Xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm: “Nước nổi, bèo nổi”
Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tháng 7/2009 đều tăng khoảng 1% so với tháng trước, khi đạt lần lượt 4,75 tỷ USD và 6 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tháng 7/2009 đều tăng khoảng 1% so với tháng trước, khi đạt lần lượt 4,75 tỷ USD và 6 tỷ USD.
Đó là con số ước tính vừa được Tổng cục Thống kê công bố. Cụ thể, xem xét trên số liệu tổng hợp của báo cáo, có những điểm đáng lưu ý như sau:
Thứ nhất, xuất khẩu ước đạt 4,75 tỷ USD, tuy vẫn cao hơn khoảng 1% so với mức 4,737 tỷ USD thực hiện của tháng 6/2009, nhưng đã giảm tốc sau khi có “đà” trong hai tháng trước đó (tháng 5 tăng 3,2% so với tháng trước, tháng 6 tăng 6,5% so với tháng 5).
Trong khi kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng, nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam đã giảm về lượng: cà phê giảm về lượng khoảng 10%; gạo giảm khoảng 5,5%; than đá giảm khoảng 1,2%; dầu thô xuất khẩu giảm trên 1%...
Với 4,75 tỷ USD xuất khẩu trong tháng này, tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm ước đạt 32,347 tỷ USD.
Thứ hai, cùng với diễn biến mới về xuất khẩu 7 tháng đầu năm, nhiệm vụ đạt tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 3% trong năm nay lại càng khó khăn hơn.
Với 32,347 tỷ USD ước thực hiện trong 7 tháng qua, nhiệm vụ còn lại của 5 tháng cuối năm phải đạt khoảng 32,5 tỷ USD, tương đương mỗi tháng đạt kim ngạch xuất khẩu 6,5 tỷ USD.
Thứ ba, nhập khẩu có xu hướng gia tăng về giá trị. Kim ngạch nhập khẩu thực hiện tháng Tư đạt 5,456 tỷ USD; tháng Năm là 5,669 tỷ USD; tháng Sáu đã tới 5,902 tỷ USD và ước tháng Bảy đạt 6 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc tăng nhập khẩu một phần là do tăng giá. Nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ lực đã giảm về lượng trong tháng này như xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, phân bón, sợi dệt…
Với diễn biến này, tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm đã đạt 35,734 tỷ USD.
Thứ tư, nhập siêu đang có dấu hiệu gia tăng khi tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu đang dần “đuổi kịp” xuất khẩu. Nếu so với 2,137 tỷ USD nhập siêu thực hiện 6 tháng đầu năm, đến hết tháng Bảy, nhập siêu ước đạt 3,387 tỷ USD, bằng gần 10,5% kim ngạch xuất khẩu.
Với những diễn biến về xuất, nhập khẩu và nhập siêu trong 7 tháng qua, trong những tháng còn lại của năm 2009, nhiệm vụ tăng cường xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu vẫn cần được đặc biệt quan tâm.
Đó là con số ước tính vừa được Tổng cục Thống kê công bố. Cụ thể, xem xét trên số liệu tổng hợp của báo cáo, có những điểm đáng lưu ý như sau:
Thứ nhất, xuất khẩu ước đạt 4,75 tỷ USD, tuy vẫn cao hơn khoảng 1% so với mức 4,737 tỷ USD thực hiện của tháng 6/2009, nhưng đã giảm tốc sau khi có “đà” trong hai tháng trước đó (tháng 5 tăng 3,2% so với tháng trước, tháng 6 tăng 6,5% so với tháng 5).
Trong khi kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng, nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam đã giảm về lượng: cà phê giảm về lượng khoảng 10%; gạo giảm khoảng 5,5%; than đá giảm khoảng 1,2%; dầu thô xuất khẩu giảm trên 1%...
Với 4,75 tỷ USD xuất khẩu trong tháng này, tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm ước đạt 32,347 tỷ USD.
Thứ hai, cùng với diễn biến mới về xuất khẩu 7 tháng đầu năm, nhiệm vụ đạt tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 3% trong năm nay lại càng khó khăn hơn.
Với 32,347 tỷ USD ước thực hiện trong 7 tháng qua, nhiệm vụ còn lại của 5 tháng cuối năm phải đạt khoảng 32,5 tỷ USD, tương đương mỗi tháng đạt kim ngạch xuất khẩu 6,5 tỷ USD.
Thứ ba, nhập khẩu có xu hướng gia tăng về giá trị. Kim ngạch nhập khẩu thực hiện tháng Tư đạt 5,456 tỷ USD; tháng Năm là 5,669 tỷ USD; tháng Sáu đã tới 5,902 tỷ USD và ước tháng Bảy đạt 6 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc tăng nhập khẩu một phần là do tăng giá. Nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ lực đã giảm về lượng trong tháng này như xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, phân bón, sợi dệt…
Với diễn biến này, tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm đã đạt 35,734 tỷ USD.
Thứ tư, nhập siêu đang có dấu hiệu gia tăng khi tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu đang dần “đuổi kịp” xuất khẩu. Nếu so với 2,137 tỷ USD nhập siêu thực hiện 6 tháng đầu năm, đến hết tháng Bảy, nhập siêu ước đạt 3,387 tỷ USD, bằng gần 10,5% kim ngạch xuất khẩu.
Với những diễn biến về xuất, nhập khẩu và nhập siêu trong 7 tháng qua, trong những tháng còn lại của năm 2009, nhiệm vụ tăng cường xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu vẫn cần được đặc biệt quan tâm.