“Mong muốn Thủ tướng đăng đàn vì tình hình biển Đông”
Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình cao với quyết tâm của Thủ tướng trong chỉ đạo giải quyết vấn đề biển Đông
Như VnEconomy đã đưa tin, theo lệ thường, tại kỳ họp Quốc hội giữa năm, Thủ tướng không đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp. Nhưng, kỳ này có thể sẽ khác.
Với các kỳ họp giữa năm của Quốc hội, văn bản gửi xin ý kiến đại biểu về danh sách người trả lời chất vấn thường “chốt” thông tin về một vị phó thủ tướng sẽ đăng đàn sau khi các vị bộ trưởng đã trả lời.
Ở kỳ họp này, nội dung được thể hiện tại văn bản là “sau khi các vị bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng Chính phủ (hoặc một vị phó thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền) thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội”.
“Thủ tướng có thể ủy quyền cho một phó thủ tướng trả lời, nhưng vì tình hình biển Đông, kỳ này một số vị đại biểu Quốc hội mong muốn Thủ tướng trực tiếp đăng đàn”, Chủ nhiệm Văn phòng, đồng thời là người phát ngôn của Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc lý giải với VnEconomy về sự khác nhau nói trên.
Một số vị đại biểu cũng chia sẻ rằng, ở phiên thảo luận toàn thể vừa qua, nhiều ý kiến đã bày tỏ sự đồng tình cao với quyết tâm của Thủ tướng trong chỉ đạo giải quyết vấn đề biển Đông. Đặc biệt là thông điệp của Thủ tướng khi trả lời một số các hãng thông tấn nước ngoài rằng Việt Nam nhất định không chấp nhận đánh đổi chủ quyền thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.
Tại kỳ họp này, cử tri cả nước cũng đã theo dõi trên 40 ý kiến đại biểu về biển Đông qua phiên thảo luận lịch sử ngày 2/6 vừa qua. Tuy nhiên, phát biểu của người đứng đầu Chính phủ trước toàn thể quốc dân đồng bào về tình hình biển Đông vẫn đang được cử tri chờ đợi, một vị đại biểu nói.
Một số vị khác nhắc lại phiên trả lời chất vấn của Thủ tướng vào cuối năm 2011, về những giải pháp cụ thể mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Khi ấy, Thủ tướng khẳng định Việt Nam có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Ông cũng nói, Hiến pháp quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật nhưng chúng ta chưa có Luật Biểu tình, như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu Luật Biểu tình, nói ngắn gọn là phải thực hiện Hiến pháp.
Ngay sau khi phần trả lời của Thủ tướng được đăng tải trên VnEconomy, bạn đọc đã gửi phản hồi: “Thủ tướng đã có bài phát biểu hay và đáp ứng mong mỏi của người dân về chủ quyền lãnh thổ cũng như về quyền được bày tỏ chính kiến (biểu tình) theo pháp luật của công dân”.
Nay, tính thời sự về cả bảo vệ chủ quyền và đảm bảo quyền biểu tình cho dân đều đã tăng lên nhiều phần. Dự án Luật Biểu tình từ chỗ chưa rõ thời hạn trình đã được đưa vào chương trình thông qua vào cuối 2015.
Nếu Thủ tướng đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp, thời gian dành cho ông sẽ không còn chỉ là 20 phút cho 22 câu trả lời như ở kỳ họp cuối năm 2011. Cũng không chỉ là nửa buổi chiều như tại phiên trả lời chất vấn ở kỳ họp cuối năm 2013.
Mà Quốc hội sẽ dành trọn buổi chiều (từ 14h đến 17h) ngày 12/6 cho Thủ tướng (hoặc một phó thủ tướng theo ủy quyền của Thủ tướng) phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều chỉnh này không chỉ đáp ứng yêu cầu của cử tri mà còn của cả đại biểu. Bởi, gần như chưa có kỳ họp nào Thủ tướng có đủ thời gian để trả lời hết các chất vấn trực tiếp của đại biểu.
Nghị viện nhiều nước chất vấn đến khi nào trả lời hết thì thôi, tại sao Quốc hội Việt Nam cứ đến 17h là dừng, trong khi đại biểu và cử tri muốn được nghe hết các câu trả lời của Thủ tướng.
Câu hỏi này của một vị đại biểu đã từng được VnEconomy nêu tại cuộc họp báo ngay sau khi kết thúc kỳ họp thứ sáu (cuối năm 2013) của Quốc hội. Tất nhiên, khả năng Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp chưa hoàn toàn chắc chắn, vì ông vẫn có thể ủy quyền cho một vị cấp phó như thường lệ. Nhưng, nếu ông đăng đàn thì thời gian trả lời chất vấn dành cho Thủ tướng sẽ không còn được tính bằng phút như trước nữa.
