Thêm hai ngân hàng Mỹ bị giải thể
Các nhà chức trách Mỹ đóng cửa thêm 2 ngân hàng nữa, nâng tổng số ngân hàng bị xóa sổ ở nước này lên con số 16
Ngày 27/2, các nhà chức trách Mỹ đóng cửa thêm 2 ngân hàng nữa, nâng tổng số ngân hàng bị xóa sổ ở nước này lên con số 16.
Hai ngân hàng đổ vỡ này có trụ sở tại các bang Illinois và Nevada.
Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), cơ quan tiếp quản hai ngân hàng trên, cho biết, ngân hàng Heritage Community Bank ở bang Illinois có tổng tài sản 232,9 triệu USD và lượng tiền gửi của khách là 218,6 triệu USD.
Theo sắp xếp của FDIC, ngân hàng MB Financial Bank of Chicago đã đồng ý tiếp nhận các tài khoản tiết kiệm của khách hàng tại Heritage Community. Toàn bộ 4 chi nhánh của ngân hàng bị đóng cửa sẽ mở cửa trở lại vào thứ Bảy này với tư cách là chi nhánh của MB Financial.
Ngoài ra, MB Financial đã đồng ý mua lại 230,5 triệu USD tài sản của Heritage Community với mức chiết khấu 14,5 triệu USD. FDIC và ngân hàng mua lại này cũng đã đạt một thỏa thuận về chia sẽ thua lỗ có thể có từ lượng tài sản này.
Là ngân hàng đổ vỡ thứ hai trong ngày 27/2, ngân hàng Security Savings Bank có trụ sở tại bang Nevada, tài sản 238,3 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 175,2 triệu USD.
Ngân hàng Bank of Nevada đã nhất trí tiếp nhận số tiền gửi tại Security Savings và mua lại 111,3 triệu USD tài sản của ngân hàng này. Hai văn phòng của Security Savings sẽ mở cửa trở lại vào đầu tuần tới với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.
FDIC ước tính, hai vụ đóng cửa này sẽ khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi hao hụt 100,7 triệu USD. Mức trần bảo hiểm tiền gửi do FDIC áp dụng hiện là 250.000 USD/tài khoản.
Cơ quan này ước tính, từ nay tới hết năm 2013, chi phí để giải quyết các vụ ngân hàng đổ vỡ tại Mỹ sẽ lên tới 65 tỷ USD, so với mức tính toán trước đó là 40 tỷ USD.
Số ngân hàng Mỹ có nguy cơ đổ vỡ đang tăng mạnh cùng với sự đi xuống của nền kinh tế, sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp và sự lao dốc của giá nhà. Số liệu công bố ngày 27/2 cho thấy, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm với tốc độ gây sốc 6,2% trong quý 4/2008, so với mức ước tính ban đầu là 3,8%.
Theo danh sách mới nhất, có 252 ngân hàng và tổ chức tiết kiệm tại Mỹ liệt vào “danh sách đen” tính tới cuối quý 4 năm ngoái, so với mức 171 ngân hàng ở thời điểm cuối quý 3.
Để có thêm quỹ cho việc giải quyết các vụ ngân hàng đổ bể, FDIC vừa quyết định tăng phí bảo hiểm mà các ngân hàng phải nộp. Riêng trong quý 4/2008, quỹ FDIC đã co lại 45% so với quý 3, còn có 18,9 tỷ USD, thấp nhất trong vòng nhiều thập kỷ trở lại đây.
Trong khi đó, Chính phủ Mỹ vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực giải cứu hệ thống tài chính - ngân hàng. Tổng thống Barack Obama đang đề xuất chi thêm 750 tỷ USD cho quỹ giải cứu tài chính, ngoài khoản 700 tỷ USD từ thời chính quyền tiền nhiệm.
Bên cạnh đó, 19 ngân hàng lớn nhất tại Mỹ đang bước vào một đợt kiểm tra năng lực tài chính để xác định xem ngân hàng nào cần Chính phủ hỗ trợ vốn.
