Mỹ lại cảnh báo mạnh mẽ Trung Quốc về tỷ giá
Chính sách tiền tệ của Trung Quốc vẫn sẽ là một vấn đề hàng đầu và trọng tâm trong cuộc tiếp xúc cấp cao Trung-Mỹ sắp tới
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng, sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc là “một nguồn lo ngại gia tăng”, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh có thể đặt khả năng tiếp cận thị trường Mỹ rộng lớn của họ vào thế rủi ro trừ phi có sự điều chỉnh chính sách.
Tờ Wall Street Journal cho biết, trong một hội thảo diễn ra ngày 12/1 tại Đại học Johns Hopkins, ông Geithner tuyên bố, “chúng tôi sẵn sàng thúc đẩy tiến trình” trong các vấn đề lợi ích với Trung Quốc, “nhưng khả năng của chúng tôi trong việc này phụ thuộc vào những bước tiến mà chúng tôi nhận thấy từ phía Trung Quốc”, bao gồm cả việc đẩy nhanh tốc độ tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Những ngôn từ cứng rắn trên của người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ được phát đi chỉ 1 tuần trước khi Tổng thống Barack Obama hội kiến với người đồng cấp Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Washington. Những phát ngôn này cũng được xem là nhằm mục đích xác định trước thái độ của phía Mỹ và nội dung làm việc của buổi hội kiến này.
Về phần mình, các quan chức hàng đầu của Trung Quốc cũng không ngần ngại bày tỏ quan điểm. Tại London, Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Nghị Cương tái khẳng định quan điểm của nước này sẽ mua trái phiếu của châu Âu để bình ổn đồng Euro. Giới phân tích cho rằng, đây là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thu hút châu Âu vào hàng ngũ đồng minh.
Tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải cho biết, Trung Quốc đang lo ngại về sự an toàn đối với lượng trái phiếu kho bạc Mỹ khổng lồ mà nước này đang nắm giữ. Tuyên bố này được xem như một nỗ lực nhằm đưa chính sách của Mỹ vào trọng tâm bàn thảo trong cuộc đàm phán giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Obama, thay vì chính sách của Trung Quốc như ý muốn của phía Mỹ.
Bình luận về tuyên bố của Thứ trưởng Thôi Thiên Khải, ông Geithner cho rằng, đó chỉ là “những phát ngôn thường thấy của những người làm trong ngành ngoại giao trước thềm các cuộc gặp gỡ này. Không có gì là ngoại lệ hay đáng lưu tâm trong phát ngôn này”.
Hiện phía Mỹ đang muốn Trung Quốc thúc đẩy tiến trình trong một loạt vấn đề, bao gồm tăng tỷ giá Nhân dân tệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, và giảm trợ cấp cho các ngành sản xuất trong nước. Trong khi đó, theo giới phân tích, mục tiêu của Trung Quốc mang tính biểu tượng hơn. Trong đó, Bắc Kinh muốn khẳng định địa vị của họ như một quốc gia có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, dù sao, vấn đề chính sách tiền tệ của Trung Quốc vẫn sẽ là một vấn đề hàng đầu và trọng tâm trong cuộc tiếp xúc cấp cao Trung-Mỹ lần này. Trong mấy ngày gần đây, tốc độ tăng giá Nhân dân tệ đã được Trung Quốc đẩy nhanh hơn, nhưng ông Geithner đã tuyên bố rõ rằng, Washington muốn Bắc Kinh đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng tỷ giá.
Thậm chí, lần này, ông Geithner còn áp dụng luận điểm “tỷ giá hối đoái thực tế”, có tính tới yếu tố khác biệt về tỷ lệ lạm phát giữa Trung Quốc và Mỹ. Hiện lạm phát của Trung Quốc đã vượt 5%, còn của Mỹ mới chỉ ở mức khoảng 1%, nên tỷ giá hối đoái thực tế của đồng Nhân dân tệ hiện đang tăng với tốc độ lên tới gần 10%. Trong khi đó, từ tháng 6 tới nay, đồng Nhân dân tệ mới tăng giá 3,4% so với USD.
“Nếu tốc độ tăng tỷ giá này được duy trì, sự khác biệt sẽ là rất lớn nếu tình trạng bóp méo của nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu được điều chỉnh”, ông Geithner phát biểu. Ông thúc giục phía Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ nhanh hơn để giảm chi phí nhập khẩu và theo đó chống lạm phát. Nếu không lạm phát có thể khiến giá trị của đồng Nhân dân tệ tăng so với các đồng tiền khác.
Đang trong chuyến thăm Washington, Bộ trưởng Bộ Tài chính Canada James Flaherty cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ luận điểm của ông Geithner. Ông Flaherty cho rằng, trừ phi Bắc Kinh thực hiện đầy đủ những cam kết về cải cách tỷ giá Nhân dân tệ, nước này sẽ phải đối mặt với nguy cơ trả đũa từ các quốc gia chịu ảnh hưởng.
