Ngân hàng bán lẻ thứ 12 của Mỹ phá sản trong năm
Ameribank đã cho các dự án bất động sản giá rẻ vay quá nhiều và không đòi được nợ
Văn phòng Giám sát tiết kiệm (OTS) của Mỹ vừa đóng cửa Ameribank, đánh dấu vụ ngân hàng thương mại thứ 12 phá sản trong năm 2008 tại nước này.
Theo Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), ngân hàn Ameribank có trụ sở ở Northfork, Tây Virginia, có tổng tài sản 115 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 102 triệu USD.
OTS cho biết, lý do khiến Ameribank ghi danh mình vào danh sách ngân hàng vỡ nợ của Mỹ là do đã cho các dự án bất động sản giá rẻ vay quá nhiều và không đòi được nợ. Tháng 5 năm ngoái, trước khi khủng tín dụng hoảng nổ ra ở Mỹ, Ameribank đã bị các nhà chức trách cảnh báo là đang gặp vấn đề.
Quý 2 vừa qua là quý thứ tư liên tiếp Ameribank chịu lỗ ròng và hao hụt vốn. OTS nhận định, ngân hàng này ở tình trạng “kẹt vốn nghiêm trọng” và không thể đưa ra một kế hoạch khả thi để đưa lượng vốn của mình trở lại mức hợp lý.
Hiện FDIC đã tiếp quản Ameribank và công bố đã đạt được thỏa thuận chuyển toàn bộ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng phá sản này sang cho hai ngân hàng có tên Pioneer Community Bank ở Tây Virginia và Citizens Savings Bank ở Ohio.
Cũng theo FDIC, tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng phá sản sẽ tự động chuyển sang hai ngân hàng mới và toàn bộ số tiền trong tài khoản sẽ tự động được bảo hiểm.
Ameribank có 5 chi nhánh ở Tây Virginia và 3 chi nhánh ở Ohio. Tuần tới, các chi nhánh của ngân hàng này ở Tây Virginia sẽ mở cửa trở lại vào thứ Hai, còn các chi nhánh ở Bang Ohio sẽ mở cửa trở lại vào thứ Bảy.
Hoạt động viết séc và sử dụng thẻ ATM hay thẻ nợ của khách hàng của ba ngân hàng nói trên vẫn tiếp tục diễn ra bình thường. Dự kiến, vụ phá sản của Ameribank sẽ khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC phải chi số tiền 42 triệu USD.
Khó khăn dẫn tới sự phá sản của Ameribank cũng đang là vấn đề chung của rất nhiều ngân hàng thương mại ở Mỹ hiện nay, nhất là những ngân hàng có quy mô nhỏ. Năm nay, đã có 12 ngân hàng thương mại ở Mỹ phá sản, so với con số 3 ngân hàng của năm ngoái.
Trong số khoảng 8.500 ngân hàng ở Mỹ được FDIC bảo hiểm, ở thời điểm cuối quý 2, có 117 ngân hàng bị liệt vào danh sách có nguy cơ phá sản, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
(Theo CNN, AP)
Theo Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), ngân hàn Ameribank có trụ sở ở Northfork, Tây Virginia, có tổng tài sản 115 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 102 triệu USD.
OTS cho biết, lý do khiến Ameribank ghi danh mình vào danh sách ngân hàng vỡ nợ của Mỹ là do đã cho các dự án bất động sản giá rẻ vay quá nhiều và không đòi được nợ. Tháng 5 năm ngoái, trước khi khủng tín dụng hoảng nổ ra ở Mỹ, Ameribank đã bị các nhà chức trách cảnh báo là đang gặp vấn đề.
Quý 2 vừa qua là quý thứ tư liên tiếp Ameribank chịu lỗ ròng và hao hụt vốn. OTS nhận định, ngân hàng này ở tình trạng “kẹt vốn nghiêm trọng” và không thể đưa ra một kế hoạch khả thi để đưa lượng vốn của mình trở lại mức hợp lý.
Hiện FDIC đã tiếp quản Ameribank và công bố đã đạt được thỏa thuận chuyển toàn bộ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng phá sản này sang cho hai ngân hàng có tên Pioneer Community Bank ở Tây Virginia và Citizens Savings Bank ở Ohio.
Cũng theo FDIC, tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng phá sản sẽ tự động chuyển sang hai ngân hàng mới và toàn bộ số tiền trong tài khoản sẽ tự động được bảo hiểm.
Ameribank có 5 chi nhánh ở Tây Virginia và 3 chi nhánh ở Ohio. Tuần tới, các chi nhánh của ngân hàng này ở Tây Virginia sẽ mở cửa trở lại vào thứ Hai, còn các chi nhánh ở Bang Ohio sẽ mở cửa trở lại vào thứ Bảy.
Hoạt động viết séc và sử dụng thẻ ATM hay thẻ nợ của khách hàng của ba ngân hàng nói trên vẫn tiếp tục diễn ra bình thường. Dự kiến, vụ phá sản của Ameribank sẽ khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC phải chi số tiền 42 triệu USD.
Khó khăn dẫn tới sự phá sản của Ameribank cũng đang là vấn đề chung của rất nhiều ngân hàng thương mại ở Mỹ hiện nay, nhất là những ngân hàng có quy mô nhỏ. Năm nay, đã có 12 ngân hàng thương mại ở Mỹ phá sản, so với con số 3 ngân hàng của năm ngoái.
Trong số khoảng 8.500 ngân hàng ở Mỹ được FDIC bảo hiểm, ở thời điểm cuối quý 2, có 117 ngân hàng bị liệt vào danh sách có nguy cơ phá sản, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
(Theo CNN, AP)