Nga-Ukraine tạm dừng cuộc chiến khí đốt
Sau ba ngày tranh cãi căng thẳng, Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga tuyên bố đã nối lại nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine từ ngày 5/3
Sau ba ngày tranh cãi căng thẳng, Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga tuyên bố đã nối lại nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine từ ngày 5/3, chấm dứt "cuộc chiến khí đốt" vừa bùng lên giữa hai nước, gây lo ngại cho các nước châu Âu.
Gazprom đã cắt giảm 25% lượng khí đốt cung cấp cho Ukraine ngày 3/3. Ngày 5/3 (giờ Hà Nội), Nga đã chính thức cắt giảm tổng cộng 50% lượng khí đốt cung cấp cho Ukraine, đồng thời đe dọa sẽ tiếp tục cắt giảm nếu Ukraine không thực hiện cam kết về việc thanh toán nợ.
Ukraine cam kết sớm thanh toán 1 tỉ USD
Hai bên đã đạt được thỏa thuận, theo đó Ukraine cam kết sẽ thanh toán "sớm nhất trong thời gian có thể" khoản tiền 1 tỉ USD cho khoảng 6 tỉ m3 khí đốt mà Nga đã cung cấp cho nước này trong hai tháng đầu năm vừa qua. Hai bên nhất trí để Nga tiếp tục duy trì nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine tới ngày 1/3 theo "cơ chế hiện nay" của thỏa thuận ký năm 2006.
Gazprom và Tập đoàn dầu khí Naftogaz của Ukraine hôm 5/3 đã ra Tuyên bố chung nêu rõ: "Việc cắt giảm lượng khí đốt cung cấp từ Nga cho Ukraine đã được dỡ bỏ. Hoạt động trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine đến các khách hàng châu Âu đang được tiến hành với công suất đầy đủ".
Thỏa thuận nói trên đạt được sau các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga V.Putin với người đồng nhiệm Ukraine Viktor Yushchenko, cũng như giữa lãnh đạo hai tập đoàn Gazprom và Naftogaz. Tuy nhiên, hai bên cho biết sẽ vẫn phải tiếp tục đàm phán về những bất đồng xung quanh việc thanh toán nợ và những vấn đề này sẽ "sớm được giải quyết".
Nga cáo buộc Ukraine đã không thực hiện các cam kết về thanh toán cho Gazprom khoản nợ 600 triệu USD đối với 1,9 tỷ m3 khí đốt mà Nga cho là bị thất thoát trên lãnh thổ Ukraine. Trong khi đó, Ukraine cho rằng việc thất thoát trên không thuộc trách nhiệm của họ và không đồng ý trả khoản tiền này.
Trước sức ép từ phía Nga, ông Valentin Zemlyansky, phát ngôn viên của Naftogaz, nói rằng Naftogaz sẽ nỗ lực hết sức để đưa tiến trình đàm phán trở lại quỹ đạo. Nhưng trước đó Naftogaz tuyên bố sẽ "sử dụng" nguồn khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu đi qua lãnh thổ Ukraine để bù cho nguồn khí đốt thiếu hụt do bị cắt giảm.
Trò chơi tối hậu thư với Ukraine vẫn tiếp tục?
Mặc dù phía Nga khẳng định việc cắt giảm này không ảnh hưởng tới lượng khí đốt trung chuyển qua Ukraine cho các khách hàng ở châu Âu. Nhưng, các nước châu Âu vô cùng lo ngại khi Ukraine định cắt nguồn khí đốt cấp cho họ bù vào chỗ thiếu hụt và người phát ngôn của tập đoàn Gazprom, ông Sergei Kuprianov, phát biểu trên kênh truyền hình Vesti-24 ngày 4/3 cho biết các cuộc đàm phán đã đi vào ngõ cụt; không loại trừ khả năng Nga tiếp tục cắt giảm nguồn khí đốt cho Ukraine, nếu nước này không trở lại bàn đàm phán.
Điều các nước châu Âu lo ngại là có căn cứ, bởi hồi đầu năm 2006 đã xảy ra cuộc chiến khí đốt tương tự, khi Nga cắt giảm hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine, gây ra phản ứng dây chuyền và thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế EU.
Mặc dù trong những cuộc tranh cãi khí đốt mấy ngày qua, các quan chức Nga bảo vệ Gazprom và tuyên bố, tập đoàn này chỉ hành động theo nguyên tắc thị trường; những tranh cãi chỉ đơn thuần liên quan đến kinh doanh. Nhưng, các chính trị gia của Ukraine đã cáo buộc phía Nga dùng khí đốt làm vũ khí gây sức ép quá mức với ban lãnh đạo Ukraine thân phương Tây và đang thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Nga.
Ivan Kirienko-người đứng đầu khối Yulia Tymoshenko trong Quốc hội Ukraine nói với hãng Iterfax rằng: “Trò chơi tối hậu thư với Ukraine vẫn tiếp tục”. Điều đó có nghĩa là cuộc chiến khí đốt vẫn có nguy cơ tái phát, châu Âu chưa hết lo ngại.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, sau khi ngồi vào ghế Tổng thống Nga vào tháng 5 tới đây, ông Medvedev sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng làm vũ khí, nhằm bảo đảm ảnh hưởng của Nga tại các nước thuộc Liên Xô trước đây. Người ta chưa quên tuyên bố hồi tháng trước của ông Medvedev rằng: “Khí đốt của Nga không phải quà tặng chảy vào các ống chất dẻo đẹp mắt”.
