần trước, hiện giá lúa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tăng lên mức 5.400- 5.600 đồng/kg. Nông dân ở khu vực này hiện đã có xu hướng giữ lại lúa sau thu hoạch để chờ giá tăng thêm do thời gian qua các chi phí đầu vào đều tăng khá mạnh.
Theo thông tin được đăng tải trên website của VFA, sau khi điều chỉnh, giá sàn xuất khẩu đối với gạo 5% tấm là 480 USD/tấn, còn gạo 25% tấm là 460 USD/tấn, cùng giảm 20 USD/tấn so với giá trước đó. Đây là giá bán FOB, đóng gói 50 kg/bao. Giá mới này sẽ chính thức được áp dụng từ 20/3.
Trước đó vào ngày 9/3, VFA đã công bố điều chỉnh giảm giá sàn xuất khẩu gạo loại 5% tấm về mức 500 USD/tấn, tức giảm 20 USD/tấn so với trước đó và loại gạo 25% tấm về mức 480 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn. Mức giá này được áp dụng từ 12/3.
Như vậy, từ đầu năm 2011 đến nay, VFA đã có 6 lần điều chỉnh giá sàn xuất khẩu gạo, trong đó hầu hết là điều chỉnh giảm giá và áp dụng chủ yếu đối với mặt hàng gạo 25% tấm. Duy nhất là vào ngày 21/2, Hiệp hội này đã cùng điều chỉnh tăng giá xuất khẩu gạo 5% tấm từ 500 USD/tấn lên 520 USD/tấn và gạo 25% tấm lên mức 490 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với giá trước đó.
Ông Phạm Quang Diệu, Chủ tịch và kinh tế trưởng của AgroMonitor (Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam) cho rằng động thái này của VFA chủ yếu là để hỗ trợ xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch lúa đông xuân, theo ước tính lượng gạo hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu sẽ ở mức 3 triệu tấn, cộng với hơn 1 triệu tấn tồn kho từ năm ngoái chuyển sang cần tiêu thụ, trong khi sức mua trên thị trường thế giới không cao.
Thêm vào đó, Thái Lan cũng sắp bước vào vụ thu hoạch, dự báo sản lượng lúa trong vụ mùa này có thể đạt mức 9 triệu tấn lúa, tăng 1-2 triệu tấn so với vụ trước.
Cũng theo ông Diệu, sau khi rớt giá nhẹ vào cuối tuần trước, hiện giá lúa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tăng lên mức 5.400- 5.600 đồng/kg. Nông dân ở khu vực này hiện đã có xu hướng giữ lại lúa sau thu hoạch để chờ giá tăng thêm do thời gian qua các chi phí đầu vào đều tăng khá mạnh.