“Mùa mua sắm” của “đại gia” vùng Vịnh
Theo tính toán của các chuyên gia, các nước vùng Vịnh đang đầu tư khoảng 4.000 tỷ USD trên khắp thế giới
Ngày 27/11, cơ quan đầu tư Abu Dhabi (ADIA) của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã tuyên bố đầu tư 7,5 tỷ USD vào Citigroup. Theo các chuyên gia, động thái này có thể là dấu hiệu khởi động cho “mùa mua sắm” của vùng Vịnh ngay tại Phố Wall và các khu vực khác trên thế giới
Thừa tiền để đầu tư
Với sự tăng giá mạnh mẽ của dầu lửa trong 5 năm qua, dự trữ ngoại hối của các nước vùng Vịnh luôn ở trong tình trạng “bội thu”. Thống kê cho thấy, năm 2000, các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu dầu lửa (OPEC) thu về 243 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu dầu. Năm nay, chưa tính đến mức giá dầu vùn vụt tăng trong 2 tháng qua, con số này đã có thể đạt mức 688 tỷ USD.
Với nền kinh tế trong nước không đủ lớn để hấp thụ nổi lượng vốn như vậy, các nhà đầu tư vùng Vịnh tất nhiên phải tìm cách đầu tư ra bên ngoài. Theo tính toán của các chuyên gia, các nước vùng Vịnh đang đầu tư khoảng 4.000 tỷ USD trên khắp thế giới. Và với giá dầu đang ở ngưỡng cao như hiện nay, con số này sẽ còn tăng mạnh.
Các nhà đầu tư vùng Vịnh đang theo sát tình hình ở Mỹ, nơi các cổ phiếu ngân hàng đang lao dốc do ảnh hưởng của khủng hoảng trên thị trường tín chấp thứ cấp. Một giám đốc quỹ đầu tư giấu tên cho rằng, cuộc khủng hoảng tín dụng của Mỹ sẽ còn tiếp tục và như thế, các nhà đầu tư có thể mua được cổ phần với mức giá thậm chí còn rẻ hơn.
Tuy nhiên, thỏa thuận của Abu Dhabi với Citigroup cho thấy, các quỹ đầu tư vùng Vịnh sẽ chỉ chú ý đến các tổ chức tài chính lớn vào hàng blue-chip. “Những tổ chức tài chính này có thể gặp khó khăn vào thời điểm hiện tại nhưng họ là những tổ chức chất lượng cao. Bởi thế, khoảng cách địa lý không phải là một vấn đề”, Arif Nadvi, Giám đốc điều hành của Abraaj Capital, quỹ đầu tư cổ phần tư nhân có trụ sở ở Dubai nhận định.
Mặc dù các nước vùng Vịnh khá lo ngại về nền kinh tế Mỹ và khả năng đồng bạc xanh tiếp tục mất giá nghiêm trọng so với Euro, đối với ADIA, quỹ lợi ích quốc gia hiện nắm trong tay tài sản trị giá 875 tỷ USD, một ngân hàng đang gặp rắc rối như Citi dường như vẫn là “món hời”. Với khoản đầu tư 7,5 tỷ USD này, ADIA sẽ nắm 4,9% cổ phần của Citi, vượt qua cổ phần 3,6% của Hoàng tử Saudi Al Waleed bin Talal, người hiện tại là cổ đông lớn nhất của Citigroup.
Còn đối với Citigroup, khoản tiền này sẽ giúp cải thiện “sức khỏe” của tập đoàn khi mà bảng cân đối kế toán của tập đoàn liên tục xuất hiện những con số đáng ngại trong thời gian qua. Mặc dù vậy, việc Citigroup phải cầu cứu các “đại gia” vùng Vịnh cũng khiến các cổ đông khác của tập đoàn này lo lắng.