“Tôi hy vọng là Trung Quốc sẽ giữ lời hứa cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn”, ông Flaherty nói, đồng thời bổ sung thêm rằng, mức tăng giá của đồng Nhân dân tệ trong năm ngoái chủ yếu là do áp lực lạm phát.
Ông Justin Yifu Lin, một chuyên gia kinh tế người Trung Quốc hiện đang là chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, nếu đồng Nhân dân tệ tăng giá 10% theo tương quan lạm phát giữa Trung Quốc và Mỹ, thì lĩnh vực nhập khẩu của Trung Quốc sẽ suy giảm sức cạnh tranh và tạo ra ít công ăn việc làm hơn. Giống như nhiều chuyên gia khác, ông Lin cũng cho rằng, Trung Quốc cần dịch chuyển khỏi mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu, nhưng vấn đề là ở chỗ dịch chuyển với tốc độ nào.
Phản bác lại luận điểm của ông Lin, Bộ trưởng Geithner nhấn mạnh, sự tăng trưởng của Trung Quốc phụ thuộc không ít vào việc nước này tiếp thu công nghệ của Mỹ và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ. Theo ông Geithner, Trung Quốc muốn tiếp cận nhiều hơn với các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ, nhiều cơ hội đầu tư hơn vào nước Mỹ, và khả năng tiếp cận rộng lớn hơn với thị trường Mỹ, nhưng những mục tiêu này đang bị đe dọa bởi bất đồng giữa hai nước, trừ phi Trung Quốc có sự điều chỉnh.
Ông Geithner tuyên bố thêm, quan điểm “bài Trung Quốc” trong Quốc hội Mỹ là “vấn đề mà phía Trung Quốc rất lưu tâm và cần phải lưu tâm”.
Tờ Wall Street Journal bình luận, hiện chưa rõ nước Mỹ có thể gây áp lực đến đâu đối với Trung Quốc. Trước đây, vào thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, Mỹ cũng đã từng gây áp lực tương tự đối với Nhật Bản khi đất nước mặt trời mọc nổi lên thành một cường quốc. Khi đó, áp lực của phía Mỹ đã không mấy hiệu quả trong việc buộc Tokyo phải điều chỉnh chính sách thương mại, nhưng đã góp phần thuyết phục được các doanh nghiệp Nhật xây dựng nhà máy tại Mỹ để tránh các biện pháp bảo hộ.
“Rất khó để mà gây khó dễ cho Trung Quốc. Nước Mỹ không thể làm khó Trung Quốc mà không làm khó các công ty Mỹ muốn xuất khẩu hàng sang Trung Quốc hay các công ty Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc”, giáo sư về Trung Quốc Pieter Bottelier thuộc Đại học Johns Hopkins nhận xét.
Tờ Wall Street Journal cho biết, trong một hội thảo diễn ra ngày 12/1 tại Đại học Johns Hopkins, ông Geithner tuyên bố, “chúng tôi sẵn sàng thúc đẩy tiến trình” trong các vấn đề lợi ích với Trung Quốc, “nhưng khả năng của chúng tôi trong việc này phụ thuộc vào những bước tiến mà chúng tôi nhận thấy từ phía Trung Quốc”, bao gồm cả việc đẩy nhanh tốc độ tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Những ngôn từ cứng rắn trên của người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ được phát đi chỉ 1 tuần trước khi Tổng thống Barack Obama hội kiến với người đồng cấp Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Washington. Những phát ngôn này cũng được xem là nhằm mục đích xác định trước thái độ của phía Mỹ và nội dung làm việc của buổi hội kiến này.
Về phần mình, các quan chức hàng đầu của Trung Quốc cũng không ngần ngại bày tỏ quan điểm. Tại London, Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Nghị Cương tái khẳng định quan điểm của nước này sẽ mua trái phiếu của châu Âu để bình ổn đồng Euro. Giới phân tích cho rằng, đây là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thu hút châu Âu vào hàng ngũ đồng minh.
Tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải cho biết, Trung Quốc đang lo ngại về sự an toàn đối với lượng trái phiếu kho bạc Mỹ khổng lồ mà nước này đang nắm giữ. Tuyên bố này được xem như một nỗ lực nhằm đưa chính sách của Mỹ vào trọng tâm bàn thảo trong cuộc đàm phán giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Obama, thay vì chính sách của Trung Quốc như ý muốn của phía Mỹ.
Bình luận về tuyên bố của Thứ trưởng Thôi Thiên Khải, ông Geithner cho rằng, đó chỉ là “những phát ngôn thường thấy của những người làm trong ngành ngoại giao trước thềm các cuộc gặp gỡ này. Không có gì là ngoại lệ hay đáng lưu tâm trong phát ngôn này”.
