Ngăn chặn phân bón giả: Vẫn là bài toán khó
Tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn diễn biến hết sức phức tạp
Mặc dù, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả đã giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2008, nhưng số mẫu phân bón kiểm tra không đạt chất lượng trong thời gian qua vẫn ở mức rất cao, khoảng trên 40%. Con số này cho thấy, đây vẫn là bài toán khó chưa có cách giải quyết triệt để.
Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam (FAV), hiện nay tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn diễn biến hết sức phức tạp, phần lớn số phân bón kém chất lượng đều là NPK, do nhu cầu tiêu thụ lớn, dễ pha trộn, làm giả và bán với giá rất rẻ. Thực trạng này đang là mối đe dọa thường trực đối với các nhà sản xuất chân chính.
Giả nhiều hơn thật
Trên cả nước hiện có hơn 200 cơ sở sản xuất, nhưng số doanh nghiệp uy tín, có thương hiệu đầu tư nhà máy 15 - 20 tỷ đồng để có sản phẩm chất lượng không nhiều, trong khi đó, phân bón chất lượng thấp thường xuất phát từ các doanh nghiệp quy mô sản xuất nhỏ, phương tiện đơn giản (máy trộn với cuốc, xẻng) với chi phí 25-30 triệu đồng. Phần lớn số này kinh doanh theo kiểu chụp giật, hoạt động thời gian rất ngắn, làm ra hàng giả, kém chất lượng sau đó giải thể rồi lại thành lập doanh nghiệp mới để tiếp tục làm giả.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết quả thanh tra, kiểm tra 270 sản phẩm phân bón tại 9 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong 6 tháng đầu năm 2009 đã có tới 110 sản phẩm không đạt chất lượng (40,7%).
Một số tỉnh có tỷ lệ phân bón giả, kém chất lượng cao như Vĩnh Long (37,03%), Tiền Giang (48,27%). Đặc biệt, có những tỉnh tỷ lệ phân bón giả, kém chất lượng nhiều hơn phân bón thật như An Giang (63,6%), Long An (55,5%). Tại một số tỉnh ở phía Bắc như: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và các tỉnh miền Trung, như Nghệ An, Hà Tĩnh... cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Bên cạnh đó, trên thị trường còn lưu thông cả phân bón không nằm trong danh mục cho phép lưu hành. Các vi phạm chủ yếu là sản xuất hoặc kinh doanh phân bón có chất lượng thấp hơn mức đã công bố, kinh doanh phân bón kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm về nhãn hàng hóa, không niêm yết giá bán, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng cũng là điều kiện để các đối tượng làm hàng giả, kém chất lượng, hoạt động với mức độ và quy mô ngày càng lớn hơn.
Trong khi nhu cầu sử dụng phân bón ngày càng tăng cao, thì khả năng sản xuất phân bón có chất lượng của các doanh nghiệp trong nước lại có hạn dẫn tới tình trạng trong nhiều thời điểm giá phân bón lên cao, tạo thành “cơn sốt” lớn. Nạn phân bón giả càng có dịp hoành hành. Thế nhưng, từ trước tới nay, hầu như chưa có một cuộc cách mạng nào trong việc loại trừ vấn nạn phân bón giả.
Phân bón kém chất lượng, phân bón giả không chỉ gây thiệt hại cho người nông dân về tiền mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng nông sản và gây ô nhiễm môi trường. FAV cũng cho biết, hơn một năm qua, giá nguyên liệu liên tục biến động, giá bán phân bón chưa được điều chỉnh, một số doanh nghiệp, nhất là những cơ sở nhỏ, không tìm cách giảm chi phí mà tự điều tiết giảm hàm lượng chất có ích để duy trì sản xuất, cạnh tranh và kiếm lợi bất chính là nguyên nhân làm số vụ gian lận trong lĩnh vực này gia tăng mạnh.
Biện pháp chưa đủ mạnh
Theo Cục Trồng trọt , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, điểm mấu chốt là các biện pháp xử lý vi phạm chưa thật sự quyết liệt và còn quá nhẹ tay, không đủ sức răn đe, trong khi đó, kinh doanh phân bón đang là mặt hàng “siêu lợi nhuận”.