Đây không phải là lần đầu tiên Citigroup cần tới sự trợ giúp của vùng Vịnh. Năm 1991, ngân hàng này từng kêu gọi sự đầu tư của Hoàng tử Al Waleed. Vị hoàng tử này được coi là một ông chủ lắm yêu sách và sẵn sàng công khai xỉ vả các giám đốc của tập đoàn nếu ông muốn. Đặc biệt, mới đây, chính “ông chủ lớn” này đã “mở đường” cho việc “đẩy” CEO Charles Prince ra khỏi tập đoàn. Không chỉ có cổ phần ở Citigroup, Hoàng tử Walid còn có cổ phần ở một loạt các tập đoàn lớn khác ở Mỹ như News Corporation, Procter & Gamble, Hewlett-Packard, Pepsi, Time Warner và Walt Disney.
Từ những năm 1970, các nước vùng Vịnh đã đầu tư sang phương Tây, nhưng khi đó, họ chủ yếu đầu tư vào những tài sản an toàn với mức lợi nhuận thấp như mua trái phiếu Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã khác. Huwvan Steenis, nhà phân tích ngân hàng của Morgan Stanley ở London, cho biết, các quỹ lợi ích quốc gia từ vùng Vịnh đang để mắt nhiều đến bất động sản, các tổ chức tài chính, các công ty môi giới chứng khoán, các công ty quản lý tài sản, đặc biệt là các quỹ phòng hộ và các công ty đầu tư cổ phần tư nhân.
Al Mubadala, một quỹ đầu tư khác của UAE, mới đây đã mua lại 7,5% cổ phần của Carlyle, một quỹ đầu tư cổ phần tư nhân lớn, với giá 1,35 tỷ USD và mua lại 8,1% cổ phần của hãng sản xuất chip AMD với giá 600 triệu USD.
Quỹ đầu tư Dubai International Capital của người đứng đầu Dubai cũng đã mua lại cổ phần của cả HSBC và công ty quản lý quỹ đầu tư Och-Ziff. Quỹ này cũng vừa cho biết đã mua lại cổ phần quan trọng tại hãng điện tử Sony của Nhật Bản. Trong khi đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Dubai cũng đang đàm phán để mua lại 20% cổ phần của công ty hợp nhất giữa sàn Nasdaq và tập đoàn điều hành các thị trường chứng khoán ở Bắc Âu.
Thuận lợi lắm, rủi ro cũng nhiều
Theo dự đoán của Morgan Stanley, các tổ chức khác có thể đang nằm trong tầm ngắm của giới đầu tư vùng Vịnh là sàn giao dịch chứng khoán New York NYSE/Euronext, ngân hàng Deutsche Bank, quỹ phòng hộ Man Group có trụ sở tại London và ngân hàng UBS của Thụy Sỹ.
Tuy nhiên, chuyên gia Van Steenis cho rằng, do những rủi ro về xung đột chính trị hoặc sự can thiệp mạnh của các “ông chủ lớn”, lượng cổ phần được bán cho các nhà đầu tư sẽ chỉ ở mức hạn chế. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư vùng Vịnh cũng lo ngại về phản ứng chính trị có thể xảy ra ở Mỹ như đã xảy ra khi Dubai tìm cách mua lại một công ty vận hành cảng biển ở Mỹ.
Theo giới phân tích, những lo ngại như vậy sẽ hướng hoạt động đầu tư của các “ông lớn” này sang các khu vực khác, trong đó châu Âu là mục tiêu số một. Bà Dianan Farrell, Giám đốc Viện Nghiên cứu McKinsey Global, cho biết, lượng đầu tư của các nước vùng Vịnh đã đạt mức từ 3.400 đến 3.800 tỷ USD tính đến cuối năm 2006. Mỹ chiếm phần lớn lượng đầu tư này, nhưng ít nhất 25% lượng tiền này đã được đổ vào các nước châu Á, Trung Đông và Bắc Phi.
Các nhà kinh tế cho rằng, hoạt động đầu tư của các nước vùng Vịnh đã làm lợi cho nền kinh tế thế giới, chủ yếu thông qua việc tăng cường tính thanh khoản. Bên cạnh đó, những hoạt động này cũng giúp giữ lãi suất trên thế giới ở mức thấp. Theo bà Farrell, tiền đầu tư của các nước xuất khẩu dầu lửa giúp lãi suất đồng USD thấp hơn 0,75% so với mức lãi suất lẽ ra phải có của đồng tiền này, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của các nước vùng Vịnh cũng gây ra một số vấn đề, như các nền kinh tế tăng trưởng quá nóng và bong bóng tài sản ở ngay chính tại các nước này.