Với các kỳ họp giữa năm của Quốc hội, văn bản gửi xin ý kiến đại biểu về danh sách người trả lời chất vấn thường “chốt” thông tin về một vị phó thủ tướng sẽ đăng đàn sau khi các vị bộ trưởng đã trả lời.
Ở kỳ họp này, nội dung được thể hiện tại văn bản là “sau khi các vị bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn trực tiếp, Thủ tướng Chính phủ (hoặc một vị phó thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền) thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội”.
“Thủ tướng có thể ủy quyền cho một phó thủ tướng trả lời, nhưng vì tình hình biển Đông, kỳ này một số vị đại biểu Quốc hội mong muốn Thủ tướng trực tiếp đăng đàn”, Chủ nhiệm Văn phòng, đồng thời là người phát ngôn của Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc lý giải với VnEconomy về sự khác nhau nói trên.
Một số vị đại biểu cũng chia sẻ rằng, ở phiên thảo luận toàn thể vừa qua, nhiều ý kiến đã bày tỏ sự đồng tình cao với quyết tâm của Thủ tướng trong chỉ đạo giải quyết vấn đề biển Đông. Đặc biệt là thông điệp của Thủ tướng khi trả lời một số các hãng thông tấn nước ngoài rằng Việt Nam nhất định không chấp nhận đánh đổi chủ quyền thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.
Tại kỳ họp này, cử tri cả nước cũng đã theo dõi trên 40 ý kiến đại biểu về biển Đông qua phiên thảo luận lịch sử ngày 2/6 vừa qua. Tuy nhiên, phát biểu của người đứng đầu Chính phủ trước toàn thể quốc dân đồng bào về tình hình biển Đông vẫn đang được cử tri chờ đợi, một vị đại biểu nói.
Một số vị khác nhắc lại phiên trả lời chất vấn của Thủ tướng vào cuối năm 2011, về những giải pháp cụ thể mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Khi ấy, Thủ tướng khẳng định Việt Nam có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Ông cũng nói, Hiến pháp quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật nhưng chúng ta chưa có Luật Biểu tình, như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu Luật Biểu tình, nói ngắn gọn là phải thực hiện Hiến pháp.
Ngay sau khi phần trả lời của Thủ tướng được đăng tải trên VnEconomy, bạn đọc đã gửi phản hồi: “Thủ tướng đã có bài phát biểu hay và đáp ứng mong mỏi của người dân về chủ quyền lãnh thổ cũng như về quyền được bày tỏ chính kiến (biểu tình) theo pháp luật của công dân”.
Nay, tính thời sự về cả bảo vệ chủ quyền và đảm bảo quyền biểu tình cho dân đều đã tăng lên nhiều phần. Dự án Luật Biểu tình từ chỗ chưa rõ thời hạn trình đã được đưa vào chương trình thông qua vào cuối 2015.
Nếu Thủ tướng đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp, thời gian dành cho ông sẽ không còn chỉ là 20 phút cho 22 câu trả lời như ở kỳ họp cuối năm 2011. Cũng không chỉ là nửa buổi chiều như tại phiên trả lời chất vấn ở kỳ họp cuối năm 2013.
Mà Quốc hội sẽ dành trọn buổi chiều (từ 14h đến 17h) ngày 12/6 cho Thủ tướng (hoặc một phó thủ tướng theo ủy quyền của Thủ tướng) phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều chỉnh này không chỉ đáp ứng yêu cầu của cử tri mà còn của cả đại biểu. Bởi, gần như chưa có kỳ họp nào Thủ tướng có đủ thời gian để trả lời hết các chất vấn trực tiếp của đại biểu.
Nghị viện nhiều nước chất vấn đến khi nào trả lời hết thì thôi, tại sao Quốc hội Việt Nam cứ đến 17h là dừng, trong khi đại biểu và cử tri muốn được nghe hết các câu trả lời của Thủ tướng.
Câu hỏi này của một vị đại biểu đã từng được VnEconomy nêu tại cuộc họp báo ngay sau khi kết thúc kỳ họp thứ sáu (cuối năm 2013) của Quốc hội. Tất nhiên, khả năng Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp chưa hoàn toàn chắc chắn, vì ông vẫn có thể ủy quyền cho một vị cấp phó như thường lệ. Nhưng, nếu ông đăng đàn thì thời gian trả lời chất vấn dành cho Thủ tướng sẽ không còn được tính bằng phút như trước nữa.