Dùng phân bón giả bị... phạt: “Vô tình sử dụng thì vẫn châm chước được”
Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) giải thích về việc xử phạt đối tượng sử dụng phân bón giả
Dự thảo nghị định về xử phạt hành chính trong sản xuất và kinh doanh phân bón được trông chờ như một công cụ hữu hiệu hạn chế nạn sản xuất và kinh doanh phân bón giả. Tuy nhiên, để ngăn chặn được tệ nạn này, sự tự giác của người dân cũng đóng vai trò quan trọng.
Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả đến nay đã giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2008, nhưng số mẫu phân bón kiểm tra không đạt chất lượng vẫn còn ở mức rất cao, khoảng trên 40%.
Điểm mấu chốt là các biện pháp xử lý vi phạm chưa thật sự quyết liệt và còn quá nhẹ tay, không đủ sức răn đe trong khi đó, kinh doanh phân bón đang “siêu lợi nhuận”.
Dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong sản xuất kinh doanh phân bón hy vọng sẽ tạo được bước đột phá trong việc quản lý mặt hàng này. Rất nhiều điểm mới được đưa vào dự thảo, như tăng mức phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, khung phạt theo giá trị hợp đồng và lũy tiến, giá trị lô hàng càng lớn thì mức phạt càng nặng. Theo dự thảo, danh sách những cơ sở cố tình làm phân bón giả cũng sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong dự thảo ghi “Phạt tiền từ 1-5 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các loại phân bón không có tên trong danh mục phân bón”. Phải chăng, vì không thể xử lý được nạn phân bón giả, nên quay ra xử phạt nông dân?
Trước hết, xin khẳng định rằng mọi văn bản pháp luật đều nhằm mục đích có lợi cho người dân. Không có lý gì để chúng tôi bắt ép nông dân.
Khi đọc dự thảo, mọi người cần có cái nhìn tổng thể, khách quan, đừng vì một vài khía cạnh mà hiểu sai lệch vấn đề. Đây mới chỉ là dự thảo, đang lấy ý kiến rộng rãi, những chỗ nào chưa hợp lòng dân, chúng tôi sẽ tiếp thu, sửa chữa.
Trong câu trên, dự thảo không hề đề cập đến người nông dân, mà chỉ nói đến hành vi vi phạm trong việc sử dụng phân bón. Mà đã là hành vi vi phạm pháp luật thì bất kỳ ai mắc phải cũng đều bị xử phạt. Nếu lấy “hành vi vi phạm trong việc sử dụng phân bón” để quy kết cho đối tượng là nông dân thì thật phiến diện.
Phải hiểu tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón ở đây là các đại lý buôn bán, người kinh doanh, người sản xuất, bởi đó mới là đối tượng hướng dẫn trực tiếp người sử dụng là nông dân.
Thường những đại lý hoặc nhà máy nhỏ lẻ thì mới được gọi là tổ chức, mà chính những đối tượng này mới đáng lên án. Trên thực tế, nhiều đại lý kinh doanh phân bón, dù biết rõ là phân bón giả, nhưng để muốn bán được hàng, họ cố tình đem sử dụng để nông dân làm theo, vì vậy trường hợp này không thể không phạt.
Mặt khác, người nông dân khi sử dụng phân bón ít nhất cũng hiểu được tác dụng của các loại phân bón đó. Nếu nông dân biết là sản phẩm độc hại, bị cấm sử dụng mà vẫn cố tình sử dụng, thì không thể vì họ là nông dân mà bỏ qua không xử phạt. Người nông dân phải biết các sản phẩm họ mua có được phép sử dụng hay không, có trong danh mục cấm hay không, tránh trường hợp vì ham rẻ mà bất chấp, mua những loại phân bón ngoài luồng.
Thưa ông, nhưng nói như vậy, chẳng khác gì “đánh đố” nông dân. Làm sao họ có thể biết và nhớ hết được tất cả các sản phẩm có trong danh mục cho phép?
