Xuất khẩu nông sản quý 1: Chỉ gạo mất giá
Cầu lên cao kéo giá cả tăng ở các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu Việt Nam, trừ gạo
Trái với quý 1 năm ngoái, khi tiêu dùng thế giới suy giảm, trong quý 1 năm nay, nhu cầu tăng nhanh đã kéo giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam cao hơn ở đa số mặt hàng.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản quý 1/2011 ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm 2010. Tình hình này khác hoàn toàn so với con số tăng trưởng âm khoảng 4% của cùng kỳ năm ngoái.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức rất cao tại các mặt hàng nông và thủy sản. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt kim ngạch 3,4 tỷ USD, tăng 56,2% so với cùng kỳ; thuỷ sản đạt 1,1 tỷ USD, tương ứng tăng 22%. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo đang mất giá, dù lượng tăng khá cao so với cùng kỳ.
Cụ thể, xuất khẩu gạo quý 1 đạt khoảng 1,6 triệu tấn, kim ngạch 823 triệu USD, tăng tới trên 13% về lượng nhưng chỉ cao hơn gần 4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dù qua hai tháng đầu năm, lượng xuất khẩu tăng khá so với các năm trước đây nhưng thị trường tiêu thụ gạo xuất khẩu khó có khả năng tăng mạnh như năm ngoái do xuất khẩu lúa mỳ sẽ hồi phục trong năm nay.
Để khuyến khích xuất khẩu, cả Thái Lan và Việt Nam đã hạ giá gạo xuất khẩu. Giá xuất khẩu bình quân 2 tháng năm 2011 đạt 505 USD/tấn, giảm khoảng 9,6% so với cùng kỳ năm 2010.
Nhưng đó là mặt hàng duy nhất mất giá, trong các mặt hàng nông sản chính, xuất khẩu cao su tiếp tục dẫn đầu về tốc độ tăng cả lượng và giá bán. Sản lượng xuất khẩu cao su quý 1 ước đạt 179 nghìn tấn, thu về 798 triệu USD. So cùng kỳ năm trước, xuất khẩu cao su quý 1/2011 cao hơn gần 45% về lượng và tăng gấp 2,5 lần về kim ngạch.
Ở cùng kỳ năm ngoái, giá cao su xuất khẩu mới vượt nhẹ qua mức 2.500 USD/tấn. Sau một chu kỳ dài liên tục tăng, giá cao su xuất khẩu trung bình 2 tháng đầu năm 2011 đã lên mức 4.466 USD/tấn, tăng 76,9% (tương đương 1.942 USD/tấn) so với cùng kỳ năm trước.
Tăng trưởng về tiêu thụ cao su được thấy ở tất cả các thị trường hàng đầu, trong đó Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất (chiếm 62,3% thị phần), đã tăng 47,3% về lượng và gấp 2,6 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Trái với tình hình tiêu thụ cà phê ảm đạm, giá liên tục giảm sút của cùng kỳ năm ngoái, năm nay xuất khẩu cà phê đạt mức kỷ lục về giá. Xuất khẩu cà phê quý 1/2011 ước đạt 504 nghìn tấn, thu về 1 tỷ USD, tăng hơn 46% về lượng và gấp hơn 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm đạt 1.993 USD/tấn, tăng gần 41% (khoảng 579 USD/tấn) so với cùng kỳ năm trước. Giá bán cà phê trong nước cũng được kéo lên mức 47.000 đồng/kg. “Đây là một tín hiệu đáng mừng cho người trồng cà phê”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhìn nhận.
Cũng trong xu hướng tăng giá nhưng xuất khẩu hạt điều, tiêu, chè đang suy giảm về lượng so với cùng kỳ do khó khăn nguồn cung. Trong quý 1, xuất khẩu hạt điều ước đạt 28 nghìn tấn, đem về kim ngạch 194 triệu USD, giảm gần 10 % về lượng nhưng tăng khoảng 22% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá xuất khẩu điều bình quân 2 tháng đầu năm đạt 7.047 USD/tấn, tăng tới trên 33% (tương ứng 1.761 USD/tấn) so với cùng kỳ năm trước. “Mặc dù được giá, ngành điều Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với khó khăn do thiếu nguyên liệu”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cho biết.
Với hạt tiêu, xuất khẩu 3 tháng đầu năm mới đạt khoảng 18 nghìn tấn, chỉ bằng 2/3 về lượng so với cùng kỳ. Kết quả “khiêm tốn” này may mắn được hỗ trợ của tăng giá. Tiêu xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt mức giá bình quân 4.785 USD/tấn, tăng rất cao ở mức gần 54% (tương đương 1.673 USD/tấn) so với cùng kỳ năm 2010. Nhờ đó, kim ngạch thu về trong quý đầu ước đạt 85 triệu USD, xấp xỉ về giá trị so với cùng kỳ…
Cũng trong quý 1/2011, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 756 triệu USD, chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại, xuất khẩu thuỷ sản đạt 1,1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010. Tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản được ghi nhận ở nhiều thị trường tiêu thụ lớn, điển hình như Hoa Kỳ tăng trên 39%, Đức 32,5%, Canada gấp 2 lần... Giá tôm tăng kèm theo xuất khẩu tôm cũng tăng trưởng khá ở các thị trường Mỹ và EU.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhập khẩu vật tư, phân bón phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản quý 1/2011 ước đạt 3,3 tỷ USD, giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, ngành nông nghiệp nhập siêu khoảng 2,1 tỷ USD trong quý đầu năm 2011.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản quý 1/2011 ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm 2010. Tình hình này khác hoàn toàn so với con số tăng trưởng âm khoảng 4% của cùng kỳ năm ngoái.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức rất cao tại các mặt hàng nông và thủy sản. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt kim ngạch 3,4 tỷ USD, tăng 56,2% so với cùng kỳ; thuỷ sản đạt 1,1 tỷ USD, tương ứng tăng 22%. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo đang mất giá, dù lượng tăng khá cao so với cùng kỳ.
