Ngân hàng ngoại: Thời kỳ mới bắt đầu!
18 giờ 15 ngày 9/9, giấy phép lập ngân hàng con 100% vốn ngoại chính thức đến tay Tổng giám đốc HSBC tại Việt Nam
18 giờ 15 ngày 9/9, giấy phép lập ngân hàng con 100% vốn ngoại chính thức đến tay Tổng giám đốc HSBC tại Việt Nam.
Bước ngoặt mới sau 138 năm lịch sử tại Việt Nam* của một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới - Tập đoàn HSBC - chính thức được đánh dấu vào thời điểm đó.
Với thị trường ngân hàng Việt Nam, đó cũng là mốc góp phần khởi đầu cho một thời kỳ mới: cạnh tranh bình đẳng và toàn diện hơn giữa các ngân hàng trong và ngoài nước.
Từ sông nhỏ ra biển lớn
Trong những năm qua, hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (thông qua cấp chi nhánh) được ví như những “kình ngư” trong dòng sông hẹp.
Trên thực tế, giới trong ngành cũng đã từng biết đến những kiến nghị từ đại diện một số ngân hàng nước ngoài tới Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến sự mở rộng một số nghiệp vụ; hay sự kiện lãnh đạo cao cấp của HSBC đích thân bay sang Việt Nam cắt băng ra mắt máy ATM đầu tiên nằm trong giới hạn của trụ sở…
Và nay, hai giấy phép lập ngân hàng con 100% vốn ngoại (cùng với HSBC là Standard Chartered Bank) chính thức được cấp, mở đầu một bước chuyển lớn của những “kình ngư”, từ sông nhỏ ra biển lớn.
Tất nhiên, giấy thông hành chỉ cấp khi các tổ chức đó vượt qua được những rào cản kỹ thuật cần thiết, như ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản tối thiểu 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp hồ sơ, nếu muốn mở thêm chi nhánh ngân hàng mẹ phải có tài sản trên 20 tỷ USD và vốn tối thiểu mỗi chi nhánh sẽ là 15 triệu USD, cũng như điều kiện về hiệu quả kinh doanh, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ…
Trước đó, đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhận được 6 bộ hồ sơ, trong đó về cơ bản có 5 bộ hồ sơ đã đầy đủ. Dự kiến, sau hai trường hợp trên, một số hồ sơ khác cũng sẽ chính thức được cấp giấy phép trong thời gian tới. Bởi lộ trình đã được đặt ra từ ngày 1/4/2007, theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); mặt khác, theo quan điểm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trong lần trả lời VnEconomy trước đây là “không có chuyện Ngân hàng Nhà nước trì hoãn vì lo ngại áp lực cạnh tranh, bởi cạnh tranh đã được báo trước và các ngân hàng trong nước đã có sự chuẩn bị. Mặt khác, Việt Nam tôn trọng các cam kết, cũng như thực hiện đúng các nguyên tắc thẩm định hồ sơ”.
Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn tới, với giấy phép được cấp, thị trường ngân hàng Việt Nam sẽ đón những “kình ngư” thực sự. Họ bắt đầu ra biển lớn, hoạt động đầy đủ và cạnh tranh bình đẳng hơn với các ngân hàng trong nước.
Theo Thông tư số 03/2007/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 5/6/2007, nội dung hoạt động của ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ “theo nguyên tắc không phân biệt đối xử” (ngân hàng 100% vốn nước ngoài thuộc loại hình nào sẽ được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình đó như các ngân hàng Việt Nam hoạt động loại hình tương ứng).
Chuẩn bị nhập cuộc
Đúng thời điểm này cách đây 3 năm, ông Alain Cany, người tiền nhiệm của Tổng giám đốc HSBC tại Việt Nam Thomas Tobin hiện nay, từng nói rằng: “Chúng tôi đã từng được xem là ngân hàng dành cho người nước ngoài. Nhưng, 2 năm qua, chúng tôi nhận thấy lượng khách hàng Việt Nam tăng khá nhanh. Và đây là một trong những lý do để chúng tôi thay đổi nhận thức đó và hướng tới khách hàng nội địa”.
Đó là thời điểm lần đầu tiên HSBC đưa gói dịch vụ tài chính cá nhân ra miền Bắc. Và những năm sau đó, ngân hàng có lịch sử 138 năm tại Việt Nam này lần lượt đẩy mạnh các kế hoạch chuẩn bị cho một ngân hàng con 100% vốn ra đời. Đó là sự gia tăng nhanh chóng của mạng lưới ATM với trên 100 đầu máy đến thời điểm này, là kế hoạch xác lập sự hiện diện tại Cần Thơ bên cạnh địa bàn Tp.HCM và Hà Nội; hay “đơn giản” là các chương trình học bổng tại các lò đào tạo nhân sự chuyên ngành tài chính của Việt Nam để “tiếp thị” tới những tài năng…
Một số nguồn tin còn đề cập đến kế hoạch đào tạo hơn 400 nhân viên mới của HSBC tại Việt Nam, cũng như “nhắm” đến những địa thế thuận lợi tại Hà Nội và Tp.HCM để chuẩn bị nhập cuộc.