Gazprom đã cắt giảm 25% lượng khí đốt cung cấp cho Ukraine ngày 3/3. Ngày 5/3 (giờ Hà Nội), Nga đã chính thức cắt giảm tổng cộng 50% lượng khí đốt cung cấp cho Ukraine, đồng thời đe dọa sẽ tiếp tục cắt giảm nếu Ukraine không thực hiện cam kết về việc thanh toán nợ.
Ukraine cam kết sớm thanh toán 1 tỉ USD
Hai bên đã đạt được thỏa thuận, theo đó Ukraine cam kết sẽ thanh toán "sớm nhất trong thời gian có thể" khoản tiền 1 tỉ USD cho khoảng 6 tỉ m3 khí đốt mà Nga đã cung cấp cho nước này trong hai tháng đầu năm vừa qua. Hai bên nhất trí để Nga tiếp tục duy trì nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine tới ngày 1/3 theo "cơ chế hiện nay" của thỏa thuận ký năm 2006.
Gazprom và Tập đoàn dầu khí Naftogaz của Ukraine hôm 5/3 đã ra Tuyên bố chung nêu rõ: "Việc cắt giảm lượng khí đốt cung cấp từ Nga cho Ukraine đã được dỡ bỏ. Hoạt động trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine đến các khách hàng châu Âu đang được tiến hành với công suất đầy đủ".
Thỏa thuận nói trên đạt được sau các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga V.Putin với người đồng nhiệm Ukraine Viktor Yushchenko, cũng như giữa lãnh đạo hai tập đoàn Gazprom và Naftogaz. Tuy nhiên, hai bên cho biết sẽ vẫn phải tiếp tục đàm phán về những bất đồng xung quanh việc thanh toán nợ và những vấn đề này sẽ "sớm được giải quyết".
Nga cáo buộc Ukraine đã không thực hiện các cam kết về thanh toán cho Gazprom khoản nợ 600 triệu USD đối với 1,9 tỷ m3 khí đốt mà Nga cho là bị thất thoát trên lãnh thổ Ukraine. Trong khi đó, Ukraine cho rằng việc thất thoát trên không thuộc trách nhiệm của họ và không đồng ý trả khoản tiền này.
Trước sức ép từ phía Nga, ông Valentin Zemlyansky, phát ngôn viên của Naftogaz, nói rằng Naftogaz sẽ nỗ lực hết sức để đưa tiến trình đàm phán trở lại quỹ đạo. Nhưng trước đó Naftogaz tuyên bố sẽ "sử dụng" nguồn khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu đi qua lãnh thổ Ukraine để bù cho nguồn khí đốt thiếu hụt do bị cắt giảm.
Trò chơi tối hậu thư với Ukraine vẫn tiếp tục?
Mặc dù phía Nga khẳng định việc cắt giảm này không ảnh hưởng tới lượng khí đốt trung chuyển qua Ukraine cho các khách hàng ở châu Âu. Nhưng, các nước châu Âu vô cùng lo ngại khi Ukraine định cắt nguồn khí đốt cấp cho họ bù vào chỗ thiếu hụt và người phát ngôn của tập đoàn Gazprom, ông Sergei Kuprianov, phát biểu trên kênh truyền hình Vesti-24 ngày 4/3 cho biết các cuộc đàm phán đã đi vào ngõ cụt; không loại trừ khả năng Nga tiếp tục cắt giảm nguồn khí đốt cho Ukraine, nếu nước này không trở lại bàn đàm phán.
Điều các nước châu Âu lo ngại là có căn cứ, bởi hồi đầu năm 2006 đã xảy ra cuộc chiến khí đốt tương tự, khi Nga cắt giảm hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine, gây ra phản ứng dây chuyền và thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế EU.
Mặc dù trong những cuộc tranh cãi khí đốt mấy ngày qua, các quan chức Nga bảo vệ Gazprom và tuyên bố, tập đoàn này chỉ hành động theo nguyên tắc thị trường; những tranh cãi chỉ đơn thuần liên quan đến kinh doanh. Nhưng, các chính trị gia của Ukraine đã cáo buộc phía Nga dùng khí đốt làm vũ khí gây sức ép quá mức với ban lãnh đạo Ukraine thân phương Tây và đang thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Nga.
Ivan Kirienko-người đứng đầu khối Yulia Tymoshenko trong Quốc hội Ukraine nói với hãng Iterfax rằng: “Trò chơi tối hậu thư với Ukraine vẫn tiếp tục”. Điều đó có nghĩa là cuộc chiến khí đốt vẫn có nguy cơ tái phát, châu Âu chưa hết lo ngại.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, sau khi ngồi vào ghế Tổng thống Nga vào tháng 5 tới đây, ông Medvedev sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng làm vũ khí, nhằm bảo đảm ảnh hưởng của Nga tại các nước thuộc Liên Xô trước đây. Người ta chưa quên tuyên bố hồi tháng trước của ông Medvedev rằng: “Khí đốt của Nga không phải quà tặng chảy vào các ống chất dẻo đẹp mắt”.