Hiện phía Mỹ đang muốn Trung Quốc thúc đẩy tiến trình trong một loạt vấn đề, bao gồm tăng tỷ giá Nhân dân tệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, và giảm trợ cấp cho các ngành sản xuất trong nước. Trong khi đó, theo giới phân tích, mục tiêu của Trung Quốc mang tính biểu tượng hơn. Trong đó, Bắc Kinh muốn khẳng định địa vị của họ như một quốc gia có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, dù sao, vấn đề chính sách tiền tệ của Trung Quốc vẫn sẽ là một vấn đề hàng đầu và trọng tâm trong cuộc tiếp xúc cấp cao Trung-Mỹ lần này. Trong mấy ngày gần đây, tốc độ tăng giá Nhân dân tệ đã được Trung Quốc đẩy nhanh hơn, nhưng ông Geithner đã tuyên bố rõ rằng, Washington muốn Bắc Kinh đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng tỷ giá.
Thậm chí, lần này, ông Geithner còn áp dụng luận điểm “tỷ giá hối đoái thực tế”, có tính tới yếu tố khác biệt về tỷ lệ lạm phát giữa Trung Quốc và Mỹ. Hiện lạm phát của Trung Quốc đã vượt 5%, còn của Mỹ mới chỉ ở mức khoảng 1%, nên tỷ giá hối đoái thực tế của đồng Nhân dân tệ hiện đang tăng với tốc độ lên tới gần 10%. Trong khi đó, từ tháng 6 tới nay, đồng Nhân dân tệ mới tăng giá 3,4% so với USD.
“Nếu tốc độ tăng tỷ giá này được duy trì, sự khác biệt sẽ là rất lớn nếu tình trạng bóp méo của nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu được điều chỉnh”, ông Geithner phát biểu. Ông thúc giục phía Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ nhanh hơn để giảm chi phí nhập khẩu và theo đó chống lạm phát. Nếu không lạm phát có thể khiến giá trị của đồng Nhân dân tệ tăng so với các đồng tiền khác.
Đang trong chuyến thăm Washington, Bộ trưởng Bộ Tài chính Canada James Flaherty cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ luận điểm của ông Geithner. Ông Flaherty cho rằng, trừ phi Bắc Kinh thực hiện đầy đủ những cam kết về cải cách tỷ giá Nhân dân tệ, nước này sẽ phải đối mặt với nguy cơ trả đũa từ các quốc gia chịu ảnh hưởng.
“Tôi hy vọng là Trung Quốc sẽ giữ lời hứa cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn”, ông Flaherty nói, đồng thời bổ sung thêm rằng, mức tăng giá của đồng Nhân dân tệ trong năm ngoái chủ yếu là do áp lực lạm phát.
Ông Justin Yifu Lin, một chuyên gia kinh tế người Trung Quốc hiện đang là chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, nếu đồng Nhân dân tệ tăng giá 10% theo tương quan lạm phát giữa Trung Quốc và Mỹ, thì lĩnh vực nhập khẩu của Trung Quốc sẽ suy giảm sức cạnh tranh và tạo ra ít công ăn việc làm hơn. Giống như nhiều chuyên gia khác, ông Lin cũng cho rằng, Trung Quốc cần dịch chuyển khỏi mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu, nhưng vấn đề là ở chỗ dịch chuyển với tốc độ nào.
Phản bác lại luận điểm của ông Lin, Bộ trưởng Geithner nhấn mạnh, sự tăng trưởng của Trung Quốc phụ thuộc không ít vào việc nước này tiếp thu công nghệ của Mỹ và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ. Theo ông Geithner, Trung Quốc muốn tiếp cận nhiều hơn với các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ, nhiều cơ hội đầu tư hơn vào nước Mỹ, và khả năng tiếp cận rộng lớn hơn với thị trường Mỹ, nhưng những mục tiêu này đang bị đe dọa bởi bất đồng giữa hai nước, trừ phi Trung Quốc có sự điều chỉnh.
Ông Geithner tuyên bố thêm, quan điểm “bài Trung Quốc” trong Quốc hội Mỹ là “vấn đề mà phía Trung Quốc rất lưu tâm và cần phải lưu tâm”.
Tờ Wall Street Journal bình luận, hiện chưa rõ nước Mỹ có thể gây áp lực đến đâu đối với Trung Quốc. Trước đây, vào thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, Mỹ cũng đã từng gây áp lực tương tự đối với Nhật Bản khi đất nước mặt trời mọc nổi lên thành một cường quốc. Khi đó, áp lực của phía Mỹ đã không mấy hiệu quả trong việc buộc Tokyo phải điều chỉnh chính sách thương mại, nhưng đã góp phần thuyết phục được các doanh nghiệp Nhật xây dựng nhà máy tại Mỹ để tránh các biện pháp bảo hộ.
“Rất khó để mà gây khó dễ cho Trung Quốc. Nước Mỹ không thể làm khó Trung Quốc mà không làm khó các công ty Mỹ muốn xuất khẩu hàng sang Trung Quốc hay các công ty Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc”, giáo sư về Trung Quốc Pieter Bottelier thuộc Đại học Johns Hopkins nhận xét.