Năm 2009: Xuất khẩu sẽ không đạt mục tiêu?
Ý kiến chuyên gia về khả năng không đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 và những tác động lan chuyền của nó
Với mục tiêu “khiêm tốn” hơn, kim ngạch xuất khẩu tương tự năm 2008, như đã được đề cập tại “Khung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra gần đây, vẫn có những khả năng sẽ không đạt.
Theo tính toán, để đạt tăng trưởng xuất khẩu bằng 0% trong năm 2009, 5 tháng còn lại của năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu phải tăng khoảng 19% so với con số cùng thời kỳ.
Bên lề cuộc họp báo Chính phủ chiều 5/8, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Bùi Hà khẳng định rằng, với những tính toán của cơ quan này, xuất khẩu chắc chắn sẽ không thực hiện được như chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua.
Nói về vấn đề này, ông Bùi Hà cho biết:
Lâu nay, xuất khẩu của chúng ta được xem xét theo giá trị nó mang lại. Mà giá trị thì bị ảnh hưởng bởi giá thế giới.
Vừa rồi, thống kê sơ bộ những mặt hàng xuất khẩu quan trọng, có kim ngạch xuất khẩu lớn để tình ra xem nó giảm bao nhiêu, thì tính ra đã giảm mất khoảng 6 tỷ USD do giá thế giới giảm.
Nếu mà năm nay, giá cả được như năm ngoái thì đến hết tháng 7, xuất khẩu không chỉ đạt trên 32 tỷ USD mà phải là 37 - 38 tỷ USD.
Mục tiêu xuất khẩu: “Không phải việc mình quyết định được!”
Nhưng gần đây, trong một số văn bản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã “bỏ ngỏ” khả năng kim ngạch xuất khẩu năm nay có thể không bằng năm ngoái…
Kim ngạch xuất khẩu năm nay chắc chắn sẽ không bằng năm ngoái. Bởi vì qua 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 13,4% rồi. Cho nên khả năng từ nay đến cuối năm, giá cả thế giới có thể tăng, nhưng sẽ tăng rất ít.
Cũng không thể dám chắc được là giảm bao nhiêu, vì giá cả lên xuống như thế. Có điều chắc chắn sẽ không thực hiện được chỉ tiêu.
Về chỉ tiêu xuất khẩu của năm nay, liệu có sự điều chỉnh tiếp tục trong thời gian tới?
Sẽ không điều chỉnh nữa, Quốc hội chỉ điều chỉnh một lần thôi. Giữ mục tiêu đó là để hướng tới, còn thực hiện được đến đâu không phải là chuyện mình có thể quyết định được.
Mình chỉ có thể thực hiện các biện pháp để khuyến khích, để hỗ trợ, để tạo điều kiện cho xuất khẩu thuận lợi hơn. Còn giá nó thấp thì mình làm sao có thể thay đổi được.
Cho nên mình hy vọng nó bằng năm ngoái, hoặc muốn nó tăng 3% chẳng hạn, nhưng với giá như hiện nay thì rất là khó để thực hiện được mục tiêu.
Tăng trưởng GDP vẫn có khả năng đạt
Chấp nhận xuất nhập khẩu giảm như thế, có thể cũng phải chấp nhận tăng trưởng GDP giảm so với chỉ tiêu đã được điều chỉnh...
Với tăng trưởng GDP thì vừa rồi chúng ta sử dụng rất nhiều biện pháp kích cầu nền kinh tế, trong đó có kích thích ngay thị trường trong nước, và đặc biệt là thị trường nông thôn của chúng ta, nơi có 70-80% dân số sinh sống.
Thì khu vực sản xuất nông nghiệp đó, năm vừa qua lại ít bị tác động bởi suy thoái kinh tế thế giới, mà nó lại tạo ra một thị trường để tiêu thụ hàng công nghiệp.
