Tăng trưởng xuất khẩu năm nay có thể bằng 0%
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của Việt Nam có thể chỉ đạt 0%
Trong số 22 chỉ tiêu kế hoạch năm 2009, ước tính có 15 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, 7 chỉ tiêu đạt thấp hơn.
Đó là nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại bản “Khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010”, mới được ban hành gần đây.
Cụ thể, trong nhóm chỉ tiêu đạt thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội, đáng chú ý là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước tính chỉ đạt 0% (tăng trưởng xuất khẩu so với năm 2008 bằng không).
Cũng thuộc nhóm không đạt, chỉ tiêu tạo việc làm mới ước tính chỉ đạt 1,45 triệu lao động (chỉ tiêu Quốc hội là 1,7 triệu lao động), trong đó, lao động đưa đi làm việc tại nước ngoài ước tính chỉ đạt 8 vạn người (chỉ tiêu là 9 vạn người).
Thuộc nhóm đạt, nhưng chỉ là sau khi có sự điều chỉnh chỉ tiêu, bội chi ngân sách năm 2009 được cơ quan soạn thảo văn bản này ước tính vào khoảng 6,9%.
Kim ngạch xuất khẩu 2009 tương đương 2008?
Nói về nguyên nhân sụt giảm xuất khẩu, bản “khung kế hoạch” cho biết, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, từ việc thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp, và giá hàng xuất khẩu giảm, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2009 ước tính đã giảm khoảng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, phía cơ quan soạn thảo vẫn khá lạc quan vào triển vọng xuất khẩu những tháng còn lại của năm nay, đặc biệt là sau những chuyển biến tích cực từ tháng 5 đến nay.
“Với những tín hiệu tích cực ban đầu của kinh tế thế giới, cùng với việc mở lại thị trường xuất khẩu thủy sản sang Liên bang Nga và Brasil, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang châu Phi, xuất khẩu gỗ sang Trung Đông và châu Phi, xuất khẩu sản phẩm dệt may sang Trung Đông, Nga và Nam Phi,... tình hình xuất khẩu có khả năng sẽ được cải thiện”, văn bản nói trên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Nhận định này cũng căn cứ trên một số diễn biến có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam thời gian gần đây như một số mặt hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản,... đang có chiều hướng gia tăng cả về lượng và giá. Các mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, linh kiện điện tử có khả năng tăng trưởng trong những tháng cuối năm do nhu cầu thị trường và giá cả tăng lên.
Với mặt hàng có đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là dầu thô, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng giá dầu thô từ mức dưới 30 USD/thùng, nay đã tăng lên tới khoảng 70 USD/thùng và có thể còn tăng cao hơn cùng với sự phục hồi kinh tế thế giới và nhu cầu nhiên liệu tăng thêm vào cuối năm…
Theo dự kiến của bộ này, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước tính sẽ đạt khoảng 62,7 tỷ USD, tương đương với năm 2008.
Về lý do không đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu 3% sau khi đã được Quốc hội điều chỉnh, cơ quan soạn thảo văn bản này cho rằng: “Với mức tăng trưởng âm 6 tháng đầu năm, trong khi thương mại thế giới vẫn trong tình trạng giảm sút, thì để có tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 3%, 6 tháng cuối năm phải tăng khoảng 16% là điều khó có khả năng đạt được”.
Giải quyết việc làm chỉ đạt 85% kế hoạch
Cũng nằm trong nhóm các chỉ tiêu không đạt kế hoach, vấn đề tạo việc làm mới cho thấy những khó khăn nhất định từ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng số lượt lao động được giải quyết việc làm ước đạt 650 nghìn người, bằng 83,3% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 3,3 vạn người, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2008.
Nguyên nhân là do tình hình suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt 3,9%, thấp hơn nhiều mức tăng trưởng 6,5% của cùng kỳ năm 2008, cũng như chưa đạt mức tăng bình quân mà chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho năm nay, vào khoảng 5%.
Dự báo trước mắt còn nhiều khó khăn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đến cuối năm 2009, sẽ chỉ có khoảng 1,45 triệu lượt lao động được giải quyết việc làm, đạt 85,3% kế hoạch năm và bằng 89,8% so với thực hiện năm 2008. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt khoảng 8 vạn người.
Bội chi ngân sách 6,9% GDP
Đứng trước yêu cầu phải duy trì tăng trưởng GDP ở mức hợp lý, giảm thiểu tác động tiêu cực đến đời sống người dân và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, chính sách tài khóa của Chính phủ trong năm 2009 này đã và đang tác động mạnh đến hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước.
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và đầu tư, thu ngân sách Nhà nước năm 2009 ước đạt khoảng 375,3 nghìn tỷ đồng, bằng 101% dự toán. Trong đó, thu nội địa ước đạt 223 nghìn tỷ đồng; thu dầu thô ước đạt 57,3 nghìn tỷ đồng; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 90 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, thu chuyển nguồn từ năm 2008 sang dự kiến vào khoảng 33 nghìn tỷ đồng.
Chi ngân sách Nhà nước năm 2009 ước đạt 533,3 nghìn tỷ đồng, bằng 127% kế hoạch. Như vậy, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 ước đạt 125.000 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP.
Liên quan đến khả năng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2006-2010, văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 36 chỉ tiêu kinh tế xã hội và môi trường, có 22 chỉ tiêu vượt, đạt và xấp xỉ đạt kế hoạch; còn lại 14 chỉ tiêu sẽ không đạt kế hoạch đề ra.
