Thận trọng với phân bón giả
Do giá phân bón tăng cao, nhiều cơ sở sản xuất đã sản xuất phân giả, kém chất lượng đựng trong bao bì, nhãn mác có uy tín
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, từ đầu năm đến nay, giá phân bón thế giới luôn biến động liên tục với chiều hướng tăng cao, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình giá phân bón trong nước.
Những tháng đầu năm kali nhập thẳng từ các mỏ về chỉ khoảng 220 USD/tấn, nay đã tăng lên 400 USD/tấn, DAP đầu năm khoảng 4.900 đồng đến 5.000 đồng/kg, nay đã lên 9.200 đồng/kg.
Theo ông Lê Quốc Phong, Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Giám đốc Công ty Phân bón Bình Điền Tp.HCM thì: “Giá phân bón tăng cao có nhiều nguyên nhân, trong đó đầu tiên là cước phí vận chuyển do giá xăng dầu tăng, đã đẩy giá vận chuyển lên cao ít nhất là vài chục phần trăm so với năm 2006.
Nếu như cuớc vận chuyển, phân bón từ Canada về Việt Nam nay đã lên 70 USD đến 80 USD/tấn, từ Trung Quốc về Việt Nam nay đã lên 40 USD/tấn so với mấy tháng trước là 27 USD /tấn, cùng với giá xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón cũng tăng cao. Ba tháng trước đây, lưu huỳnh nhập về chỉ giá 48 USD/tấn nay đã tăng lên 120 USD đến 130 USD/tấn. Điều đáng lo ngại giá đã cao nhưng hàng lại khan hiếm, không có để nhập”.
Còn các nhà sản xuất và kinh doanh phân bón ở Tp.HCM cho biết: “Như mọi năm từ tháng 11 trở đi các nhà cung cấp thường làm việc với các đối tác để ký hợp đồng cung sản lượng cho năm tiếp theo, nhưng năm nay cho đến thời điểm này chưa có công ty nào dám đặt bút để ký, bởi ngoài giá cả biến động, còn lo để không đủ lượng hàng để cung ứng. Có thể nói tình hình sản xuất và giá cả phân bón hiện nay rất căng thẳng”.
Trong thời gian qua các cơ quan chức năng, đã thử nghiệm một số mẫu phân DAP nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc, kết quả tất cả các mẫu đều không đạt yêu cầu chất lượng, hàm lượng đạm chỉ đạt 12% đến 14%, thay vì 18% theo tiêu chuẩn qui định, hàm lượng lân chỉ đạt 42% đến 43%, thay vì 46%, thế nhưng loại phân này vẫn nhập đều đều vào Việt Nam, nông dân chẳng có cách nào để đánh giá chính xác.
Cùng với hàng kém chất lượng như hiện nay, còn có một số cơ sở tư nhân đã sản xuất phân bón giả để đưa về nông thôn tiêu thụ, bằng cách lấy nhãn hiệu, bao bì của những đơn vị có thương hiệu. Việc này, đã xảy ra ở một số vùng miền Tây cũng như ở tỉnh Gia Lai, Thái Nguyên, Thanh Hoá...
Những tháng đầu năm kali nhập thẳng từ các mỏ về chỉ khoảng 220 USD/tấn, nay đã tăng lên 400 USD/tấn, DAP đầu năm khoảng 4.900 đồng đến 5.000 đồng/kg, nay đã lên 9.200 đồng/kg.
Theo ông Lê Quốc Phong, Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Giám đốc Công ty Phân bón Bình Điền Tp.HCM thì: “Giá phân bón tăng cao có nhiều nguyên nhân, trong đó đầu tiên là cước phí vận chuyển do giá xăng dầu tăng, đã đẩy giá vận chuyển lên cao ít nhất là vài chục phần trăm so với năm 2006.
Nếu như cuớc vận chuyển, phân bón từ Canada về Việt Nam nay đã lên 70 USD đến 80 USD/tấn, từ Trung Quốc về Việt Nam nay đã lên 40 USD/tấn so với mấy tháng trước là 27 USD /tấn, cùng với giá xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón cũng tăng cao. Ba tháng trước đây, lưu huỳnh nhập về chỉ giá 48 USD/tấn nay đã tăng lên 120 USD đến 130 USD/tấn. Điều đáng lo ngại giá đã cao nhưng hàng lại khan hiếm, không có để nhập”.
Còn các nhà sản xuất và kinh doanh phân bón ở Tp.HCM cho biết: “Như mọi năm từ tháng 11 trở đi các nhà cung cấp thường làm việc với các đối tác để ký hợp đồng cung sản lượng cho năm tiếp theo, nhưng năm nay cho đến thời điểm này chưa có công ty nào dám đặt bút để ký, bởi ngoài giá cả biến động, còn lo để không đủ lượng hàng để cung ứng. Có thể nói tình hình sản xuất và giá cả phân bón hiện nay rất căng thẳng”.
Trong thời gian qua các cơ quan chức năng, đã thử nghiệm một số mẫu phân DAP nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc, kết quả tất cả các mẫu đều không đạt yêu cầu chất lượng, hàm lượng đạm chỉ đạt 12% đến 14%, thay vì 18% theo tiêu chuẩn qui định, hàm lượng lân chỉ đạt 42% đến 43%, thay vì 46%, thế nhưng loại phân này vẫn nhập đều đều vào Việt Nam, nông dân chẳng có cách nào để đánh giá chính xác.
Cùng với hàng kém chất lượng như hiện nay, còn có một số cơ sở tư nhân đã sản xuất phân bón giả để đưa về nông thôn tiêu thụ, bằng cách lấy nhãn hiệu, bao bì của những đơn vị có thương hiệu. Việc này, đã xảy ra ở một số vùng miền Tây cũng như ở tỉnh Gia Lai, Thái Nguyên, Thanh Hoá...