Vì vậy, trong GDP, khu vực nông nghiệp tăng trưởng, khu vực dịch vụ cũng tăng trưởng (bán lẻ tăng khoảng 20%), rồi du lịch trong nước tăng cao tới 20-30%, rồi một số dịch vụ khác cũng đều tăng…
Ngoài ra, chúng ta đưa ra 7-8 tỷ USD kích cầu, nếu so với của các nước thì rất bé, nhưng nếu so với GDP thì cũng tương đương của họ. Và như vậy, có thể nói rằng các biện pháp kích cầu cũng tương đối mạnh mẽ.
Và trên thực tế, nó đã có những tác dụng nhất định, không chỉ hỗ trợ cho khu vực sản xuất, mà đồng thời là các tổ chức tài chính. Từ chỗ một số nhà nghiên cứu nói rằng đến cuối năm 2009 sẽ “sập tiệm” hết, thì bây giờ doanh nghiệp phục hồi, các ngân hàng khả năng thanh khoản tốt hơn, và đã có lãi trong 6 tháng đầu năm…
Căng thẳng ngoại tệ còn do đầu cơ
Còn để bù đắp nguồn ngoại tệ thiếu hụt do giảm xuất khẩu thì có thể trông vào đâu?
Ngoại tệ thì mình giảm xuất khẩu, đồng thời cũng giảm nhập khẩu. Bởi vì ta xuất khẩu cũng có phần từ nguyên liệu nhập khẩu. Mà nguyên liệu nhập khẩu cũng giảm tương ứng như thế, cho nên nhập siêu nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu nó thấp.
Thấp như thế cũng không phải thành tích gì ghê gớm lắm mà thực chất là do sản xuất của chúng ta, tăng trưởng của chúng ta chậm lại nên nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu thấp.
Nhưng để cân bằng thì một nước đang phát triển như thế này, cán cân thanh toán cân bằng thì không có lý.
Nhưng trong một báo cáo gần đây, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo rằng dòng tiền vào nền kinh tế tiếp tục giảm đi, còn dòng tiền ra lại đang gia tăng, có khả năng gây mất cân đối cung cầu ngoại tệ…
Hiện nay, dự trữ ngoại tệ chưa có gì ảnh hưởng lắm. Nhưng cũng có những báo động rằng với tình hình xuất khẩu giảm như thế này, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến mức như thế nào thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ví dụ hiện nay chúng ta có giải ngân vốn ODA rất tốt. Rồi FDI vẫn tiếp tục vào. Và chuyển tiền ngoài nước của các tổ chức, cá nhân vẫn có. Cho nên, tính toán cho đến hiện nay, vẫn chưa đến mức căng thẳng.
Nhưng trong khi các năm trước thặng dư rất lớn, hiện nay dù chưa có thâm hụt nhưng nếu khả năng tính toán ở thăng bằng thì trên thực tế sẽ bị thâm hụt. Bởi vì nó còn có các hoạt động đầu cơ.
Thí dụ ngoài thị trường tự do, có ngoại tệ nhưng người ta không bán cho ngân hàng chẳng hạn. Ngoại tệ vẫn có nhưng bị găm giữ ở đâu đó.
Chính sự găm giữ lại ấy tạo ra thiếu giả tạo. Mà hiện nay, chúng ta đang trong tình trạng thiếu giả tạo như vậy.
Bội chi chưa chắc đã đến 6% GDP
Còn đối với cân đối thu chi ngân sách, việc giảm kim ngạch cả xuất và nhập khẩu như thế sẽ ảnh hưởng đến mức nào?
Thu chi ngân sách hiện nay vẫn không bị mất cân đối nghiêm trọng như là tính toán ban đầu. Bởi lẽ hiện nay, các khoản thu cũng dần dần được cải thiện.
Ví dụ như thu từ dầu thô chẳng hạn, lúc chúng ta đề nghị lên Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu thì giá dầu thô chỉ khoảng 40-50 USD/thùng. Hiện nay là cỡ 70 USD/thùng, có hôm lên đến 74 USD/thùng. Như thế, thu từ xuất khẩu dầu thô cũng tăng khá.