Và hôm nay, nhận giấy phép chính thức trong tay, Tổng giám đốc Thomas Tobin nói: “Tôi rất vui mừng khi giờ đây những cam kết của HSBC trong việc phát triển ngành tài chính đã được chính phủ Việt Nam ghi nhận và hỗ trợ”.
Ông Thomas Tobin cũng đề cập ngay đến mục tiêu đưa ngân hàng con đi vào hoạt động sớm nhất có thể, cũng như hy vọng trở thành ngân hàng ngoại đầu tiên đánh dấu mốc quan trọng đó trên thị trường Việt Nam.
Cũng như HSBC, những đầu mối khác như Standard Chartered Bank, ANZ… cũng đang triển khai kế hoạch để sẵn sàng nhập cuộc.
Đầu tháng 7 vừa qua, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận về mặt nguyên tắc việc thành lập ngân hàng con 100% vốn tại Việt Nam, ông Alex Thursby, Giám đốc điều hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ANZ, khẳng định việc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu tại khu vực châu Á của tập đoàn này.
Cạnh tranh đã được báo trước
Từ đầu những năm 90, một số ngân hàng lớn nước ngoài lần lượt có mặt tại Việt Nam. Cuộc cạnh tranh đã bắt đầu “canh cánh” đối với các ngân hàng nội địa. Và song song với tiến trình đàm phán gia nhập WTO, những nội dung liên quan đến mảng hội nhập ngân hàng trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của giới tài chính trong nước.
Lợi thế của những ngân hàng nước ngoài cũng đã được mổ xẻ tại nhiều hội thảo, hội nghị và được căn đến trong định hướng chiến lược của mỗi ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua.
Còn trên thực tế, những số liệu công bố mới đây cho thấy sức cạnh tranh đó đang ngày một lớn dần. Trong hai năm trở lại đây, nguồn nhân lực của một số ngân hàng nước ngoài lớn tại Việt Nam đã tăng từ 100% - 200%. Thị phần của khối này cũng đang có sự dịch chuyển mạnh.
Số liệu thống kê từ 26 ngân hàng nước ngoài với 36 chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam, theo một số nguồn tin chính thống, cho thấy tính đến hết tháng 8/2008, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đã tăng tới 77% so với cùng kỳ năm 2007; mức tăng cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng (mức tăng chung là 25,8%) và chiếm tới 30,2% thị phần.
Còn tính đến cuối tháng 6/2008, so với cuối năm 2007, khối ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh đã đạt tốc độ tăng trưởng tài sản có và dư nợ tương ứng khoảng 33% và gần 50%, trong khi mức tăng trung bình toàn hệ thống ngân hàng chỉ khoảng 8% và gần 20%.
Sự chuyển dịch đó dự báo sẽ chưa dừng lại, nhất là khi những ngân hàng con 100% vốn ngoại chính thức nhập cuộc với phạm vi hoạt động và cạnh tranh rộng mở hơn.
Theo ông Dương Quốc Anh, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), sức cạnh tranh đó đã được cảnh báo trước.
“Ngân hàng Nhà nước cũng đã cố gắng tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước lớn mạnh lên, như hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện để họ nâng cao năng lực tài chính của mình, cải cách tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực quản lý điều hành”, ông Dương Quốc Anh nói trong lần trả lời phỏng vấn VnEconomy hồi đầu năm.
Muộn nhất vào thời điểm này năm tới (theo hạn 12 tháng trong giấy phép) các ngân hàng con 100% vốn ngoại sẽ bắt đầu nhập cuộc. Trước đó, các ngân hàng trong nước cũng đã có một khoảng thời gian cần thiết để chủ động chuẩn bị.
Mặt khác, cũng theo ông Dương Quốc Anh, “khi tham gia vào cuộc cạnh tranh này, các ngân hàng trong nước sẽ phải tìm ra được phương án kinh doanh tốt nhất với bản thân mình, họ phải đầu tư vào công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động…”.
Về mặt thị trường và khách hàng, phía sau cuộc cạnh tranh đó sẽ là chất lượng sản phẩm, dịch vụ được nâng cao hơn. Đó cũng là một khía cạnh giá trị trong cuộc hội nhập này.
* Thành lập năm 1865, chỉ sau 5 năm (1870), HSBC đã mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn, nay là Tp.HCM.
Bước ngoặt mới sau 138 năm lịch sử tại Việt Nam* của một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới - Tập đoàn HSBC - chính thức được đánh dấu vào thời điểm đó.
Với thị trường ngân hàng Việt Nam, đó cũng là mốc góp phần khởi đầu cho một thời kỳ mới: cạnh tranh bình đẳng và toàn diện hơn giữa các ngân hàng trong và ngoài nước.
Từ sông nhỏ ra biển lớn
Trong những năm qua, hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (thông qua cấp chi nhánh) được ví như những “kình ngư” trong dòng sông hẹp.