Nguyên tắc trong văn bản bao giờ cũng phải sử dụng văn phong của văn bản, do đó chúng tôi viết rằng “trong danh mục được phép sử dụng” cũng chỉ là cách ghi của văn bản mà thôi.
Cũng phải thừa nhận rằng, nếu bảo nông dân phải đọc danh mục đó lên thì đúng là đánh đố họ, mặc dù tất cả danh mục đó, chúng tôi đều đã đưa công khai trên mạng Internet. Nếu áp dụng, cơ quan chức năng sẽ phải căn cứ vào tình hình thực tế, những loại sản phẩm nào mà hầu như ai cũng biết là cấm thì phải áp dụng xử phạt nếu nông dân cố tình sử dụng.
Còn sản phẩm nào, nông dân vì không biết, vô tình sử dụng thì vẫn châm chước được.
Theo ông, làm thế nào để có thể xử lý triệt để các đại lý buôn bán phân bón không đúng quy định?
Thực tế cho thấy, các đại lý nhỏ lẻ ở nông thôn mọc lên rất nhiều, đây là cầu nối vừa tiêu thụ nông sản, vừa chuyển vật tư nông nghiệp về cho nông dân, nên chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nhóm này. Tuy nhiên đối với những đại lý, những người kinh doanh không chân thật thì phải xử phạt nặng, mới đủ sức răn đe.
Bây giờ, hơn lúc nào hết cần phải phát huy hơn nữa vai trò của quản lý nhà nước thông qua hệ thống dịch vụ nông nghiệp thuộc hợp tác xã. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau, có người cho rằng như vậy là quay về thời kỳ bao cấp, hiểu như vậy không đúng.
Chúng ta sử dụng các tổ hợp dịch vụ này để thông qua đó các cơ quan chức năng mới kiểm soát và quản lý tốt được chất lượng vật tư nông nghiệp. Nhà nước cần phải cải tổ, bảo vệ loại hình dịch vụ này. Đồng thời, cần tập huấn miễn phí cho nông dân về danh mục phân bón được phép sử dụng, khuyến cáo rõ ràng nên mua ở đâu. Đấy mới chính là bảo vệ người nông dân.
Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả đến nay đã giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2008, nhưng số mẫu phân bón kiểm tra không đạt chất lượng vẫn còn ở mức rất cao, khoảng trên 40%.
Điểm mấu chốt là các biện pháp xử lý vi phạm chưa thật sự quyết liệt và còn quá nhẹ tay, không đủ sức răn đe trong khi đó, kinh doanh phân bón đang “siêu lợi nhuận”.
Dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong sản xuất kinh doanh phân bón hy vọng sẽ tạo được bước đột phá trong việc quản lý mặt hàng này. Rất nhiều điểm mới được đưa vào dự thảo, như tăng mức phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, khung phạt theo giá trị hợp đồng và lũy tiến, giá trị lô hàng càng lớn thì mức phạt càng nặng. Theo dự thảo, danh sách những cơ sở cố tình làm phân bón giả cũng sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong dự thảo ghi “Phạt tiền từ 1-5 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các loại phân bón không có tên trong danh mục phân bón”. Phải chăng, vì không thể xử lý được nạn phân bón giả, nên quay ra xử phạt nông dân?
Trước hết, xin khẳng định rằng mọi văn bản pháp luật đều nhằm mục đích có lợi cho người dân. Không có lý gì để chúng tôi bắt ép nông dân.
Khi đọc dự thảo, mọi người cần có cái nhìn tổng thể, khách quan, đừng vì một vài khía cạnh mà hiểu sai lệch vấn đề. Đây mới chỉ là dự thảo, đang lấy ý kiến rộng rãi, những chỗ nào chưa hợp lòng dân, chúng tôi sẽ tiếp thu, sửa chữa.