Trong số các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu không đạt, đáng chú ý có tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP), giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng, bội chi ngân sách nhà nước và tốc độ tăng giá tiêu dùng.
Đó là nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại bản “Khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010”, mới được ban hành gần đây.
Cụ thể, trong nhóm chỉ tiêu đạt thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội, đáng chú ý là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước tính chỉ đạt 0% (tăng trưởng xuất khẩu so với năm 2008 bằng không).
Cũng thuộc nhóm không đạt, chỉ tiêu tạo việc làm mới ước tính chỉ đạt 1,45 triệu lao động (chỉ tiêu Quốc hội là 1,7 triệu lao động), trong đó, lao động đưa đi làm việc tại nước ngoài ước tính chỉ đạt 8 vạn người (chỉ tiêu là 9 vạn người).
Thuộc nhóm đạt, nhưng chỉ là sau khi có sự điều chỉnh chỉ tiêu, bội chi ngân sách năm 2009 được cơ quan soạn thảo văn bản này ước tính vào khoảng 6,9%.
Kim ngạch xuất khẩu 2009 tương đương 2008?
Nói về nguyên nhân sụt giảm xuất khẩu, bản “khung kế hoạch” cho biết, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, từ việc thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp, và giá hàng xuất khẩu giảm, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2009 ước tính đã giảm khoảng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, phía cơ quan soạn thảo vẫn khá lạc quan vào triển vọng xuất khẩu những tháng còn lại của năm nay, đặc biệt là sau những chuyển biến tích cực từ tháng 5 đến nay.
“Với những tín hiệu tích cực ban đầu của kinh tế thế giới, cùng với việc mở lại thị trường xuất khẩu thủy sản sang Liên bang Nga và Brasil, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang châu Phi, xuất khẩu gỗ sang Trung Đông và châu Phi, xuất khẩu sản phẩm dệt may sang Trung Đông, Nga và Nam Phi,... tình hình xuất khẩu có khả năng sẽ được cải thiện”, văn bản nói trên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Nhận định này cũng căn cứ trên một số diễn biến có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam thời gian gần đây như một số mặt hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản,... đang có chiều hướng gia tăng cả về lượng và giá. Các mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, linh kiện điện tử có khả năng tăng trưởng trong những tháng cuối năm do nhu cầu thị trường và giá cả tăng lên.
Với mặt hàng có đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là dầu thô, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng giá dầu thô từ mức dưới 30 USD/thùng, nay đã tăng lên tới khoảng 70 USD/thùng và có thể còn tăng cao hơn cùng với sự phục hồi kinh tế thế giới và nhu cầu nhiên liệu tăng thêm vào cuối năm…
Theo dự kiến của bộ này, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước tính sẽ đạt khoảng 62,7 tỷ USD, tương đương với năm 2008.
Về lý do không đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu 3% sau khi đã được Quốc hội điều chỉnh, cơ quan soạn thảo văn bản này cho rằng: “Với mức tăng trưởng âm 6 tháng đầu năm, trong khi thương mại thế giới vẫn trong tình trạng giảm sút, thì để có tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 3%, 6 tháng cuối năm phải tăng khoảng 16% là điều khó có khả năng đạt được”.
Giải quyết việc làm chỉ đạt 85% kế hoạch
Cũng nằm trong nhóm các chỉ tiêu không đạt kế hoach, vấn đề tạo việc làm mới cho thấy những khó khăn nhất định từ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng số lượt lao động được giải quyết việc làm ước đạt 650 nghìn người, bằng 83,3% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 3,3 vạn người, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2008.
Nguyên nhân là do tình hình suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt 3,9%, thấp hơn nhiều mức tăng trưởng 6,5% của cùng kỳ năm 2008, cũng như chưa đạt mức tăng bình quân mà chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho năm nay, vào khoảng 5%.
Dự báo trước mắt còn nhiều khó khăn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đến cuối năm 2009, sẽ chỉ có khoảng 1,45 triệu lượt lao động được giải quyết việc làm, đạt 85,3% kế hoạch năm và bằng 89,8% so với thực hiện năm 2008. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt khoảng 8 vạn người.
Bội chi ngân sách 6,9% GDP
Đứng trước yêu cầu phải duy trì tăng trưởng GDP ở mức hợp lý, giảm thiểu tác động tiêu cực đến đời sống người dân và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, chính sách tài khóa của Chính phủ trong năm 2009 này đã và đang tác động mạnh đến hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước.
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và đầu tư, thu ngân sách Nhà nước năm 2009 ước đạt khoảng 375,3 nghìn tỷ đồng, bằng 101% dự toán. Trong đó, thu nội địa ước đạt 223 nghìn tỷ đồng; thu dầu thô ước đạt 57,3 nghìn tỷ đồng; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 90 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, thu chuyển nguồn từ năm 2008 sang dự kiến vào khoảng 33 nghìn tỷ đồng.
Chi ngân sách Nhà nước năm 2009 ước đạt 533,3 nghìn tỷ đồng, bằng 127% kế hoạch. Như vậy, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 ước đạt 125.000 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP.
Liên quan đến khả năng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2006-2010, văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 36 chỉ tiêu kinh tế xã hội và môi trường, có 22 chỉ tiêu vượt, đạt và xấp xỉ đạt kế hoạch; còn lại 14 chỉ tiêu sẽ không đạt kế hoạch đề ra.
Trong số các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu không đạt, đáng chú ý có tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP), giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng, bội chi ngân sách nhà nước và tốc độ tăng giá tiêu dùng.