Ngăn chặn đầu cơ trong hoạt động khoáng sản
Dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi) đã bổ sung, mở rộng các quy định liên quan đến công tác lập quy hoạch chế biến khoáng sản
Sáng 31/5, Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi).
Theo đó, phạm vi điều chỉnh của dự án luật này đã được bổ sung, mở rộng đối với quy định liên quan đến công tác lập quy hoạch chế biến khoáng sản. Trong 87 điều có 53 điều được bổ sung mới toàn bộ về nội dung và 34 điều được sửa đổi, bổ sung.
Một trong những điểm mới về thăm dò khoáng sản, theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên là đã bỏ quy định về cấp giấy phép khảo sát khoáng sản. Thay vào đó, để khảo sát thực địa, lựa chọn khu vực xin cấp giấy phép thăm dò, tổ chức, cá nhân chỉ cần báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có văn bản cho phép.
Dự luật cũng bổ sung quy định việc chuyển nhượng giấy phép thăm dò khoáng sản chỉ áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò thông qua đấu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, chuyển nhượng trong hoạt động khoáng sản.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng đã bỏ quyền thừa kế quyền thăm dò khoáng sản (đối với cá nhân), quy định rõ việc thực hiện quyền của tổ chức kế thừa quyền thăm dò khoáng sản trong trường hợp thay đổi hình thức doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp.
Tán thành với quy định mới này, cơ quan thẩm tra - Ủy ban Kinh tế- cho rằng đối với tổ chức, cá nhân khác có giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản nếu không tiếp tục thực hiện thăm dò, khai thác hoặc được cấp giấy phép nhưng sau một thời gian nhất định mà không tiến hành thăm dò, khai thác thì Nhà nước ra quyết định thu hồi để giao cho các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.
Một chương được bổ sung mới hoàn toàn tại dự luật là tài chính về khoáng sản và đấu giá quyền thăm dò - khai thác, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, nhằm thể chế hóa chủ trương “kinh tế hoá” ngành địa chất - khoáng sản, hạn chế cơ chế “xin - cho”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết.
Dự thảo luật quy định hai hình thức đấu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên chỉ quy định mang tính nguyên tắc và quy định thẩm quyền khoanh định, công bố khu vực đấu giá theo loại khoáng sản, phù hợp với thẩm quyền cấp giấy phép. Các vấn đề cụ thể sẽ giao cho Chính phủ quy định.
Tuy nhiên, có ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng quy định này không khả thi vì luật hiện hành đã quy định nhưng suốt trong giai đoạn vừa qua không triển khai thực hiện được.
Ý kiến khác đề nghị không quy định về đấu giá quyền thăm dò khoáng sản vì tính rủi ro trong hoạt động thăm dò là rất cao. Mặt khác, khi chưa thăm dò thì chưa đánh giá được trữ lượng, chất lượng khoáng sản nên khó thực hiện. Đề nghị chỉ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Liên quan đến vấn đề cấp phép, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết, luật hiện hành đang có một hạn chế là tuy phân cấp nhưng lại chưa phân định rõ ràng trách nhiệm Trung ương với địa phương.
Vì thế mới sinh ra chuyện cấp giấy phép dễ dãi cho cả những doanh nghiệp chưa đủ năng lực. Doanh nghiệp nhận được quyền khai thác lại chuyển nhượng lẫn nhau.
Trong lần sửa đổi này, luật đưa ra quy định là Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ quy hoạch và khoanh vùng những mỏ do Trung ương cấp phép và quản lý. Còn lại, địa phương quản lý và cấp phép các mỏ nhỏ lẻ hoặc loại khoáng sản thông thường như cát xây dựng, đá xây dựng...
Theo đánh giá của Chính phủ, Sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản, đã phát hiện và làm rõ tiềm năng của nhiều vùng có triển vọng khoáng sản, trong đó có một số loại khoáng sản có tiềm năng quy mô tầm cỡ thế giới, đủ điều kiện để hình thành một số ngành khai thác, chế biến khoáng sản mũi nhọn.
Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản tăng từ 427 doanh nghiệp (năm 2000) lên đến trên 1.500 doanh nghiệp vào thời điểm hiện tại. Giá trị sản lượng ngành khai thác khoáng sản (trừ dầu khí) đóng góp cho GDP cả nước hàng năm khoảng 3%, giải quyết việc làm ổn định cho trên 300.000 người lao động.
Song, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, như việc cấp phép hoạt động khoáng sản vẫn mang nặng cơ chế “xin-cho. Hoạt động chuyển nhượng quyền khai thác đem lại nguồn thu đáng kể cho doanh nghiệp nhưng Nhà nước chưa thu được khoản phí hoặc thuế nào, dẫn tới thất thu cho ngân sách nhà nước. Tình trạng đầu cơ, chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản chưa có cơ chế hiệu quả để ngăn chặn….
