Báo cáo Thủ tướng về nguyên nhân sập dầm cầu cạn Pháp Vân
Theo Bộ Giao thông Vận tải, nguyên nhân ban đầu của việc rơi 4 phiến dầm là do sơ suất của nhà thầu trong quá trình thi công
Theo thông cáo báo chí vừa được Bộ Giao thông Vận tải phát đi chiều nay, nguyên nhân ban đầu về sự cố sập dầm cầu cạn Pháp Vân đã được báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào ngày hôm nay (19/4).
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đánh giá sơ bộ nguyên nhân ban đầu của việc rơi 4 phiến dầm là do sơ suất của nhà thầu trong quá trình thi công. Hệ mặt cầu gồm các dầm dọc bê tông cốt thép được đúc sẵn, lao lắp đặt lên trụ và được liên kết bằng các dầm ngang bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Các dầm dọc đã được thi công lao lắp xong từ ngày 4/12/2009.
Trong khi chuẩn bị để tiến hành thi công các dầm ngang, nhà thầu đã kê kích tạm nhằm ổn định các dầm dọc bằng các thanh chống bằng gỗ, tuy nhiên nhà thầu đã không thi công ngay dầm ngang và thời gian kê kích tạm thời bị kéo dài, dẫn đến một phiến dầm bị mất ổn định, đổ nghiêng kéo theo các dầm khác đổ và rơi xuống.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sự việc gây đổ và làm gãy 4 phiến dầm nêu trên, có văn bản báo cáo Bộ trước ngày 24/4/2010.
Đồng thời, khẩn trương rà soát lại hồ sơ thiết kế các hạng mục công trình, thiết kế biện pháp tổ chức thi công, biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và thực tế thi công tại hiện trường; có giải pháp khắc phục ngay các tồn tại liên quan đến quá trình thi công các hạng mục công trình của Gói thầu 3A nói riêng và toàn bộ dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam vành đai 3 Hà Nội, không để xảy ra tình trạng tương tự trong thời gian thi công còn lại của gói thầu và dự án.
Trả lời báo chí sáng nay, ông Nguyễn Đức Ý, Giám đốc Công ty Cầu 7 Thăng Long, đại diện nhà thầu trực tiếp thi công hạng mục xảy ra sự cố sập dầm cầu, cũng nhận định ban đầu nguyên nhân dẫn đến sự cố trên là do yếu tố thi công.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đánh giá sơ bộ nguyên nhân ban đầu của việc rơi 4 phiến dầm là do sơ suất của nhà thầu trong quá trình thi công. Hệ mặt cầu gồm các dầm dọc bê tông cốt thép được đúc sẵn, lao lắp đặt lên trụ và được liên kết bằng các dầm ngang bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Các dầm dọc đã được thi công lao lắp xong từ ngày 4/12/2009.
Trong khi chuẩn bị để tiến hành thi công các dầm ngang, nhà thầu đã kê kích tạm nhằm ổn định các dầm dọc bằng các thanh chống bằng gỗ, tuy nhiên nhà thầu đã không thi công ngay dầm ngang và thời gian kê kích tạm thời bị kéo dài, dẫn đến một phiến dầm bị mất ổn định, đổ nghiêng kéo theo các dầm khác đổ và rơi xuống.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sự việc gây đổ và làm gãy 4 phiến dầm nêu trên, có văn bản báo cáo Bộ trước ngày 24/4/2010.
Đồng thời, khẩn trương rà soát lại hồ sơ thiết kế các hạng mục công trình, thiết kế biện pháp tổ chức thi công, biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông và thực tế thi công tại hiện trường; có giải pháp khắc phục ngay các tồn tại liên quan đến quá trình thi công các hạng mục công trình của Gói thầu 3A nói riêng và toàn bộ dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam vành đai 3 Hà Nội, không để xảy ra tình trạng tương tự trong thời gian thi công còn lại của gói thầu và dự án.
Trả lời báo chí sáng nay, ông Nguyễn Đức Ý, Giám đốc Công ty Cầu 7 Thăng Long, đại diện nhà thầu trực tiếp thi công hạng mục xảy ra sự cố sập dầm cầu, cũng nhận định ban đầu nguyên nhân dẫn đến sự cố trên là do yếu tố thi công.