Từ đó, có thể cho rằng bội chi dưới 7% GDP là chắc chắn đạt được. Tôi nghĩ chưa chắc đã đến 6% GDP.
Theo tính toán, để đạt tăng trưởng xuất khẩu bằng 0% trong năm 2009, 5 tháng còn lại của năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu phải tăng khoảng 19% so với con số cùng thời kỳ.
Bên lề cuộc họp báo Chính phủ chiều 5/8, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Bùi Hà khẳng định rằng, với những tính toán của cơ quan này, xuất khẩu chắc chắn sẽ không thực hiện được như chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua.
Nói về vấn đề này, ông Bùi Hà cho biết:
Lâu nay, xuất khẩu của chúng ta được xem xét theo giá trị nó mang lại. Mà giá trị thì bị ảnh hưởng bởi giá thế giới.
Vừa rồi, thống kê sơ bộ những mặt hàng xuất khẩu quan trọng, có kim ngạch xuất khẩu lớn để tình ra xem nó giảm bao nhiêu, thì tính ra đã giảm mất khoảng 6 tỷ USD do giá thế giới giảm.
Nếu mà năm nay, giá cả được như năm ngoái thì đến hết tháng 7, xuất khẩu không chỉ đạt trên 32 tỷ USD mà phải là 37 - 38 tỷ USD.
Mục tiêu xuất khẩu: “Không phải việc mình quyết định được!”
Nhưng gần đây, trong một số văn bản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã “bỏ ngỏ” khả năng kim ngạch xuất khẩu năm nay có thể không bằng năm ngoái…
Kim ngạch xuất khẩu năm nay chắc chắn sẽ không bằng năm ngoái. Bởi vì qua 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 13,4% rồi. Cho nên khả năng từ nay đến cuối năm, giá cả thế giới có thể tăng, nhưng sẽ tăng rất ít.
Cũng không thể dám chắc được là giảm bao nhiêu, vì giá cả lên xuống như thế. Có điều chắc chắn sẽ không thực hiện được chỉ tiêu.
Về chỉ tiêu xuất khẩu của năm nay, liệu có sự điều chỉnh tiếp tục trong thời gian tới?
Sẽ không điều chỉnh nữa, Quốc hội chỉ điều chỉnh một lần thôi. Giữ mục tiêu đó là để hướng tới, còn thực hiện được đến đâu không phải là chuyện mình có thể quyết định được.
Mình chỉ có thể thực hiện các biện pháp để khuyến khích, để hỗ trợ, để tạo điều kiện cho xuất khẩu thuận lợi hơn. Còn giá nó thấp thì mình làm sao có thể thay đổi được.
Cho nên mình hy vọng nó bằng năm ngoái, hoặc muốn nó tăng 3% chẳng hạn, nhưng với giá như hiện nay thì rất là khó để thực hiện được mục tiêu.
Tăng trưởng GDP vẫn có khả năng đạt
Chấp nhận xuất nhập khẩu giảm như thế, có thể cũng phải chấp nhận tăng trưởng GDP giảm so với chỉ tiêu đã được điều chỉnh...
Với tăng trưởng GDP thì vừa rồi chúng ta sử dụng rất nhiều biện pháp kích cầu nền kinh tế, trong đó có kích thích ngay thị trường trong nước, và đặc biệt là thị trường nông thôn của chúng ta, nơi có 70-80% dân số sinh sống.
Thì khu vực sản xuất nông nghiệp đó, năm vừa qua lại ít bị tác động bởi suy thoái kinh tế thế giới, mà nó lại tạo ra một thị trường để tiêu thụ hàng công nghiệp.
Vì vậy, trong GDP, khu vực nông nghiệp tăng trưởng, khu vực dịch vụ cũng tăng trưởng (bán lẻ tăng khoảng 20%), rồi du lịch trong nước tăng cao tới 20-30%, rồi một số dịch vụ khác cũng đều tăng…
Ngoài ra, chúng ta đưa ra 7-8 tỷ USD kích cầu, nếu so với của các nước thì rất bé, nhưng nếu so với GDP thì cũng tương đương của họ. Và như vậy, có thể nói rằng các biện pháp kích cầu cũng tương đối mạnh mẽ.