Theo đó, phạm vi điều chỉnh của dự án luật này đã được bổ sung, mở rộng đối với quy định liên quan đến công tác lập quy hoạch chế biến khoáng sản. Trong 87 điều có 53 điều được bổ sung mới toàn bộ về nội dung và 34 điều được sửa đổi, bổ sung.
Một trong những điểm mới về thăm dò khoáng sản, theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên là đã bỏ quy định về cấp giấy phép khảo sát khoáng sản. Thay vào đó, để khảo sát thực địa, lựa chọn khu vực xin cấp giấy phép thăm dò, tổ chức, cá nhân chỉ cần báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có văn bản cho phép.
Dự luật cũng bổ sung quy định việc chuyển nhượng giấy phép thăm dò khoáng sản chỉ áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò thông qua đấu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, chuyển nhượng trong hoạt động khoáng sản.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng đã bỏ quyền thừa kế quyền thăm dò khoáng sản (đối với cá nhân), quy định rõ việc thực hiện quyền của tổ chức kế thừa quyền thăm dò khoáng sản trong trường hợp thay đổi hình thức doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp.
Tán thành với quy định mới này, cơ quan thẩm tra - Ủy ban Kinh tế- cho rằng đối với tổ chức, cá nhân khác có giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản nếu không tiếp tục thực hiện thăm dò, khai thác hoặc được cấp giấy phép nhưng sau một thời gian nhất định mà không tiến hành thăm dò, khai thác thì Nhà nước ra quyết định thu hồi để giao cho các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.
Một chương được bổ sung mới hoàn toàn tại dự luật là tài chính về khoáng sản và đấu giá quyền thăm dò - khai thác, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, nhằm thể chế hóa chủ trương “kinh tế hoá” ngành địa chất - khoáng sản, hạn chế cơ chế “xin - cho”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết.
Dự thảo luật quy định hai hình thức đấu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên chỉ quy định mang tính nguyên tắc và quy định thẩm quyền khoanh định, công bố khu vực đấu giá theo loại khoáng sản, phù hợp với thẩm quyền cấp giấy phép. Các vấn đề cụ thể sẽ giao cho Chính phủ quy định.
Tuy nhiên, có ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng quy định này không khả thi vì luật hiện hành đã quy định nhưng suốt trong giai đoạn vừa qua không triển khai thực hiện được.
Ý kiến khác đề nghị không quy định về đấu giá quyền thăm dò khoáng sản vì tính rủi ro trong hoạt động thăm dò là rất cao. Mặt khác, khi chưa thăm dò thì chưa đánh giá được trữ lượng, chất lượng khoáng sản nên khó thực hiện. Đề nghị chỉ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Liên quan đến vấn đề cấp phép, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết, luật hiện hành đang có một hạn chế là tuy phân cấp nhưng lại chưa phân định rõ ràng trách nhiệm Trung ương với địa phương.
Vì thế mới sinh ra chuyện cấp giấy phép dễ dãi cho cả những doanh nghiệp chưa đủ năng lực. Doanh nghiệp nhận được quyền khai thác lại chuyển nhượng lẫn nhau.
Trong lần sửa đổi này, luật đưa ra quy định là Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ quy hoạch và khoanh vùng những mỏ do Trung ương cấp phép và quản lý. Còn lại, địa phương quản lý và cấp phép các mỏ nhỏ lẻ hoặc loại khoáng sản thông thường như cát xây dựng, đá xây dựng...
Theo đánh giá của Chính phủ, Sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản, đã phát hiện và làm rõ tiềm năng của nhiều vùng có triển vọng khoáng sản, trong đó có một số loại khoáng sản có tiềm năng quy mô tầm cỡ thế giới, đủ điều kiện để hình thành một số ngành khai thác, chế biến khoáng sản mũi nhọn.
Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản tăng từ 427 doanh nghiệp (năm 2000) lên đến trên 1.500 doanh nghiệp vào thời điểm hiện tại. Giá trị sản lượng ngành khai thác khoáng sản (trừ dầu khí) đóng góp cho GDP cả nước hàng năm khoảng 3%, giải quyết việc làm ổn định cho trên 300.000 người lao động.
Song, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, như việc cấp phép hoạt động khoáng sản vẫn mang nặng cơ chế “xin-cho. Hoạt động chuyển nhượng quyền khai thác đem lại nguồn thu đáng kể cho doanh nghiệp nhưng Nhà nước chưa thu được khoản phí hoặc thuế nào, dẫn tới thất thu cho ngân sách nhà nước. Tình trạng đầu cơ, chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản chưa có cơ chế hiệu quả để ngăn chặn….