Cụ thể, xuất khẩu gạo quý 1 đạt khoảng 1,6 triệu tấn, kim ngạch 823 triệu USD, tăng tới trên 13% về lượng nhưng chỉ cao hơn gần 4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dù qua hai tháng đầu năm, lượng xuất khẩu tăng khá so với các năm trước đây nhưng thị trường tiêu thụ gạo xuất khẩu khó có khả năng tăng mạnh như năm ngoái do xuất khẩu lúa mỳ sẽ hồi phục trong năm nay.
Để khuyến khích xuất khẩu, cả Thái Lan và Việt Nam đã hạ giá gạo xuất khẩu. Giá xuất khẩu bình quân 2 tháng năm 2011 đạt 505 USD/tấn, giảm khoảng 9,6% so với cùng kỳ năm 2010.
Nhưng đó là mặt hàng duy nhất mất giá, trong các mặt hàng nông sản chính, xuất khẩu cao su tiếp tục dẫn đầu về tốc độ tăng cả lượng và giá bán. Sản lượng xuất khẩu cao su quý 1 ước đạt 179 nghìn tấn, thu về 798 triệu USD. So cùng kỳ năm trước, xuất khẩu cao su quý 1/2011 cao hơn gần 45% về lượng và tăng gấp 2,5 lần về kim ngạch.
Ở cùng kỳ năm ngoái, giá cao su xuất khẩu mới vượt nhẹ qua mức 2.500 USD/tấn. Sau một chu kỳ dài liên tục tăng, giá cao su xuất khẩu trung bình 2 tháng đầu năm 2011 đã lên mức 4.466 USD/tấn, tăng 76,9% (tương đương 1.942 USD/tấn) so với cùng kỳ năm trước.
Tăng trưởng về tiêu thụ cao su được thấy ở tất cả các thị trường hàng đầu, trong đó Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất (chiếm 62,3% thị phần), đã tăng 47,3% về lượng và gấp 2,6 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Trái với tình hình tiêu thụ cà phê ảm đạm, giá liên tục giảm sút của cùng kỳ năm ngoái, năm nay xuất khẩu cà phê đạt mức kỷ lục về giá. Xuất khẩu cà phê quý 1/2011 ước đạt 504 nghìn tấn, thu về 1 tỷ USD, tăng hơn 46% về lượng và gấp hơn 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm đạt 1.993 USD/tấn, tăng gần 41% (khoảng 579 USD/tấn) so với cùng kỳ năm trước. Giá bán cà phê trong nước cũng được kéo lên mức 47.000 đồng/kg. “Đây là một tín hiệu đáng mừng cho người trồng cà phê”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhìn nhận.
Cũng trong xu hướng tăng giá nhưng xuất khẩu hạt điều, tiêu, chè đang suy giảm về lượng so với cùng kỳ do khó khăn nguồn cung. Trong quý 1, xuất khẩu hạt điều ước đạt 28 nghìn tấn, đem về kim ngạch 194 triệu USD, giảm gần 10 % về lượng nhưng tăng khoảng 22% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá xuất khẩu điều bình quân 2 tháng đầu năm đạt 7.047 USD/tấn, tăng tới trên 33% (tương ứng 1.761 USD/tấn) so với cùng kỳ năm trước. “Mặc dù được giá, ngành điều Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với khó khăn do thiếu nguyên liệu”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cho biết.
Với hạt tiêu, xuất khẩu 3 tháng đầu năm mới đạt khoảng 18 nghìn tấn, chỉ bằng 2/3 về lượng so với cùng kỳ. Kết quả “khiêm tốn” này may mắn được hỗ trợ của tăng giá. Tiêu xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt mức giá bình quân 4.785 USD/tấn, tăng rất cao ở mức gần 54% (tương đương 1.673 USD/tấn) so với cùng kỳ năm 2010. Nhờ đó, kim ngạch thu về trong quý đầu ước đạt 85 triệu USD, xấp xỉ về giá trị so với cùng kỳ…
Cũng trong quý 1/2011, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 756 triệu USD, chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại, xuất khẩu thuỷ sản đạt 1,1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010. Tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản được ghi nhận ở nhiều thị trường tiêu thụ lớn, điển hình như Hoa Kỳ tăng trên 39%, Đức 32,5%, Canada gấp 2 lần... Giá tôm tăng kèm theo xuất khẩu tôm cũng tăng trưởng khá ở các thị trường Mỹ và EU.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhập khẩu vật tư, phân bón phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản quý 1/2011 ước đạt 3,3 tỷ USD, giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, ngành nông nghiệp nhập siêu khoảng 2,1 tỷ USD trong quý đầu năm 2011.