Có thể đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) đã quy định hai hình thức đấu giá trong hoạt động khoáng sản
Đấu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản là quy định mới tại dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) được trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Ngày 14/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã lấy ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luật này qua hội thảo trực tuyến.
Theo đó, Tài chính về khoáng sản và đấu giá quyền thăm dò - khai thác, đấu giá quyền khai thác khoáng sản là chương được bổ sung mới hoàn toàn nhằm thể chế hóa chủ trương “kinh tế hoá” ngành địa chất - khoáng sản, hạn chế cơ chế “xin - cho”.
Các điều khoản tại chương này đã quy định rõ các nguồn thu của ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản; định giá tài nguyên khoáng sản; bổ sung các quy định về các hình thức, nguyên tắc, điều kiện tham gia đấu giá; quy định về việc khoanh định khu vực đấu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản; quy định bổ sung khoản “phí đền bù tài nguyên khoáng sản”.
Về hình thức đấu giá trong hoạt động khoáng sản, dự thảo luật quy định hai hình thức, bao gồm: đấu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Đây là quy định mới, có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Những quy định mới này cũng là một trong những nội dung được tập trung thảo luận tại hội thảo. Có ý kiến cho rằng, chỉ nên áp dụng hình thức đấu giá đối với các khu mỏ đã được xác định rõ trữ lượng, chất lượng khoáng sản và giải phóng xong mặt bằng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư khai thác mỏ ngay.
Một số vị đại biểu đề nghị tiếp tục phân cấp mạnh hơn thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản. Nêu thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng để doanh nghiệp "chỉ đạo" điều chỉnh quy hoạch, một số ý kiến đề nghị dự thảo luật lần này cần bảo đảm việc thực hiện chính xác quy hoạch khoáng sản.
Theo đánh giá của Chính phủ, sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản đã có bước phát triển mới. Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản tăng nhanh từ 427 doanh nghiệp (năm 2000) lên đến trên 1.500 doanh nghiệp vào thời điểm hiện tại. Giá trị sản lượng ngành khai thác khoáng sản (trừ dầu khí) đóng góp cho GDP cả nước hàng năm khoảng 3%, giải quyết việc làm ổn định cho trên 300.000 người lao động.
Tuy nhiên, thực tế thi hành Luật Khoáng sản thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi) được xây dựng trên nguyên tắc giải quyết cơ bản các vấn đề bức xúc, nổi cộm; bãi bỏ các quy định bất cập; bổ sung quy định những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn; những vấn đề đã có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn thì phải quy định chi tiết ngay trong nội dung của Luật nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản gắn với yêu cầu phân cấp và cải cách nền hành chính Nhà nước.
Ngày 14/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã lấy ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luật này qua hội thảo trực tuyến.
Dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) 11 chương, 87 điều. Trong đó có 53 điều được bổ sung mới toàn bộ và 34 điều được sửa đổi.
Theo đó, Tài chính về khoáng sản và đấu giá quyền thăm dò - khai thác, đấu giá quyền khai thác khoáng sản là chương được bổ sung mới hoàn toàn nhằm thể chế hóa chủ trương “kinh tế hoá” ngành địa chất - khoáng sản, hạn chế cơ chế “xin - cho”.
Các điều khoản tại chương này đã quy định rõ các nguồn thu của ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản; định giá tài nguyên khoáng sản; bổ sung các quy định về các hình thức, nguyên tắc, điều kiện tham gia đấu giá; quy định về việc khoanh định khu vực đấu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản; quy định bổ sung khoản “phí đền bù tài nguyên khoáng sản”.
Về hình thức đấu giá trong hoạt động khoáng sản, dự thảo luật quy định hai hình thức, bao gồm: đấu giá quyền thăm dò - khai thác khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Đây là quy định mới, có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Những quy định mới này cũng là một trong những nội dung được tập trung thảo luận tại hội thảo. Có ý kiến cho rằng, chỉ nên áp dụng hình thức đấu giá đối với các khu mỏ đã được xác định rõ trữ lượng, chất lượng khoáng sản và giải phóng xong mặt bằng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư khai thác mỏ ngay.
Một số vị đại biểu đề nghị tiếp tục phân cấp mạnh hơn thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản. Nêu thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng để doanh nghiệp "chỉ đạo" điều chỉnh quy hoạch, một số ý kiến đề nghị dự thảo luật lần này cần bảo đảm việc thực hiện chính xác quy hoạch khoáng sản.
Theo đánh giá của Chính phủ, sau 13 năm thi hành Luật Khoáng sản, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản đã có bước phát triển mới. Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản tăng nhanh từ 427 doanh nghiệp (năm 2000) lên đến trên 1.500 doanh nghiệp vào thời điểm hiện tại. Giá trị sản lượng ngành khai thác khoáng sản (trừ dầu khí) đóng góp cho GDP cả nước hàng năm khoảng 3%, giải quyết việc làm ổn định cho trên 300.000 người lao động.
Tuy nhiên, thực tế thi hành Luật Khoáng sản thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi) được xây dựng trên nguyên tắc giải quyết cơ bản các vấn đề bức xúc, nổi cộm; bãi bỏ các quy định bất cập; bổ sung quy định những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn; những vấn đề đã có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn thì phải quy định chi tiết ngay trong nội dung của Luật nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản gắn với yêu cầu phân cấp và cải cách nền hành chính Nhà nước.