Mỹ - Úc: Luật quốc tế sẽ là chìa khóa cho vấn đề biển Đông
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Australia thảo luận về tình hình căng thẳng ở biển Đông
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Tony Abbott hôm 12/6 nói rằng, việc tuân thủ luật pháp quốc tế là chìa khóa để giải quyết những căng thẳng hiện nay tại biển Đông.
Đài NHK của Nhật Bản cho biết, hai nhà lãnh đạo trên đã gặp nhau tại Nhà Trắng vào ngày 12/6. Chương trình nghị sự giữa hai ông bao gồm các vấn đề an ninh và kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về tình hình căng thẳng ở biển Đông, giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines.
Tổng thống Barack Obama nói, Mỹ và Australia có các quan hệ thương mại to lớn với Trung Quốc. Lãnh đạo Mỹ, Australia cũng hoan nghênh sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc thế giới, song điều quan trọng với một Trung Quốc đang nổi lên là "phải tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế cơ bản".
Đầu tháng này, tờ Sydney Morning Herald của Australia đưa tin, phát biểu ở Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia David Johnston đã bày tỏ sự chia sẻ với những quan ngại với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel liên quan tới việc Trung Quốc có những hành động gây bất ổn trên biển Đông.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia đã đưa ra lập trường trên sau khi người đồng cấp Mỹ lên tiếng tại Đối thoại Shangri-la, cáo buộc phía Trung Quốc đã có những hành động “đơn phương, gây bất ổn”, đặc biệt với việc Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan dầu mỏ Hải Dương-981 sâu trong vùng biển của Việt Nam.
Ông David Johnston nhấn mạnh rằng, "đây là hành động làm bất ổn tại một khu vực có khả năng mang lại sự thịnh vượng to lớn cho các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự mất ổn định này đang thực sự hủy hoại triển vọng kinh tế. Bởi vậy, tôi xin chia sẻ mối quan ngại của ngài Bộ trưởng Chuck Hagel”.
Bộ trưởng Johnston cho biết, mặc dù Australia không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, nhưng Canberra sẽ cố gắng thuyết phục Bắc Kinh rằng vẫn "có một con đường khác".
Cũng liên quan tới biển Đông, hôm 10/6, tại Myanmar, bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN, ông Daniel Russel, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, đã nói với các nhà báo rằng Mỹ sẽ tiếp tục công khai chỉ trích và lên án những hành động gây bất ổn ở biển Đông.
Ông Daniel Russel đã nêu lên hàng loạt những mối quan ngại của Mỹ đối với căng thẳng xung quanh vấn đề giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa để nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền của nước này trên phần lớn biển Đông.
"Khuyến nghị của tôi là Trung Quốc nên rút giàn khoan ra khỏi biển Đông, cả Trung Quốc và Việt Nam nên rút tất cả tàu về. Không phải vì Mỹ có quan điểm ai đúng ai sai trước các yêu sách của mình, mà vì cách làm đó sẽ tạo không gian cho tiến trình ngoại giao, giải quyết căng thẳng", ông Russel nói ở cuộc họp báo.
Mặc dù Mỹ khẳng định không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, song ông Russel lưu ý rằng, Việt Nam từ lâu đã tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Hơn nữa, Việt Nam lâu nay đã thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực mà Việt Nam chính thức tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế tính từ đất liền.
Đài NHK của Nhật Bản cho biết, hai nhà lãnh đạo trên đã gặp nhau tại Nhà Trắng vào ngày 12/6. Chương trình nghị sự giữa hai ông bao gồm các vấn đề an ninh và kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về tình hình căng thẳng ở biển Đông, giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines.
Tổng thống Barack Obama nói, Mỹ và Australia có các quan hệ thương mại to lớn với Trung Quốc. Lãnh đạo Mỹ, Australia cũng hoan nghênh sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc thế giới, song điều quan trọng với một Trung Quốc đang nổi lên là "phải tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế cơ bản".
Đầu tháng này, tờ Sydney Morning Herald của Australia đưa tin, phát biểu ở Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia David Johnston đã bày tỏ sự chia sẻ với những quan ngại với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel liên quan tới việc Trung Quốc có những hành động gây bất ổn trên biển Đông.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia đã đưa ra lập trường trên sau khi người đồng cấp Mỹ lên tiếng tại Đối thoại Shangri-la, cáo buộc phía Trung Quốc đã có những hành động “đơn phương, gây bất ổn”, đặc biệt với việc Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan dầu mỏ Hải Dương-981 sâu trong vùng biển của Việt Nam.
Ông David Johnston nhấn mạnh rằng, "đây là hành động làm bất ổn tại một khu vực có khả năng mang lại sự thịnh vượng to lớn cho các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự mất ổn định này đang thực sự hủy hoại triển vọng kinh tế. Bởi vậy, tôi xin chia sẻ mối quan ngại của ngài Bộ trưởng Chuck Hagel”.
Bộ trưởng Johnston cho biết, mặc dù Australia không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, nhưng Canberra sẽ cố gắng thuyết phục Bắc Kinh rằng vẫn "có một con đường khác".
Cũng liên quan tới biển Đông, hôm 10/6, tại Myanmar, bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN, ông Daniel Russel, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, đã nói với các nhà báo rằng Mỹ sẽ tiếp tục công khai chỉ trích và lên án những hành động gây bất ổn ở biển Đông.
Ông Daniel Russel đã nêu lên hàng loạt những mối quan ngại của Mỹ đối với căng thẳng xung quanh vấn đề giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa để nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền của nước này trên phần lớn biển Đông.
"Khuyến nghị của tôi là Trung Quốc nên rút giàn khoan ra khỏi biển Đông, cả Trung Quốc và Việt Nam nên rút tất cả tàu về. Không phải vì Mỹ có quan điểm ai đúng ai sai trước các yêu sách của mình, mà vì cách làm đó sẽ tạo không gian cho tiến trình ngoại giao, giải quyết căng thẳng", ông Russel nói ở cuộc họp báo.
Mặc dù Mỹ khẳng định không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, song ông Russel lưu ý rằng, Việt Nam từ lâu đã tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Hơn nữa, Việt Nam lâu nay đã thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực mà Việt Nam chính thức tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế tính từ đất liền.