“Một số thanh chống dầm cầu Pháp Vân chỉ gá hờ”
Đại diện chủ đầu tư dự án đã có cuộc trao đổi trực tiếp với báo chí về nguyên nhân sơ bộ sự cố sập dầm cầu cạn Pháp Vân
Đại diện chủ đầu tư dự án đã có cuộc trao đổi trực tiếp với báo chí về nguyên nhân sơ bộ sự cố sập dầm cầu cạn Pháp Vân.
Tại buổi gặp mặt báo chí vào chiều 19/4, ông Phạm Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long - PMU Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải), đơn vị chủ đầu tư dự án cầu Thanh Trì cho biết: thống nhất ban đầu của chủ đầu tư về sự cố ngày 18/4 là do lỗi của nhà thầu và đơn vị thi công. Ông nói:
- Theo báo cáo của nhà thầu, bước đầu xác định, thanh chống cột số 2 có vấn đề, sau khi nghiêng, đổ đã gây hiệu ứng đôminô làm đổ tiếp các dầm số 3, 4 và 5. Chúng tôi đang tìm hiểu nguyên nhân tại sao dầm số 2 lại nghiêng. Tuy nhiên, kiểm tra hiện trường cho thấy, việc chằng chống và liên kết của nhà thầu rất kém. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự việc đáng tiếc trên.
Các chuyên gia đang xem xét, đánh giá để tìm ra nguyên nhân cuối cùng, còn hiện tại tất cả đều là phỏng đoán.
"Mấu chốt là chống như thế nào"
Thưa ông, trước khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư có thường xuyên kiểm tra, giám sát công trình không?
Chúng tôi vẫn thường xuyên kiểm tra nhằm giám sát chặt chẽ chất lượng thi công cũng như nắm rõ tiến độ của dự án. Mỗi cuộc kiểm tra chúng tôi đều cảnh báo đơn vị thi công việc lắp dựng các thanh dầm và các mối liên kết, chống đỡ.
Vậy trong khi kiểm tra, chủ đầu tư có thấy thực tế là đơn vị thi công đã sử dụng các thanh gỗ để chống các dầm cầu nặng hàng chục tấn?
Chúng tôi có thấy thực tế đó và cũng đã nhắc nhở nhà thầu phải chú ý việc lắp dựng, cột chống phải đảm bảo trong khi chưa làm kịp dầm ngang.
Còn việc dùng gỗ hay thép làm cột chống không phải là vấn đề quan trọng. Mấu chốt là chống như thế nào, nếu chỉ chống hờ thì mới nguy. Còn nếu chống đúng kỹ thuật thì không sao. Tại 4 dầm cầu bị sập, cột chống là các thanh gỗ nhưng chỉ bị bê tông bào mòn, vẹt đi một đầu chứ không hề bị gãy.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, chúng tôi đã đi kiểm tra lại các thanh dầm và chống đỡ, sơ bộ phát hiện một số thanh chống dầm chỉ gá hờ. Chúng tôi đã yêu cầu phải khắc phục ngay tình trạng này.
Nếu cần sẽ kiểm nghiệm lại mẫu
Ngoài vấn đề cọc chống, nhiều người còn đặt vấn đề các dầm cầu có khả năng bị "rút ruột”, thưa ông?
Để chuẩn bị cho việc nghiệm thu công trình, tất cả các dầm đều được phía tư vấn lấy mẩu kiểm tra, nếu mẫu không đạt tiêu chuẩn thì sẽ bị loại bỏ. Hiện nay tất cả phiếu nghiệm thu, đánh giá chất lượng đã được tư vấn tập hợp lại để đánh giá chất lượng các thanh dầm.
Với tư cách là chủ đầu tư trực tiếp, hiện Ban quản lý dự án Thăng Long đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về sự cố trên. Nếu Bộ có yêu cầu thì chúng tôi sẽ lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm lại. Hiện chúng tôi cũng đã có báo cáo gửi Cục Giám định (Bộ Giao thông Vận tải) và Cục Giám định nhà nước công trình xây dựng (Bộ Xây dựng).
Có nguyên nhân tư việc bị “thúc ép” do dự án đã bị chậm tiến độ không, thưa ông?