(Theo NYT, BusinessWeek)
Thừa tiền để đầu tư
Với sự tăng giá mạnh mẽ của dầu lửa trong 5 năm qua, dự trữ ngoại hối của các nước vùng Vịnh luôn ở trong tình trạng “bội thu”. Thống kê cho thấy, năm 2000, các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu dầu lửa (OPEC) thu về 243 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu dầu. Năm nay, chưa tính đến mức giá dầu vùn vụt tăng trong 2 tháng qua, con số này đã có thể đạt mức 688 tỷ USD.
Với nền kinh tế trong nước không đủ lớn để hấp thụ nổi lượng vốn như vậy, các nhà đầu tư vùng Vịnh tất nhiên phải tìm cách đầu tư ra bên ngoài. Theo tính toán của các chuyên gia, các nước vùng Vịnh đang đầu tư khoảng 4.000 tỷ USD trên khắp thế giới. Và với giá dầu đang ở ngưỡng cao như hiện nay, con số này sẽ còn tăng mạnh.
Các nhà đầu tư vùng Vịnh đang theo sát tình hình ở Mỹ, nơi các cổ phiếu ngân hàng đang lao dốc do ảnh hưởng của khủng hoảng trên thị trường tín chấp thứ cấp. Một giám đốc quỹ đầu tư giấu tên cho rằng, cuộc khủng hoảng tín dụng của Mỹ sẽ còn tiếp tục và như thế, các nhà đầu tư có thể mua được cổ phần với mức giá thậm chí còn rẻ hơn.
Tuy nhiên, thỏa thuận của Abu Dhabi với Citigroup cho thấy, các quỹ đầu tư vùng Vịnh sẽ chỉ chú ý đến các tổ chức tài chính lớn vào hàng blue-chip. “Những tổ chức tài chính này có thể gặp khó khăn vào thời điểm hiện tại nhưng họ là những tổ chức chất lượng cao. Bởi thế, khoảng cách địa lý không phải là một vấn đề”, Arif Nadvi, Giám đốc điều hành của Abraaj Capital, quỹ đầu tư cổ phần tư nhân có trụ sở ở Dubai nhận định.
Mặc dù các nước vùng Vịnh khá lo ngại về nền kinh tế Mỹ và khả năng đồng bạc xanh tiếp tục mất giá nghiêm trọng so với Euro, đối với ADIA, quỹ lợi ích quốc gia hiện nắm trong tay tài sản trị giá 875 tỷ USD, một ngân hàng đang gặp rắc rối như Citi dường như vẫn là “món hời”. Với khoản đầu tư 7,5 tỷ USD này, ADIA sẽ nắm 4,9% cổ phần của Citi, vượt qua cổ phần 3,6% của Hoàng tử Saudi Al Waleed bin Talal, người hiện tại là cổ đông lớn nhất của Citigroup.
Còn đối với Citigroup, khoản tiền này sẽ giúp cải thiện “sức khỏe” của tập đoàn khi mà bảng cân đối kế toán của tập đoàn liên tục xuất hiện những con số đáng ngại trong thời gian qua. Mặc dù vậy, việc Citigroup phải cầu cứu các “đại gia” vùng Vịnh cũng khiến các cổ đông khác của tập đoàn này lo lắng.
Đây không phải là lần đầu tiên Citigroup cần tới sự trợ giúp của vùng Vịnh. Năm 1991, ngân hàng này từng kêu gọi sự đầu tư của Hoàng tử Al Waleed. Vị hoàng tử này được coi là một ông chủ lắm yêu sách và sẵn sàng công khai xỉ vả các giám đốc của tập đoàn nếu ông muốn. Đặc biệt, mới đây, chính “ông chủ lớn” này đã “mở đường” cho việc “đẩy” CEO Charles Prince ra khỏi tập đoàn. Không chỉ có cổ phần ở Citigroup, Hoàng tử Walid còn có cổ phần ở một loạt các tập đoàn lớn khác ở Mỹ như News Corporation, Procter & Gamble, Hewlett-Packard, Pepsi, Time Warner và Walt Disney.