Ngày 27/2, Chính phủ Mỹ đã khẩn cấp hỗ trợ ngân hàng Citigroup bằng cách nâng cổ phần nắm giữ tại đây lên 36% thông qua con đường chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi sang cổ phiếu phổ thông.
(Theo AP, Bloomberg)
Hai ngân hàng đổ vỡ này có trụ sở tại các bang Illinois và Nevada.
Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), cơ quan tiếp quản hai ngân hàng trên, cho biết, ngân hàng Heritage Community Bank ở bang Illinois có tổng tài sản 232,9 triệu USD và lượng tiền gửi của khách là 218,6 triệu USD.
Theo sắp xếp của FDIC, ngân hàng MB Financial Bank of Chicago đã đồng ý tiếp nhận các tài khoản tiết kiệm của khách hàng tại Heritage Community. Toàn bộ 4 chi nhánh của ngân hàng bị đóng cửa sẽ mở cửa trở lại vào thứ Bảy này với tư cách là chi nhánh của MB Financial.
Ngoài ra, MB Financial đã đồng ý mua lại 230,5 triệu USD tài sản của Heritage Community với mức chiết khấu 14,5 triệu USD. FDIC và ngân hàng mua lại này cũng đã đạt một thỏa thuận về chia sẽ thua lỗ có thể có từ lượng tài sản này.
Là ngân hàng đổ vỡ thứ hai trong ngày 27/2, ngân hàng Security Savings Bank có trụ sở tại bang Nevada, tài sản 238,3 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 175,2 triệu USD.
Ngân hàng Bank of Nevada đã nhất trí tiếp nhận số tiền gửi tại Security Savings và mua lại 111,3 triệu USD tài sản của ngân hàng này. Hai văn phòng của Security Savings sẽ mở cửa trở lại vào đầu tuần tới với tư cách là chi nhánh của ngân hàng mua lại.
FDIC ước tính, hai vụ đóng cửa này sẽ khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi hao hụt 100,7 triệu USD. Mức trần bảo hiểm tiền gửi do FDIC áp dụng hiện là 250.000 USD/tài khoản.
Cơ quan này ước tính, từ nay tới hết năm 2013, chi phí để giải quyết các vụ ngân hàng đổ vỡ tại Mỹ sẽ lên tới 65 tỷ USD, so với mức tính toán trước đó là 40 tỷ USD.
Số ngân hàng Mỹ có nguy cơ đổ vỡ đang tăng mạnh cùng với sự đi xuống của nền kinh tế, sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp và sự lao dốc của giá nhà. Số liệu công bố ngày 27/2 cho thấy, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm với tốc độ gây sốc 6,2% trong quý 4/2008, so với mức ước tính ban đầu là 3,8%.
Theo danh sách mới nhất, có 252 ngân hàng và tổ chức tiết kiệm tại Mỹ liệt vào “danh sách đen” tính tới cuối quý 4 năm ngoái, so với mức 171 ngân hàng ở thời điểm cuối quý 3.
Để có thêm quỹ cho việc giải quyết các vụ ngân hàng đổ bể, FDIC vừa quyết định tăng phí bảo hiểm mà các ngân hàng phải nộp. Riêng trong quý 4/2008, quỹ FDIC đã co lại 45% so với quý 3, còn có 18,9 tỷ USD, thấp nhất trong vòng nhiều thập kỷ trở lại đây.
Trong khi đó, Chính phủ Mỹ vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực giải cứu hệ thống tài chính - ngân hàng. Tổng thống Barack Obama đang đề xuất chi thêm 750 tỷ USD cho quỹ giải cứu tài chính, ngoài khoản 700 tỷ USD từ thời chính quyền tiền nhiệm.
Bên cạnh đó, 19 ngân hàng lớn nhất tại Mỹ đang bước vào một đợt kiểm tra năng lực tài chính để xác định xem ngân hàng nào cần Chính phủ hỗ trợ vốn.
Ngày 27/2, Chính phủ Mỹ đã khẩn cấp hỗ trợ ngân hàng Citigroup bằng cách nâng cổ phần nắm giữ tại đây lên 36% thông qua con đường chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi sang cổ phiếu phổ thông.
(Theo AP, Bloomberg)