Mỹ đóng cửa ngân hàng đầu tiên trong năm 2010
Mỹ đóng cửa một ngân hàng và một liên hiệp tín dụng, đánh dấu hai vụ đổ vỡ đầu tiên trong ngành ngân hàng nước này năm nay
Các nhà chức trách Mỹ đóng cửa một ngân hàng và một liên hiệp tín dụng, đánh dấu hai vụ đổ vỡ đầu tiên trong ngành ngân hàng nước này năm nay.
Theo các chuyên gia, năm 2010 sẽ còn chứng kiến sự sụp đổ của nhiều ngân hàng tại Mỹ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế còn yếu ớt và thị trường nhà đất nước này còn chưa tìm thấy đáy.
Cơ quan chức năng của bang Washington cho biết, họ đã hoàn tất thủ tục giải thể ngân hàng Horizon Bank. Ngân hàng có tài sản khoảng 1,3 tỷ USD và quản lý 1,1 tỷ USD của khách hàng này đã được tiếp quản bởi ngân hàng Washington Federal Savings & Loan Association có trụ sở ở cùng bang.
Theo Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), vụ đổ vỡ này ước tính sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi số tiền 539 triệu USD. Giống như nhiều ngân hàng quy mô nhỏ khác ở Mỹ, Horizon lâm nạn vì mắc kẹt với quá nhiều khoản cho vay địa ốc khó đòi.
Tập đoàn mẹ của Horizon Bank là Horizon Financial cho biết, họ cũng sẽ tiến hành giải tán, thanh lý tài sản, hoặc nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Cùng bị đóng cửa với Horizon Bank trong ngày hôm qua là liên hiệp tín dụng Kern Central Credit Union có trụ sở ở bang California. Tổ chức tín dụng này phục vụ đối tượng khách hàng chủ yếu là công nhân nông nghiệp và tập trung vào hoạt động cho vay mua xe.
FDIC cho hay, số tài sản trị giá 34,9 triệu USD của Kern Central Credit Union đã được một tổ chức tín dụng khác là Self-Help Federal Credit Union of Durham ở bang North Carolina nhất trí mua lại.
Năm 2009, nước Mỹ đóng cửa 140 ngân hàng, con số nhà băng bị giải thể cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay ở nước này năm 1992 - năm có 181 ngân hàng đổ vỡ.
Cũng trong năm ngoái, FDIC đã phải chi 30 tỷ USD để giải quyết các vụ đóng cửa ngân hàng, và dự kiến sẽ phải chi thêm khoảng 100 tỷ USD cho công tác này trong 4 năm tới. Mức trần bảo hiểm tiền gửi mà FDIC đang áp dụng là 250.000 USD mỗi tài khoản.
Hiện tại, các khoản vay dành cho lĩnh vực bất động sản thương mại đang bị xem là mảng u ám nhất trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Mỹ. Các tòa nhà văn phòng trống trơn đang khiến các công ty bất động sản thương mại lỗ nặng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ ngân hàng ngày càng lớn.
Trong khi đó, các ngân hàng địa phương với quy mô nhỏ lại đang là đối tượng nắm giữ một khối lượng rất lớn những khoản vay này. Thống kê cho thấy, số vốn vay trị giá 500 tỷ USD mà các ngân hàng Mỹ đã cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản thương mại sẽ đáo hạn trong vài năm tới.
(Theo Wall Street Journal, AP)
Theo các chuyên gia, năm 2010 sẽ còn chứng kiến sự sụp đổ của nhiều ngân hàng tại Mỹ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế còn yếu ớt và thị trường nhà đất nước này còn chưa tìm thấy đáy.
Cơ quan chức năng của bang Washington cho biết, họ đã hoàn tất thủ tục giải thể ngân hàng Horizon Bank. Ngân hàng có tài sản khoảng 1,3 tỷ USD và quản lý 1,1 tỷ USD của khách hàng này đã được tiếp quản bởi ngân hàng Washington Federal Savings & Loan Association có trụ sở ở cùng bang.
Theo Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), vụ đổ vỡ này ước tính sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi số tiền 539 triệu USD. Giống như nhiều ngân hàng quy mô nhỏ khác ở Mỹ, Horizon lâm nạn vì mắc kẹt với quá nhiều khoản cho vay địa ốc khó đòi.
Tập đoàn mẹ của Horizon Bank là Horizon Financial cho biết, họ cũng sẽ tiến hành giải tán, thanh lý tài sản, hoặc nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Cùng bị đóng cửa với Horizon Bank trong ngày hôm qua là liên hiệp tín dụng Kern Central Credit Union có trụ sở ở bang California. Tổ chức tín dụng này phục vụ đối tượng khách hàng chủ yếu là công nhân nông nghiệp và tập trung vào hoạt động cho vay mua xe.
FDIC cho hay, số tài sản trị giá 34,9 triệu USD của Kern Central Credit Union đã được một tổ chức tín dụng khác là Self-Help Federal Credit Union of Durham ở bang North Carolina nhất trí mua lại.
Năm 2009, nước Mỹ đóng cửa 140 ngân hàng, con số nhà băng bị giải thể cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay ở nước này năm 1992 - năm có 181 ngân hàng đổ vỡ.
Cũng trong năm ngoái, FDIC đã phải chi 30 tỷ USD để giải quyết các vụ đóng cửa ngân hàng, và dự kiến sẽ phải chi thêm khoảng 100 tỷ USD cho công tác này trong 4 năm tới. Mức trần bảo hiểm tiền gửi mà FDIC đang áp dụng là 250.000 USD mỗi tài khoản.
Hiện tại, các khoản vay dành cho lĩnh vực bất động sản thương mại đang bị xem là mảng u ám nhất trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Mỹ. Các tòa nhà văn phòng trống trơn đang khiến các công ty bất động sản thương mại lỗ nặng, kéo theo nguy cơ vỡ nợ ngân hàng ngày càng lớn.
Trong khi đó, các ngân hàng địa phương với quy mô nhỏ lại đang là đối tượng nắm giữ một khối lượng rất lớn những khoản vay này. Thống kê cho thấy, số vốn vay trị giá 500 tỷ USD mà các ngân hàng Mỹ đã cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản thương mại sẽ đáo hạn trong vài năm tới.
(Theo Wall Street Journal, AP)