Sập dầm cầu cạn Pháp Vân: “Có thể do thi công”
Nhận định ban đầu nguyên nhân dẫn đến sự cố sập dầm cầu cạn Pháp Vân là do yếu tố thi công
Theo ông Nguyễn Đức Ý, Giám đốc Công ty Cầu 7 Thăng Long, đại diện nhà thầu trực tiếp thi công hạng mục xảy ra sự cố sập dầm cầu cạn Pháp Vân trưa 18/4, nhận định ban đầu nguyên nhân dẫn đến sự cố trên là do yếu tố thi công.
4 thanh dầm bị sập có trọng lượng khoảng 40 tấn, dài 33m nằm trong tiểu mục cầu cạn Pháp Vân, thuộc dự án cầu Thanh Trì. Hạng mục này do Công ty Cầu 7 Thăng Long (Tổng công ty Xây dựng Thăng Long) trực tiếp thi công.
Cầu cạn Pháp Vân nối từ cầu Đại Từ, xuyên qua khu đô thị Linh Đàm và bắc qua nút giao thông Giải Phóng - Pháp Vân, nối tới đường dẫn cầu Thanh Trì, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cầu bắc qua sông Hồng. Hiện cầu Thanh Trì đã hoàn thành phần cầu chính được hơn một năm, nhưng đường dẫn lên cầu và cầu cạn từ Thanh Xuân đến Pháp Vân đều bị chậm tiến độ.
Trao đổi với báo chí tại hiện trường sáng 19/4, ông Nguyễn Đức Ý nói:
- Kết luận cuối cùng phải chờ các cơ quan chức năng đưa ra, sau khi đã khám nghiệm và có căn cứ chính xác.
Tuy nhiên, với tư cách là đơn vị trực tiếp thi công dầm cầu trên, nhận định ban đầu của chúng tôi có thể là do thanh giằng giữa các dầm trong quá trình 4 tháng nay phải chịu mưa gió dẫn đến bị han gỉ, gây mất ổn định một tuyến dầm nào đấy, sau đó đổ nghiêng, kéo theo các dầm bên cạnh đổ theo.
Vậy chính xác là 4 thanh dầm kia đã được đặt lên mố cầu từ ngày nào, thưa ông?
Chính xác là đã được lao dầm từ 4/12/2009.
Khi lao dầm, Công ty Cầu 7 Thăng Long có lập phương án đảm bảo an toàn của tất cả các thanh dầm nói chung và 4 thanh bị sập nói riêng?
Có chứ, tất cả các phương án đều đã được chúng tôi lập và đã được phê duyệt theo trình tự thi công của dự án.
Cụ thể là các ông đã triển khai như thế nào để đảm bảo an toàn?
Khi lao dầm, chúng tôi yêu cầu bộ phận thi công phải có các thanh chống và các liên kết ngang giữa các dầm với nhau.
Theo nhận định của nhiều người tại hiện trường, rất có thể nguyên nhân dẫn đến sự cố là do các thanh chống quá yếu vì công nhân đã dùng các thanh củi để chống?
Thực ra, hiện nay không có một quy chuẩn chung cụ thể nào cho việc trên mà đều được thực hiện theo tính toán của nhà thầu để làm sao đảm bảo an toàn. Trên cơ sở yêu cầu chung là phải ổn định thì mỗi nhà thầu sẽ đưa ra một phương án riêng của mình.
Các dầm này có trọng lượng lớn, khoảng 40 tấn/dầm và nếu xảy ra sự cố nó sẽ có độ va chạm mạnh nên phải có các thanh chống xiên để ổn định trên mặt hệ thống dầm và có các liên kết tạm bằng các thanh thép.
Như vậy là ông thiên về nguyên nhân sự cố là do các thanh giằng giữa các dầm bị gỉ?
Đấy cũng chỉ là nhận định. Rất có thể có một sơ suất nào đấy trong quá trình thi công mà chúng tôi không kiểm soát hết nên xảy ra sự cố.
Tôi cũng lưu ý, đối với mối hàn có thể chưa được đảm bảo hoặc là do để quá lâu ngoài trời. Một kết cấu hàn thông thường mà để 4 tháng ngoài trời hoàn toàn có thể bị gỉ.
Vậy tại sao các kết cấu hàn lại phải “nằm phơi” ngoài trời 4 tháng thưa ông?
Trách nhiệm của chúng tôi là đơn vị lao dầm, nhưng vẫn chưa thể nghiệm thu và bàn giao được nên hạng mục vẫn chưa thể hoàn thiện. Nhưng dù sao thì trách nhiệm vẫn là thuộc về nhà thầu thi công.
Sự cố này có giống sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ không, thưa ông?
Điều này tôi không thể trả lời được. Phải chờ các cơ quan giám định.
Vậy sự cố này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tiến độ toàn dự án?
Tất nhiên đã xảy ra sự cố thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ toàn dự án. Chúng tôi sẽ báo các cơ quan hữu quan để đảm bảo tiến độ nhanh nhất. Hiện công nhân thi công phần này đã chuyển sang làm hạng mục khác.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại hiện trường xảy ra sự cố, được phóng viên VnEconomy chụp vào trưa nay (19/4):
Đại diện nhà thầu và công nhân tại hiện trường.