Từ những năm 1970, các nước vùng Vịnh đã đầu tư sang phương Tây, nhưng khi đó, họ chủ yếu đầu tư vào những tài sản an toàn với mức lợi nhuận thấp như mua trái phiếu Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã khác. Huwvan Steenis, nhà phân tích ngân hàng của Morgan Stanley ở London, cho biết, các quỹ lợi ích quốc gia từ vùng Vịnh đang để mắt nhiều đến bất động sản, các tổ chức tài chính, các công ty môi giới chứng khoán, các công ty quản lý tài sản, đặc biệt là các quỹ phòng hộ và các công ty đầu tư cổ phần tư nhân.
Al Mubadala, một quỹ đầu tư khác của UAE, mới đây đã mua lại 7,5% cổ phần của Carlyle, một quỹ đầu tư cổ phần tư nhân lớn, với giá 1,35 tỷ USD và mua lại 8,1% cổ phần của hãng sản xuất chip AMD với giá 600 triệu USD.
Quỹ đầu tư Dubai International Capital của người đứng đầu Dubai cũng đã mua lại cổ phần của cả HSBC và công ty quản lý quỹ đầu tư Och-Ziff. Quỹ này cũng vừa cho biết đã mua lại cổ phần quan trọng tại hãng điện tử Sony của Nhật Bản. Trong khi đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Dubai cũng đang đàm phán để mua lại 20% cổ phần của công ty hợp nhất giữa sàn Nasdaq và tập đoàn điều hành các thị trường chứng khoán ở Bắc Âu.
Thuận lợi lắm, rủi ro cũng nhiều
Theo dự đoán của Morgan Stanley, các tổ chức khác có thể đang nằm trong tầm ngắm của giới đầu tư vùng Vịnh là sàn giao dịch chứng khoán New York NYSE/Euronext, ngân hàng Deutsche Bank, quỹ phòng hộ Man Group có trụ sở tại London và ngân hàng UBS của Thụy Sỹ.
Tuy nhiên, chuyên gia Van Steenis cho rằng, do những rủi ro về xung đột chính trị hoặc sự can thiệp mạnh của các “ông chủ lớn”, lượng cổ phần được bán cho các nhà đầu tư sẽ chỉ ở mức hạn chế. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư vùng Vịnh cũng lo ngại về phản ứng chính trị có thể xảy ra ở Mỹ như đã xảy ra khi Dubai tìm cách mua lại một công ty vận hành cảng biển ở Mỹ.
Theo giới phân tích, những lo ngại như vậy sẽ hướng hoạt động đầu tư của các “ông lớn” này sang các khu vực khác, trong đó châu Âu là mục tiêu số một. Bà Dianan Farrell, Giám đốc Viện Nghiên cứu McKinsey Global, cho biết, lượng đầu tư của các nước vùng Vịnh đã đạt mức từ 3.400 đến 3.800 tỷ USD tính đến cuối năm 2006. Mỹ chiếm phần lớn lượng đầu tư này, nhưng ít nhất 25% lượng tiền này đã được đổ vào các nước châu Á, Trung Đông và Bắc Phi.
Các nhà kinh tế cho rằng, hoạt động đầu tư của các nước vùng Vịnh đã làm lợi cho nền kinh tế thế giới, chủ yếu thông qua việc tăng cường tính thanh khoản. Bên cạnh đó, những hoạt động này cũng giúp giữ lãi suất trên thế giới ở mức thấp. Theo bà Farrell, tiền đầu tư của các nước xuất khẩu dầu lửa giúp lãi suất đồng USD thấp hơn 0,75% so với mức lãi suất lẽ ra phải có của đồng tiền này, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của các nước vùng Vịnh cũng gây ra một số vấn đề, như các nền kinh tế tăng trưởng quá nóng và bong bóng tài sản ở ngay chính tại các nước này.
(Theo NYT, BusinessWeek)