Và trên thực tế, nó đã có những tác dụng nhất định, không chỉ hỗ trợ cho khu vực sản xuất, mà đồng thời là các tổ chức tài chính. Từ chỗ một số nhà nghiên cứu nói rằng đến cuối năm 2009 sẽ “sập tiệm” hết, thì bây giờ doanh nghiệp phục hồi, các ngân hàng khả năng thanh khoản tốt hơn, và đã có lãi trong 6 tháng đầu năm…
Căng thẳng ngoại tệ còn do đầu cơ
Còn để bù đắp nguồn ngoại tệ thiếu hụt do giảm xuất khẩu thì có thể trông vào đâu?
Ngoại tệ thì mình giảm xuất khẩu, đồng thời cũng giảm nhập khẩu. Bởi vì ta xuất khẩu cũng có phần từ nguyên liệu nhập khẩu. Mà nguyên liệu nhập khẩu cũng giảm tương ứng như thế, cho nên nhập siêu nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu nó thấp.
Thấp như thế cũng không phải thành tích gì ghê gớm lắm mà thực chất là do sản xuất của chúng ta, tăng trưởng của chúng ta chậm lại nên nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu thấp.
Nhưng để cân bằng thì một nước đang phát triển như thế này, cán cân thanh toán cân bằng thì không có lý.
Nhưng trong một báo cáo gần đây, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo rằng dòng tiền vào nền kinh tế tiếp tục giảm đi, còn dòng tiền ra lại đang gia tăng, có khả năng gây mất cân đối cung cầu ngoại tệ…
Hiện nay, dự trữ ngoại tệ chưa có gì ảnh hưởng lắm. Nhưng cũng có những báo động rằng với tình hình xuất khẩu giảm như thế này, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến mức như thế nào thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ví dụ hiện nay chúng ta có giải ngân vốn ODA rất tốt. Rồi FDI vẫn tiếp tục vào. Và chuyển tiền ngoài nước của các tổ chức, cá nhân vẫn có. Cho nên, tính toán cho đến hiện nay, vẫn chưa đến mức căng thẳng.
Nhưng trong khi các năm trước thặng dư rất lớn, hiện nay dù chưa có thâm hụt nhưng nếu khả năng tính toán ở thăng bằng thì trên thực tế sẽ bị thâm hụt. Bởi vì nó còn có các hoạt động đầu cơ.
Thí dụ ngoài thị trường tự do, có ngoại tệ nhưng người ta không bán cho ngân hàng chẳng hạn. Ngoại tệ vẫn có nhưng bị găm giữ ở đâu đó.
Chính sự găm giữ lại ấy tạo ra thiếu giả tạo. Mà hiện nay, chúng ta đang trong tình trạng thiếu giả tạo như vậy.
Bội chi chưa chắc đã đến 6% GDP
Còn đối với cân đối thu chi ngân sách, việc giảm kim ngạch cả xuất và nhập khẩu như thế sẽ ảnh hưởng đến mức nào?
Thu chi ngân sách hiện nay vẫn không bị mất cân đối nghiêm trọng như là tính toán ban đầu. Bởi lẽ hiện nay, các khoản thu cũng dần dần được cải thiện.
Ví dụ như thu từ dầu thô chẳng hạn, lúc chúng ta đề nghị lên Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu thì giá dầu thô chỉ khoảng 40-50 USD/thùng. Hiện nay là cỡ 70 USD/thùng, có hôm lên đến 74 USD/thùng. Như thế, thu từ xuất khẩu dầu thô cũng tăng khá.
Từ đó, có thể cho rằng bội chi dưới 7% GDP là chắc chắn đạt được. Tôi nghĩ chưa chắc đã đến 6% GDP.