Để quản lý chất lượng phân bón, trước mắt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế mở đợt cao điểm truy quét phân bón giả, kém chất lượng trên toàn quốc; đồng thời triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy lùi việc sản xuất và kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Một trong những biện pháp được đẩy mạnh đó là tăng cường kiểm tra đột xuất và kiểm tra ngay tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều đơn vị thanh tra sau khi có kết quả kiểm tra đã không xử lý triệt để, không công bố rộng rãi. Đồng thời, do quy định cấp giấy phép cho sản xuất phân bón đơn giản nên các công ty phân bón ra đời như nấm sau mưa; lớn, nhỏ đều có. Thậm chí đã xuất hiện nhiều công ty “sớm nở, tối tàn”.
Trong khi đó, việc xử phạt các hành vi vi phạm trong việc sản xuất, kinh doanh phân bón quá nhẹ so với mức siêu lợi nhuận do làm phân bón giả. Vì thế, nhiều người sẵn sàng, thậm chí chấp nhận nộp phạt vì mức phạt làm phân bón giả tối đa chỉ 50 - 100 triệu đồng, trong khi họ đã thu lời bạc tỷ.
Thêm vào đó, quy trình kiểm tra chuyên ngành cũng chưa hợp lý. Khi phát hiện lô hàng phân bón giả, nếu doanh nghiệp né tránh bằng cách chỉ để xuất khẩu là cơ quan chức năng... lúng túng, vì điểm này trong luật chưa quy định rõ ràng. Lẽ ra đã là phân bón giả, dù tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu đều phải bị tịch thu và phạt nặng. Đó là chưa kể, thế nào là phân bón kém chất lượng cũng chưa có quy định rõ ràng.
Tại cuộc họp liên ngành Công an, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và FAV về xử lý phân bón giả, kém chất lượng vừa qua, các cơ quan này đã có biên bản thỏa thuận về cơ chế phối hợp nhằm ngăn chặn tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
FAV cũng có văn bản đề nghị xử lý nghiêm những vụ án điểm về sản xuất, kinh doanh phân bón giả như vụ án liên quan Công ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ Tân Trường Sinh; đồng thời cần sớm đưa ra truy tố, xét xử những vụ án này để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Bên cạnh đó, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm xác định rõ đâu là phân bón giả, đâu là phân bón kém chất lượng để thuận lợi trong xử lý vi phạm.
Đặc biệt, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo mới về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón, dự kiến năm 2011 sẽ ban hành Luật phân bón. Nghị định ra đời sẽ siết chặt kiểm soát hơn việc sản xuất và sử dụng phân bón trước nạn phân bón giả đang hoành hoành.
Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam (FAV), hiện nay tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn diễn biến hết sức phức tạp, phần lớn số phân bón kém chất lượng đều là NPK, do nhu cầu tiêu thụ lớn, dễ pha trộn, làm giả và bán với giá rất rẻ. Thực trạng này đang là mối đe dọa thường trực đối với các nhà sản xuất chân chính.
Giả nhiều hơn thật
Trên cả nước hiện có hơn 200 cơ sở sản xuất, nhưng số doanh nghiệp uy tín, có thương hiệu đầu tư nhà máy 15 - 20 tỷ đồng để có sản phẩm chất lượng không nhiều, trong khi đó, phân bón chất lượng thấp thường xuất phát từ các doanh nghiệp quy mô sản xuất nhỏ, phương tiện đơn giản (máy trộn với cuốc, xẻng) với chi phí 25-30 triệu đồng. Phần lớn số này kinh doanh theo kiểu chụp giật, hoạt động thời gian rất ngắn, làm ra hàng giả, kém chất lượng sau đó giải thể rồi lại thành lập doanh nghiệp mới để tiếp tục làm giả.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết quả thanh tra, kiểm tra 270 sản phẩm phân bón tại 9 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong 6 tháng đầu năm 2009 đã có tới 110 sản phẩm không đạt chất lượng (40,7%).
Một số tỉnh có tỷ lệ phân bón giả, kém chất lượng cao như Vĩnh Long (37,03%), Tiền Giang (48,27%). Đặc biệt, có những tỉnh tỷ lệ phân bón giả, kém chất lượng nhiều hơn phân bón thật như An Giang (63,6%), Long An (55,5%). Tại một số tỉnh ở phía Bắc như: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và các tỉnh miền Trung, như Nghệ An, Hà Tĩnh... cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Bên cạnh đó, trên thị trường còn lưu thông cả phân bón không nằm trong danh mục cho phép lưu hành. Các vi phạm chủ yếu là sản xuất hoặc kinh doanh phân bón có chất lượng thấp hơn mức đã công bố, kinh doanh phân bón kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm về nhãn hàng hóa, không niêm yết giá bán, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng cũng là điều kiện để các đối tượng làm hàng giả, kém chất lượng, hoạt động với mức độ và quy mô ngày càng lớn hơn.
