“Nên trao quyền giám sát Đảng cho Quốc hội”
Ghi nhận từ những góp ý trong ngày đầu tiên dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được công bố
Nên trao quyền giám sát Đảng cho Quốc hội là một trong số các góp ý của nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được đăng tải trên trang http://duthaoonline.quochoi.vn của Quốc hội.
Tại đây, trong ngày đầu tiên dự thảo được công bố, đã có khá nhiều ý kiến người dân góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992, trong đó có nội dung Điều 4.
Theo dự thảo được công bố, toàn văn Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4) như sau:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Bạn đọc Trần Nguyên Duy Thịnh góp ý: “Tôi nghĩ Khoản 2 Điều 4 nên sửa lại thành: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về những quyết định của mình”.
Lý do được bạn đọc này giải thích là: “Nhân dân thực hiện quyền lực cuả mình thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân... Vì vậy, cần giao luôn quyền giám sát Đảng cho Quốc hội để Quốc hội có cơ sở tổ chức thực hiện”.
Cũng góp ý cho Điều 4, bạn đọc Hà Huy Hoàng đề nghị sửa điều này như sau:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội quân tiên phong của dân tộc Việt Nam, đại diện tuyệt đối trung thành cho lợi ích của dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng duy nhất được dân tộc Việt Nam tin tưởng giao nhiệm vụ lãnh đạo đất nước.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Liên quan đến Khoản 2 Điều 4, bạn Nguyễn Anh Đức kiến nghị nên thay từ "Đảng" bằng cụm từ "Đảng viên". Bởi việc truy cứu trách nhiệm đối với những quyết định sai lầm là phải áp dụng với đảng viên đã ra quyết định đó hoặc đảng viên chịu trách nhiệm thông qua quyết định sai. Ai có liên quan đến đâu thì truy cứu trách nhiệm tới đó, không phải chịu trách nhiệm tập thể, tránh liên lụy những đảng viên gương mẫu, trung kiên.
Bạn Nguyễn Anh Đức, khi góp ý cho điều 100 quy định về trách nhiệm của Chính phủ, trong đó có đoạn “Thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ” đã cho rằng, không nên giữ lại chế định chịu trách nhiệm tập thể của Chính phủ.
Vì, khi đó nếu một bộ trưởng, phó thủ tướng hay Thủ tướng vi phạm mà có thể bị bãi nhiệm thì đồng nghĩa với việc Chính phủ sẽ tan rã. Chỉ nên quy định chế độ chịu trách nhiệm cá nhân cho các thành viên Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng sẽ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng. Như vậy sẽ thuận lợi hơn cho khả năng bãi nhiệm những thành viên không đủ tài đức.
Bên cạnh các nội dung nói trên, trang http://duthaoonline.quochoi.vn cũng đăng tải các góp ý khác liên quan đến nhiều nội dung của dự thảo. Theo ý kiến của bạn Phan Sơn thì nên xem xét bổ sung quy định về chủ quyền bao gồm chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian vũ trụ.
Còn quan điểm của bạn Nguyễn Anh Khoa là nên quy định rõ đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, người dân được quyền sử dụng. Hoặc quy định đất đai thuộc sở hữu của người dân nhưng chịu sự quản lý của Nhà nước. Có như vậy sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khúc mắc trong Luật Đất đai hiện hành.
Ngày 28/12/2012 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó yêu cầu việc này cần phản ánh đầy đủ và chính xác ý kiến của nhân dân. Chỉ thị nhấn mạnh, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành Hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
VnEconomy sẽ tiếp tục phản ánh những nội dung góp ý đáng chú ý của bạn đọc đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong những ngày tới. Xin mời độc giả xem toàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại đây, trong ngày đầu tiên dự thảo được công bố, đã có khá nhiều ý kiến người dân góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992, trong đó có nội dung Điều 4.
Theo dự thảo được công bố, toàn văn Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4) như sau:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Bạn đọc Trần Nguyên Duy Thịnh góp ý: “Tôi nghĩ Khoản 2 Điều 4 nên sửa lại thành: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về những quyết định của mình”.
Lý do được bạn đọc này giải thích là: “Nhân dân thực hiện quyền lực cuả mình thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân... Vì vậy, cần giao luôn quyền giám sát Đảng cho Quốc hội để Quốc hội có cơ sở tổ chức thực hiện”.
Cũng góp ý cho Điều 4, bạn đọc Hà Huy Hoàng đề nghị sửa điều này như sau:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội quân tiên phong của dân tộc Việt Nam, đại diện tuyệt đối trung thành cho lợi ích của dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng duy nhất được dân tộc Việt Nam tin tưởng giao nhiệm vụ lãnh đạo đất nước.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Liên quan đến Khoản 2 Điều 4, bạn Nguyễn Anh Đức kiến nghị nên thay từ "Đảng" bằng cụm từ "Đảng viên". Bởi việc truy cứu trách nhiệm đối với những quyết định sai lầm là phải áp dụng với đảng viên đã ra quyết định đó hoặc đảng viên chịu trách nhiệm thông qua quyết định sai. Ai có liên quan đến đâu thì truy cứu trách nhiệm tới đó, không phải chịu trách nhiệm tập thể, tránh liên lụy những đảng viên gương mẫu, trung kiên.
Bạn Nguyễn Anh Đức, khi góp ý cho điều 100 quy định về trách nhiệm của Chính phủ, trong đó có đoạn “Thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ” đã cho rằng, không nên giữ lại chế định chịu trách nhiệm tập thể của Chính phủ.
Vì, khi đó nếu một bộ trưởng, phó thủ tướng hay Thủ tướng vi phạm mà có thể bị bãi nhiệm thì đồng nghĩa với việc Chính phủ sẽ tan rã. Chỉ nên quy định chế độ chịu trách nhiệm cá nhân cho các thành viên Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng sẽ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng. Như vậy sẽ thuận lợi hơn cho khả năng bãi nhiệm những thành viên không đủ tài đức.
Bên cạnh các nội dung nói trên, trang http://duthaoonline.quochoi.vn cũng đăng tải các góp ý khác liên quan đến nhiều nội dung của dự thảo. Theo ý kiến của bạn Phan Sơn thì nên xem xét bổ sung quy định về chủ quyền bao gồm chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian vũ trụ.
Còn quan điểm của bạn Nguyễn Anh Khoa là nên quy định rõ đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, người dân được quyền sử dụng. Hoặc quy định đất đai thuộc sở hữu của người dân nhưng chịu sự quản lý của Nhà nước. Có như vậy sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khúc mắc trong Luật Đất đai hiện hành.
Ngày 28/12/2012 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó yêu cầu việc này cần phản ánh đầy đủ và chính xác ý kiến của nhân dân. Chỉ thị nhấn mạnh, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành Hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
VnEconomy sẽ tiếp tục phản ánh những nội dung góp ý đáng chú ý của bạn đọc đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong những ngày tới. Xin mời độc giả xem toàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.