Các thanh củi được sử dụng làm... thanh chống.
Một bên dầm cầu gãy còn tiếp xúc với mố cầu.
Cận cảnh một điểm gãy trên dầm cầu.
Dầm cầu gãy làm 3 khúc.
Công an đang có mặt tại nơi xảy ra sự cố.
4 thanh dầm bị sập có trọng lượng khoảng 40 tấn, dài 33m nằm trong tiểu mục cầu cạn Pháp Vân, thuộc dự án cầu Thanh Trì. Hạng mục này do Công ty Cầu 7 Thăng Long (Tổng công ty Xây dựng Thăng Long) trực tiếp thi công.
Cầu cạn Pháp Vân nối từ cầu Đại Từ, xuyên qua khu đô thị Linh Đàm và bắc qua nút giao thông Giải Phóng - Pháp Vân, nối tới đường dẫn cầu Thanh Trì, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cầu bắc qua sông Hồng. Hiện cầu Thanh Trì đã hoàn thành phần cầu chính được hơn một năm, nhưng đường dẫn lên cầu và cầu cạn từ Thanh Xuân đến Pháp Vân đều bị chậm tiến độ.
Trao đổi với báo chí tại hiện trường sáng 19/4, ông Nguyễn Đức Ý nói:
- Kết luận cuối cùng phải chờ các cơ quan chức năng đưa ra, sau khi đã khám nghiệm và có căn cứ chính xác.
Tuy nhiên, với tư cách là đơn vị trực tiếp thi công dầm cầu trên, nhận định ban đầu của chúng tôi có thể là do thanh giằng giữa các dầm trong quá trình 4 tháng nay phải chịu mưa gió dẫn đến bị han gỉ, gây mất ổn định một tuyến dầm nào đấy, sau đó đổ nghiêng, kéo theo các dầm bên cạnh đổ theo.
Vậy chính xác là 4 thanh dầm kia đã được đặt lên mố cầu từ ngày nào, thưa ông?
Chính xác là đã được lao dầm từ 4/12/2009.
Khi lao dầm, Công ty Cầu 7 Thăng Long có lập phương án đảm bảo an toàn của tất cả các thanh dầm nói chung và 4 thanh bị sập nói riêng?
Có chứ, tất cả các phương án đều đã được chúng tôi lập và đã được phê duyệt theo trình tự thi công của dự án.
Cụ thể là các ông đã triển khai như thế nào để đảm bảo an toàn?
Khi lao dầm, chúng tôi yêu cầu bộ phận thi công phải có các thanh chống và các liên kết ngang giữa các dầm với nhau.
Theo nhận định của nhiều người tại hiện trường, rất có thể nguyên nhân dẫn đến sự cố là do các thanh chống quá yếu vì công nhân đã dùng các thanh củi để chống?
Thực ra, hiện nay không có một quy chuẩn chung cụ thể nào cho việc trên mà đều được thực hiện theo tính toán của nhà thầu để làm sao đảm bảo an toàn. Trên cơ sở yêu cầu chung là phải ổn định thì mỗi nhà thầu sẽ đưa ra một phương án riêng của mình.
Các dầm này có trọng lượng lớn, khoảng 40 tấn/dầm và nếu xảy ra sự cố nó sẽ có độ va chạm mạnh nên phải có các thanh chống xiên để ổn định trên mặt hệ thống dầm và có các liên kết tạm bằng các thanh thép.
Như vậy là ông thiên về nguyên nhân sự cố là do các thanh giằng giữa các dầm bị gỉ?
Đấy cũng chỉ là nhận định. Rất có thể có một sơ suất nào đấy trong quá trình thi công mà chúng tôi không kiểm soát hết nên xảy ra sự cố.
Tôi cũng lưu ý, đối với mối hàn có thể chưa được đảm bảo hoặc là do để quá lâu ngoài trời. Một kết cấu hàn thông thường mà để 4 tháng ngoài trời hoàn toàn có thể bị gỉ.
Vậy tại sao các kết cấu hàn lại phải “nằm phơi” ngoài trời 4 tháng thưa ông?
Trách nhiệm của chúng tôi là đơn vị lao dầm, nhưng vẫn chưa thể nghiệm thu và bàn giao được nên hạng mục vẫn chưa thể hoàn thiện. Nhưng dù sao thì trách nhiệm vẫn là thuộc về nhà thầu thi công.
Sự cố này có giống sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ không, thưa ông?
Điều này tôi không thể trả lời được. Phải chờ các cơ quan giám định.
Vậy sự cố này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tiến độ toàn dự án?
Tất nhiên đã xảy ra sự cố thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ toàn dự án. Chúng tôi sẽ báo các cơ quan hữu quan để đảm bảo tiến độ nhanh nhất. Hiện công nhân thi công phần này đã chuyển sang làm hạng mục khác.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại hiện trường xảy ra sự cố, được phóng viên VnEconomy chụp vào trưa nay (19/4):
Đại diện nhà thầu và công nhân tại hiện trường.
Các thanh củi được sử dụng làm... thanh chống.
Một bên dầm cầu gãy còn tiếp xúc với mố cầu.
Cận cảnh một điểm gãy trên dầm cầu.
Dầm cầu gãy làm 3 khúc.
Công an đang có mặt tại nơi xảy ra sự cố.