Tôi khẳng định hoàn toàn không có sức ép về mặt tiến độ. Hợp đồng cho dự án này kéo dài 2 năm, khởi công 14/10/2008. Đặc biệt, hạng mục này có thời gian “dự trữ” chứ không nằm trong "đường goong" của dự án (nghĩa là không nằm trong hạng mục chậm thì gây ảnh hưởng tiến độ chung), nên hoàn toàn không có chuyện chủ đầu tư ép tiến độ.
"Chắc chắn không có vấn đề gì xảy ra nữa"
Vậy đến thời điểm này, chủ đầu tư có nhận định gì về nguyên nhân của sự cố?
Hiện vẫn chưa thể kết luận chính xác nguyên nhân của sự cố trên. Nhưng có thể đánh giá đây là tai nạn do công nhân thi công ẩu, sự không cẩn thận của đơn vị thi công.
Còn phía đơn vị tư vấn của dự án đang nghi ngờ nguyên nhân là do thi công đặt dầm không đúng tâm gối cao su ở mối nối khiến tim gối và tâm dầm bị lệch, làm dầm bị nghiêng. Tất nhiên đây cũng chỉ là giả thiết của đơn vị tư vấn.
Nếu sự cố xảy ra khi đang thi công, có thiết bị nặng thì sẽ dễ tìm lý do hơn. Do vậy, tất cả lý do đưa ra vào lúc này đều đang ở dạng phỏng đoán.
Vấn đề mà người dân quan tâm là ẩn họa từ những thành dầm khác khi cầu được đưa vào sử dụng?
Tôi có thể khẳng định, các thanh dầm có nguy cơ sập, sau khi kiểm tra chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị thi công khắc phục. Còn khi công trình đi vào hoạt động, lúc đó các thanh dầm được liên kết với nhau, sẽ tuyệt đối đảm bảo an toàn và chắc chắn không có vấn đề gì xảy ra nữa.
* Sự cố xảy ra ở gói thầu số 3A, xây dựng cầu cạn Pháp Vân kéo dài thuộc Dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai 3 Hà Nội do Nhà thầu Liên danh Sumitomo Mitsui - Tổng công ty xây dựng Thăng Long thi công.
Gói thầu có chiều dài 2.484 m cầu cạn chạy suốt, 221 m cầu bản có lỗ bê tông cốt thép và hai đường gom dài 950m mỗi bên. Tổng giá trị hợp đồng hơn 990 tỷ đồng. Gói thầu được khởi công 14/10/2008 và được hoàn thành sau 730 ngày, đến nay đã thi công được 70% khối lượng công việc.
Tại buổi gặp mặt báo chí vào chiều 19/4, ông Phạm Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long - PMU Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải), đơn vị chủ đầu tư dự án cầu Thanh Trì cho biết: thống nhất ban đầu của chủ đầu tư về sự cố ngày 18/4 là do lỗi của nhà thầu và đơn vị thi công. Ông nói:
- Theo báo cáo của nhà thầu, bước đầu xác định, thanh chống cột số 2 có vấn đề, sau khi nghiêng, đổ đã gây hiệu ứng đôminô làm đổ tiếp các dầm số 3, 4 và 5. Chúng tôi đang tìm hiểu nguyên nhân tại sao dầm số 2 lại nghiêng. Tuy nhiên, kiểm tra hiện trường cho thấy, việc chằng chống và liên kết của nhà thầu rất kém. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự việc đáng tiếc trên.
Các chuyên gia đang xem xét, đánh giá để tìm ra nguyên nhân cuối cùng, còn hiện tại tất cả đều là phỏng đoán.
"Mấu chốt là chống như thế nào"
Thưa ông, trước khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư có thường xuyên kiểm tra, giám sát công trình không?
Chúng tôi vẫn thường xuyên kiểm tra nhằm giám sát chặt chẽ chất lượng thi công cũng như nắm rõ tiến độ của dự án. Mỗi cuộc kiểm tra chúng tôi đều cảnh báo đơn vị thi công việc lắp dựng các thanh dầm và các mối liên kết, chống đỡ.
Vậy trong khi kiểm tra, chủ đầu tư có thấy thực tế là đơn vị thi công đã sử dụng các thanh gỗ để chống các dầm cầu nặng hàng chục tấn?
Chúng tôi có thấy thực tế đó và cũng đã nhắc nhở nhà thầu phải chú ý việc lắp dựng, cột chống phải đảm bảo trong khi chưa làm kịp dầm ngang.
