Na Uy “soán ngôi” quốc gia hạnh phúc nhất thế giới của Đan Mạch
Việt Nam xếp ở vị trí thứ 94 trong xếp hạng này, sau Somali (93) và Nigeria (95)
Na Uy đã vượt qua Đan Mạch để trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, theo một bản báo cáo được công bố ngày 20/2 kêu gọi các quốc gia xây dựng niềm tin xã hội và sự bình đẳng để cải thiện mức độ hạnh phúc cho người dân.
Hãng tin Reuters dẫn Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (WHR) 2017 cho biết, các nước khu vực Bắc Âu là những quốc gia có mức độ hạnh phúc cao nhất. Đây là bản báo cáo thường niên lần thứ 5 được thực hiện bởi Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững (SDSN), một sáng kiến toàn cầu được Liên hiệp quốc đưa ra vào năm 2012.
Trong khi đó, các quốc gia ở vùng tiểu sa mạc Sahara, cùng với Syria và Yemen, là những đất nước ít hạnh phúc nhất trong tổng số 155 quốc gia được xếp hạng.
“Những quốc gia hạnh phúc là những nước có sự cân bằng lành mạnh giữa thịnh vượng - theo cách tính thông thường, và vốn xã hội (social capital) - đồng nghĩa với mức độ niềm tin cao trong xã hội, mức độ bất bình đẳng thấp, và niềm tin vào chính phủ”, ông Jeffrey Sachs, Giám đốc SDSN, đồng thời là một cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hiệp quốc, nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn.
Ông Sachs nói mục đích của bản báo cáo này là cung cấp thêm một công cụ để các chính phủ, doanh nghiệp, và các tổ chức xã hội dân sự giúp đất nước của họ tìm ra một hướng đi tốt hơn để cải thiện cuộc sống cho người dân.
Top 10 quốc gia hạnh phúc nhất trong xếp hạng này có Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Thụy Sỹ, Phần Lan, Hà Lan, Canada, New Zealand, Australia, và Thụy Điển.
Trong khi đó, Nam Sudan, Liberia, Guinea, Togo, Rwanda, Tanzania, Burundi, và Cộng hòa Trung Phi là những nước “đội sổ” của xếp hạng.
Đức xếp thứ 16, theo sau là Anh (19) và Pháp (31). Mỹ tụt một bậc xuống vị trí 14.
Ông Sachs nói Mỹ tụt hạng là do gia tăng tình trạng bất bình đẳng, mất niềm tin và tham nhũng. Những biện pháp kinh tế mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cố gắng theo đuổi sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, vị chuyên gia cảnh báo.
“Những việc họ làm sẽ khiến bất bình đẳng gia tăng: giảm thuế cho người giàu, khiến nhiều người mất bảo hiểm y tế, cắt giảm trợ cấp xã hội để tăng chi tiêu quốc phòng. Tôi cho rằng những thứ được đề xuất sẽ khiến mọi thứ đi sai hướng”, ông Sachs giải thích.
Việt Nam xếp ở vị trí thứ 94 trong xếp hạng này, sau một số quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á như Singapore (26), Thái Lan (32), Malaysia (42), Philippines (72), và Indonesia (81).
Bảng xếp hạng được thực hiện dựa trên 6 yếu tố gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người, tuổi thọ, mức độ tự do, sự hào phóng, hỗ trợ xã hội, và mức độ tham nhũng trong chính phủ và doanh nghiệp.
“Những quốc gia có thứ hạng thấp thường là những nước được điểm thấp trên cả 6 tiêu chí”, báo cáo viết.
Ông Sachs khuyến nghị các quốc gia nên học theo cách làm của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và một số nước khác là bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Hạnh phúc.
“Tôi muốn các chính phủ xem xét việc này, thảo luận, phân tích và hiểu rằng họ có đang đi đúng hướng hay không”, ông nói.
Hãng tin Reuters dẫn Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (WHR) 2017 cho biết, các nước khu vực Bắc Âu là những quốc gia có mức độ hạnh phúc cao nhất. Đây là bản báo cáo thường niên lần thứ 5 được thực hiện bởi Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững (SDSN), một sáng kiến toàn cầu được Liên hiệp quốc đưa ra vào năm 2012.
Trong khi đó, các quốc gia ở vùng tiểu sa mạc Sahara, cùng với Syria và Yemen, là những đất nước ít hạnh phúc nhất trong tổng số 155 quốc gia được xếp hạng.
“Những quốc gia hạnh phúc là những nước có sự cân bằng lành mạnh giữa thịnh vượng - theo cách tính thông thường, và vốn xã hội (social capital) - đồng nghĩa với mức độ niềm tin cao trong xã hội, mức độ bất bình đẳng thấp, và niềm tin vào chính phủ”, ông Jeffrey Sachs, Giám đốc SDSN, đồng thời là một cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên hiệp quốc, nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn.
Ông Sachs nói mục đích của bản báo cáo này là cung cấp thêm một công cụ để các chính phủ, doanh nghiệp, và các tổ chức xã hội dân sự giúp đất nước của họ tìm ra một hướng đi tốt hơn để cải thiện cuộc sống cho người dân.
Top 10 quốc gia hạnh phúc nhất trong xếp hạng này có Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Thụy Sỹ, Phần Lan, Hà Lan, Canada, New Zealand, Australia, và Thụy Điển.
Trong khi đó, Nam Sudan, Liberia, Guinea, Togo, Rwanda, Tanzania, Burundi, và Cộng hòa Trung Phi là những nước “đội sổ” của xếp hạng.
Đức xếp thứ 16, theo sau là Anh (19) và Pháp (31). Mỹ tụt một bậc xuống vị trí 14.
Ông Sachs nói Mỹ tụt hạng là do gia tăng tình trạng bất bình đẳng, mất niềm tin và tham nhũng. Những biện pháp kinh tế mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cố gắng theo đuổi sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, vị chuyên gia cảnh báo.
“Những việc họ làm sẽ khiến bất bình đẳng gia tăng: giảm thuế cho người giàu, khiến nhiều người mất bảo hiểm y tế, cắt giảm trợ cấp xã hội để tăng chi tiêu quốc phòng. Tôi cho rằng những thứ được đề xuất sẽ khiến mọi thứ đi sai hướng”, ông Sachs giải thích.
Việt Nam xếp ở vị trí thứ 94 trong xếp hạng này, sau một số quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á như Singapore (26), Thái Lan (32), Malaysia (42), Philippines (72), và Indonesia (81).
Bảng xếp hạng được thực hiện dựa trên 6 yếu tố gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người, tuổi thọ, mức độ tự do, sự hào phóng, hỗ trợ xã hội, và mức độ tham nhũng trong chính phủ và doanh nghiệp.
“Những quốc gia có thứ hạng thấp thường là những nước được điểm thấp trên cả 6 tiêu chí”, báo cáo viết.
Ông Sachs khuyến nghị các quốc gia nên học theo cách làm của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và một số nước khác là bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Hạnh phúc.
“Tôi muốn các chính phủ xem xét việc này, thảo luận, phân tích và hiểu rằng họ có đang đi đúng hướng hay không”, ông nói.