Mỹ đóng cửa ngân hàng thứ 17 từ đầu năm
Các nhà chức trách Mỹ vừa hoàn tất thúc tục giải thể một ngân hàng nữa ở bang Georgia
Các nhà chức trách Mỹ vừa hoàn tất thúc tục giải thể một ngân hàng nữa ở bang Georgia, nâng tổng số ngân hàng “ra đi” ở nước này trong năm nay lên con số 17.
Hầu như từ đầu năm tới nay, không có tuần nào mà nước Mỹ không đóng cửa ngân hàng. Điển hình, vào ngày 13/2 mới đây, nước này có tới 4 ngân hàng bị “xóa sổ”. Tuần này, đến lượt ngân hàng có tên Freedom Bank of Georgia, tài sản 173 triệu USD và lượng tiền gửi của khách là 161 triệu USD.
Theo sự sắp xếp của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), toàn bộ tài khoản tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng đổ vỡ này sẽ được tiếp quản bởi ngân hàng Northeast Georgia Bank có trụ sở ở cùng bang. Đồng thời, Northeast Georgia cũng sẽ mua lại khoảng 167 triệu USD tài sản của ngân hàng “quá cố”, với điều kiện FDIC sẽ chia sẻ thua lỗ với họ đối với lượng tài sản này.
Toàn bộ 4 chi nhánh của Freedom Bank sẽ mở cửa trở lại vào tuần tới với tư cách là chi nhánh của Northeast Georgia.
FDIC cho hay, để giải quyết vụ giải thể này, quỹ bảo hiểm tiền gửi của tập đoàn bị hao hụt 36,2 triệu USD. Hiện tại, FDIC vẫn đang áp dụng mức trần bảo hiểm tiền gửi 250.000 USD mỗi tài khoản.
Các vụ đổ vỡ diễn ra hàng tuần trong hệ thống ngân hàng Mỹ là một bằng chứng rõ nét cho thấy những thách thức to lớn mà nền kinh tế “anh cả” của thế giới đang phải đương đầu: tăng trưởng sụt giảm, giá nhà lao dốc, tỷ lệ thất nghiệp leo thang, số vụ vỡ nợ ngân hàng tăng vọt…
Do phải giải quyết quá nhiều vụ sụp đổ ngân hàng, quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC đã giảm còn có 18,9 tỷ USD tính tới cuối năm ngoái - thấp nhất trong vòng khoảng 25 năm trở lại đây - so với mức 52,7 tỷ USD vào cuối năm 2007.
Năm 2008, có 25 ngân hàng thuộc diện bảo hiểm của FDIC rơi vào cảnh đổ bể, so với con số 3 ngân hàng vào năm 2007.
Trong số khoảng 8.500 ngân hàng và tổ chức tiết kiệm được bảo hiểm bởi FDIC, cơ quan này liệt 252 ngân hàng vào danh sách các nhà băng “có vấn đề” tính tới cuối quý 4/2008, tăng gần gấp rưỡi so với con số 171 ngân hàng ở thời điểm cuối quý 3.
Trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra, các ngân hàng ở Mỹ từ lớn đến nhỏ đều gặp sóng gió. Trong danh sách những ngân hàng và tổ chức tiết kiệm đổ vỡ từ khi “bão tài chính” nổ ra tới nay, ngoài những ngân hàng có tài sản vài trăm triệu USD là một vài ngân hàng có tài sản vài trăm tỷ USD như Washington Mutual hay IndyMac.
Ngân hàng một thời là nhà băng lớn nhất thế giới về giá trị tài sản Citigroup hiện cũng đang đối đầu với những thách thức lớn chưa từng có trong lịch sử tập đoàn và phải liên tục nhận sự cứu trợ của Chính phủ Mỹ.
(Theo Reuters, AP)
Hầu như từ đầu năm tới nay, không có tuần nào mà nước Mỹ không đóng cửa ngân hàng. Điển hình, vào ngày 13/2 mới đây, nước này có tới 4 ngân hàng bị “xóa sổ”. Tuần này, đến lượt ngân hàng có tên Freedom Bank of Georgia, tài sản 173 triệu USD và lượng tiền gửi của khách là 161 triệu USD.
Theo sự sắp xếp của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), toàn bộ tài khoản tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng đổ vỡ này sẽ được tiếp quản bởi ngân hàng Northeast Georgia Bank có trụ sở ở cùng bang. Đồng thời, Northeast Georgia cũng sẽ mua lại khoảng 167 triệu USD tài sản của ngân hàng “quá cố”, với điều kiện FDIC sẽ chia sẻ thua lỗ với họ đối với lượng tài sản này.
Toàn bộ 4 chi nhánh của Freedom Bank sẽ mở cửa trở lại vào tuần tới với tư cách là chi nhánh của Northeast Georgia.
FDIC cho hay, để giải quyết vụ giải thể này, quỹ bảo hiểm tiền gửi của tập đoàn bị hao hụt 36,2 triệu USD. Hiện tại, FDIC vẫn đang áp dụng mức trần bảo hiểm tiền gửi 250.000 USD mỗi tài khoản.
Các vụ đổ vỡ diễn ra hàng tuần trong hệ thống ngân hàng Mỹ là một bằng chứng rõ nét cho thấy những thách thức to lớn mà nền kinh tế “anh cả” của thế giới đang phải đương đầu: tăng trưởng sụt giảm, giá nhà lao dốc, tỷ lệ thất nghiệp leo thang, số vụ vỡ nợ ngân hàng tăng vọt…
Do phải giải quyết quá nhiều vụ sụp đổ ngân hàng, quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC đã giảm còn có 18,9 tỷ USD tính tới cuối năm ngoái - thấp nhất trong vòng khoảng 25 năm trở lại đây - so với mức 52,7 tỷ USD vào cuối năm 2007.
Năm 2008, có 25 ngân hàng thuộc diện bảo hiểm của FDIC rơi vào cảnh đổ bể, so với con số 3 ngân hàng vào năm 2007.
Trong số khoảng 8.500 ngân hàng và tổ chức tiết kiệm được bảo hiểm bởi FDIC, cơ quan này liệt 252 ngân hàng vào danh sách các nhà băng “có vấn đề” tính tới cuối quý 4/2008, tăng gần gấp rưỡi so với con số 171 ngân hàng ở thời điểm cuối quý 3.
Trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra, các ngân hàng ở Mỹ từ lớn đến nhỏ đều gặp sóng gió. Trong danh sách những ngân hàng và tổ chức tiết kiệm đổ vỡ từ khi “bão tài chính” nổ ra tới nay, ngoài những ngân hàng có tài sản vài trăm triệu USD là một vài ngân hàng có tài sản vài trăm tỷ USD như Washington Mutual hay IndyMac.
Ngân hàng một thời là nhà băng lớn nhất thế giới về giá trị tài sản Citigroup hiện cũng đang đối đầu với những thách thức lớn chưa từng có trong lịch sử tập đoàn và phải liên tục nhận sự cứu trợ của Chính phủ Mỹ.
(Theo Reuters, AP)