Còn việc dùng gỗ hay thép làm cột chống không phải là vấn đề quan trọng. Mấu chốt là chống như thế nào, nếu chỉ chống hờ thì mới nguy. Còn nếu chống đúng kỹ thuật thì không sao. Tại 4 dầm cầu bị sập, cột chống là các thanh gỗ nhưng chỉ bị bê tông bào mòn, vẹt đi một đầu chứ không hề bị gãy.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, chúng tôi đã đi kiểm tra lại các thanh dầm và chống đỡ, sơ bộ phát hiện một số thanh chống dầm chỉ gá hờ. Chúng tôi đã yêu cầu phải khắc phục ngay tình trạng này.
Nếu cần sẽ kiểm nghiệm lại mẫu
Ngoài vấn đề cọc chống, nhiều người còn đặt vấn đề các dầm cầu có khả năng bị "rút ruột”, thưa ông?
Để chuẩn bị cho việc nghiệm thu công trình, tất cả các dầm đều được phía tư vấn lấy mẩu kiểm tra, nếu mẫu không đạt tiêu chuẩn thì sẽ bị loại bỏ. Hiện nay tất cả phiếu nghiệm thu, đánh giá chất lượng đã được tư vấn tập hợp lại để đánh giá chất lượng các thanh dầm.
Với tư cách là chủ đầu tư trực tiếp, hiện Ban quản lý dự án Thăng Long đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về sự cố trên. Nếu Bộ có yêu cầu thì chúng tôi sẽ lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm lại. Hiện chúng tôi cũng đã có báo cáo gửi Cục Giám định (Bộ Giao thông Vận tải) và Cục Giám định nhà nước công trình xây dựng (Bộ Xây dựng).
Có nguyên nhân tư việc bị “thúc ép” do dự án đã bị chậm tiến độ không, thưa ông?
Tôi khẳng định hoàn toàn không có sức ép về mặt tiến độ. Hợp đồng cho dự án này kéo dài 2 năm, khởi công 14/10/2008. Đặc biệt, hạng mục này có thời gian “dự trữ” chứ không nằm trong "đường goong" của dự án (nghĩa là không nằm trong hạng mục chậm thì gây ảnh hưởng tiến độ chung), nên hoàn toàn không có chuyện chủ đầu tư ép tiến độ.
"Chắc chắn không có vấn đề gì xảy ra nữa"
Vậy đến thời điểm này, chủ đầu tư có nhận định gì về nguyên nhân của sự cố?
Hiện vẫn chưa thể kết luận chính xác nguyên nhân của sự cố trên. Nhưng có thể đánh giá đây là tai nạn do công nhân thi công ẩu, sự không cẩn thận của đơn vị thi công.
Còn phía đơn vị tư vấn của dự án đang nghi ngờ nguyên nhân là do thi công đặt dầm không đúng tâm gối cao su ở mối nối khiến tim gối và tâm dầm bị lệch, làm dầm bị nghiêng. Tất nhiên đây cũng chỉ là giả thiết của đơn vị tư vấn.
Nếu sự cố xảy ra khi đang thi công, có thiết bị nặng thì sẽ dễ tìm lý do hơn. Do vậy, tất cả lý do đưa ra vào lúc này đều đang ở dạng phỏng đoán.
Vấn đề mà người dân quan tâm là ẩn họa từ những thành dầm khác khi cầu được đưa vào sử dụng?
Tôi có thể khẳng định, các thanh dầm có nguy cơ sập, sau khi kiểm tra chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị thi công khắc phục. Còn khi công trình đi vào hoạt động, lúc đó các thanh dầm được liên kết với nhau, sẽ tuyệt đối đảm bảo an toàn và chắc chắn không có vấn đề gì xảy ra nữa.
* Sự cố xảy ra ở gói thầu số 3A, xây dựng cầu cạn Pháp Vân kéo dài thuộc Dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai 3 Hà Nội do Nhà thầu Liên danh Sumitomo Mitsui - Tổng công ty xây dựng Thăng Long thi công.
Gói thầu có chiều dài 2.484 m cầu cạn chạy suốt, 221 m cầu bản có lỗ bê tông cốt thép và hai đường gom dài 950m mỗi bên. Tổng giá trị hợp đồng hơn 990 tỷ đồng. Gói thầu được khởi công 14/10/2008 và được hoàn thành sau 730 ngày, đến nay đã thi công được 70% khối lượng công việc.