Trong câu trên, dự thảo không hề đề cập đến người nông dân, mà chỉ nói đến hành vi vi phạm trong việc sử dụng phân bón. Mà đã là hành vi vi phạm pháp luật thì bất kỳ ai mắc phải cũng đều bị xử phạt. Nếu lấy “hành vi vi phạm trong việc sử dụng phân bón” để quy kết cho đối tượng là nông dân thì thật phiến diện.
Phải hiểu tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón ở đây là các đại lý buôn bán, người kinh doanh, người sản xuất, bởi đó mới là đối tượng hướng dẫn trực tiếp người sử dụng là nông dân.
Thường những đại lý hoặc nhà máy nhỏ lẻ thì mới được gọi là tổ chức, mà chính những đối tượng này mới đáng lên án. Trên thực tế, nhiều đại lý kinh doanh phân bón, dù biết rõ là phân bón giả, nhưng để muốn bán được hàng, họ cố tình đem sử dụng để nông dân làm theo, vì vậy trường hợp này không thể không phạt.
Mặt khác, người nông dân khi sử dụng phân bón ít nhất cũng hiểu được tác dụng của các loại phân bón đó. Nếu nông dân biết là sản phẩm độc hại, bị cấm sử dụng mà vẫn cố tình sử dụng, thì không thể vì họ là nông dân mà bỏ qua không xử phạt. Người nông dân phải biết các sản phẩm họ mua có được phép sử dụng hay không, có trong danh mục cấm hay không, tránh trường hợp vì ham rẻ mà bất chấp, mua những loại phân bón ngoài luồng.
Thưa ông, nhưng nói như vậy, chẳng khác gì “đánh đố” nông dân. Làm sao họ có thể biết và nhớ hết được tất cả các sản phẩm có trong danh mục cho phép?
Nguyên tắc trong văn bản bao giờ cũng phải sử dụng văn phong của văn bản, do đó chúng tôi viết rằng “trong danh mục được phép sử dụng” cũng chỉ là cách ghi của văn bản mà thôi.
Cũng phải thừa nhận rằng, nếu bảo nông dân phải đọc danh mục đó lên thì đúng là đánh đố họ, mặc dù tất cả danh mục đó, chúng tôi đều đã đưa công khai trên mạng Internet. Nếu áp dụng, cơ quan chức năng sẽ phải căn cứ vào tình hình thực tế, những loại sản phẩm nào mà hầu như ai cũng biết là cấm thì phải áp dụng xử phạt nếu nông dân cố tình sử dụng.
Còn sản phẩm nào, nông dân vì không biết, vô tình sử dụng thì vẫn châm chước được.
Theo ông, làm thế nào để có thể xử lý triệt để các đại lý buôn bán phân bón không đúng quy định?
Thực tế cho thấy, các đại lý nhỏ lẻ ở nông thôn mọc lên rất nhiều, đây là cầu nối vừa tiêu thụ nông sản, vừa chuyển vật tư nông nghiệp về cho nông dân, nên chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nhóm này. Tuy nhiên đối với những đại lý, những người kinh doanh không chân thật thì phải xử phạt nặng, mới đủ sức răn đe.
Bây giờ, hơn lúc nào hết cần phải phát huy hơn nữa vai trò của quản lý nhà nước thông qua hệ thống dịch vụ nông nghiệp thuộc hợp tác xã. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau, có người cho rằng như vậy là quay về thời kỳ bao cấp, hiểu như vậy không đúng.
Chúng ta sử dụng các tổ hợp dịch vụ này để thông qua đó các cơ quan chức năng mới kiểm soát và quản lý tốt được chất lượng vật tư nông nghiệp. Nhà nước cần phải cải tổ, bảo vệ loại hình dịch vụ này. Đồng thời, cần tập huấn miễn phí cho nông dân về danh mục phân bón được phép sử dụng, khuyến cáo rõ ràng nên mua ở đâu. Đấy mới chính là bảo vệ người nông dân.