Trong khi nhu cầu sử dụng phân bón ngày càng tăng cao, thì khả năng sản xuất phân bón có chất lượng của các doanh nghiệp trong nước lại có hạn dẫn tới tình trạng trong nhiều thời điểm giá phân bón lên cao, tạo thành “cơn sốt” lớn. Nạn phân bón giả càng có dịp hoành hành. Thế nhưng, từ trước tới nay, hầu như chưa có một cuộc cách mạng nào trong việc loại trừ vấn nạn phân bón giả.
Phân bón kém chất lượng, phân bón giả không chỉ gây thiệt hại cho người nông dân về tiền mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng nông sản và gây ô nhiễm môi trường. FAV cũng cho biết, hơn một năm qua, giá nguyên liệu liên tục biến động, giá bán phân bón chưa được điều chỉnh, một số doanh nghiệp, nhất là những cơ sở nhỏ, không tìm cách giảm chi phí mà tự điều tiết giảm hàm lượng chất có ích để duy trì sản xuất, cạnh tranh và kiếm lợi bất chính là nguyên nhân làm số vụ gian lận trong lĩnh vực này gia tăng mạnh.
Biện pháp chưa đủ mạnh
Theo Cục Trồng trọt , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, điểm mấu chốt là các biện pháp xử lý vi phạm chưa thật sự quyết liệt và còn quá nhẹ tay, không đủ sức răn đe, trong khi đó, kinh doanh phân bón đang là mặt hàng “siêu lợi nhuận”.
Để quản lý chất lượng phân bón, trước mắt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế mở đợt cao điểm truy quét phân bón giả, kém chất lượng trên toàn quốc; đồng thời triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy lùi việc sản xuất và kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Một trong những biện pháp được đẩy mạnh đó là tăng cường kiểm tra đột xuất và kiểm tra ngay tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều đơn vị thanh tra sau khi có kết quả kiểm tra đã không xử lý triệt để, không công bố rộng rãi. Đồng thời, do quy định cấp giấy phép cho sản xuất phân bón đơn giản nên các công ty phân bón ra đời như nấm sau mưa; lớn, nhỏ đều có. Thậm chí đã xuất hiện nhiều công ty “sớm nở, tối tàn”.
Trong khi đó, việc xử phạt các hành vi vi phạm trong việc sản xuất, kinh doanh phân bón quá nhẹ so với mức siêu lợi nhuận do làm phân bón giả. Vì thế, nhiều người sẵn sàng, thậm chí chấp nhận nộp phạt vì mức phạt làm phân bón giả tối đa chỉ 50 - 100 triệu đồng, trong khi họ đã thu lời bạc tỷ.
Thêm vào đó, quy trình kiểm tra chuyên ngành cũng chưa hợp lý. Khi phát hiện lô hàng phân bón giả, nếu doanh nghiệp né tránh bằng cách chỉ để xuất khẩu là cơ quan chức năng... lúng túng, vì điểm này trong luật chưa quy định rõ ràng. Lẽ ra đã là phân bón giả, dù tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu đều phải bị tịch thu và phạt nặng. Đó là chưa kể, thế nào là phân bón kém chất lượng cũng chưa có quy định rõ ràng.
Tại cuộc họp liên ngành Công an, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và FAV về xử lý phân bón giả, kém chất lượng vừa qua, các cơ quan này đã có biên bản thỏa thuận về cơ chế phối hợp nhằm ngăn chặn tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
FAV cũng có văn bản đề nghị xử lý nghiêm những vụ án điểm về sản xuất, kinh doanh phân bón giả như vụ án liên quan Công ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ Tân Trường Sinh; đồng thời cần sớm đưa ra truy tố, xét xử những vụ án này để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Bên cạnh đó, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm xác định rõ đâu là phân bón giả, đâu là phân bón kém chất lượng để thuận lợi trong xử lý vi phạm.
Đặc biệt, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo mới về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón, dự kiến năm 2011 sẽ ban hành Luật phân bón. Nghị định ra đời sẽ siết chặt kiểm soát hơn việc sản xuất và sử dụng phân bón trước nạn phân bón giả đang hoành hoành.