Trên thực tế, giới trong ngành cũng đã từng biết đến những kiến nghị từ đại diện một số ngân hàng nước ngoài tới Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên quan đến sự mở rộng một số nghiệp vụ; hay sự kiện lãnh đạo cao cấp của HSBC đích thân bay sang Việt Nam cắt băng ra mắt máy ATM đầu tiên nằm trong giới hạn của trụ sở…
Và nay, hai giấy phép lập ngân hàng con 100% vốn ngoại (cùng với HSBC là Standard Chartered Bank) chính thức được cấp, mở đầu một bước chuyển lớn của những “kình ngư”, từ sông nhỏ ra biển lớn.
Tất nhiên, giấy thông hành chỉ cấp khi các tổ chức đó vượt qua được những rào cản kỹ thuật cần thiết, như ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản tối thiểu 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp hồ sơ, nếu muốn mở thêm chi nhánh ngân hàng mẹ phải có tài sản trên 20 tỷ USD và vốn tối thiểu mỗi chi nhánh sẽ là 15 triệu USD, cũng như điều kiện về hiệu quả kinh doanh, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ…
Trước đó, đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhận được 6 bộ hồ sơ, trong đó về cơ bản có 5 bộ hồ sơ đã đầy đủ. Dự kiến, sau hai trường hợp trên, một số hồ sơ khác cũng sẽ chính thức được cấp giấy phép trong thời gian tới. Bởi lộ trình đã được đặt ra từ ngày 1/4/2007, theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); mặt khác, theo quan điểm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu trong lần trả lời VnEconomy trước đây là “không có chuyện Ngân hàng Nhà nước trì hoãn vì lo ngại áp lực cạnh tranh, bởi cạnh tranh đã được báo trước và các ngân hàng trong nước đã có sự chuẩn bị. Mặt khác, Việt Nam tôn trọng các cam kết, cũng như thực hiện đúng các nguyên tắc thẩm định hồ sơ”.
Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn tới, với giấy phép được cấp, thị trường ngân hàng Việt Nam sẽ đón những “kình ngư” thực sự. Họ bắt đầu ra biển lớn, hoạt động đầy đủ và cạnh tranh bình đẳng hơn với các ngân hàng trong nước.
Theo Thông tư số 03/2007/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 5/6/2007, nội dung hoạt động của ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ “theo nguyên tắc không phân biệt đối xử” (ngân hàng 100% vốn nước ngoài thuộc loại hình nào sẽ được thực hiện các nghiệp vụ hoạt động của loại hình đó như các ngân hàng Việt Nam hoạt động loại hình tương ứng).
Chuẩn bị nhập cuộc
Đúng thời điểm này cách đây 3 năm, ông Alain Cany, người tiền nhiệm của Tổng giám đốc HSBC tại Việt Nam Thomas Tobin hiện nay, từng nói rằng: “Chúng tôi đã từng được xem là ngân hàng dành cho người nước ngoài. Nhưng, 2 năm qua, chúng tôi nhận thấy lượng khách hàng Việt Nam tăng khá nhanh. Và đây là một trong những lý do để chúng tôi thay đổi nhận thức đó và hướng tới khách hàng nội địa”.
Đó là thời điểm lần đầu tiên HSBC đưa gói dịch vụ tài chính cá nhân ra miền Bắc. Và những năm sau đó, ngân hàng có lịch sử 138 năm tại Việt Nam này lần lượt đẩy mạnh các kế hoạch chuẩn bị cho một ngân hàng con 100% vốn ra đời. Đó là sự gia tăng nhanh chóng của mạng lưới ATM với trên 100 đầu máy đến thời điểm này, là kế hoạch xác lập sự hiện diện tại Cần Thơ bên cạnh địa bàn Tp.HCM và Hà Nội; hay “đơn giản” là các chương trình học bổng tại các lò đào tạo nhân sự chuyên ngành tài chính của Việt Nam để “tiếp thị” tới những tài năng…
Một số nguồn tin còn đề cập đến kế hoạch đào tạo hơn 400 nhân viên mới của HSBC tại Việt Nam, cũng như “nhắm” đến những địa thế thuận lợi tại Hà Nội và Tp.HCM để chuẩn bị nhập cuộc.
Và hôm nay, nhận giấy phép chính thức trong tay, Tổng giám đốc Thomas Tobin nói: “Tôi rất vui mừng khi giờ đây những cam kết của HSBC trong việc phát triển ngành tài chính đã được chính phủ Việt Nam ghi nhận và hỗ trợ”.
Ông Thomas Tobin cũng đề cập ngay đến mục tiêu đưa ngân hàng con đi vào hoạt động sớm nhất có thể, cũng như hy vọng trở thành ngân hàng ngoại đầu tiên đánh dấu mốc quan trọng đó trên thị trường Việt Nam.
Cũng như HSBC, những đầu mối khác như Standard Chartered Bank, ANZ… cũng đang triển khai kế hoạch để sẵn sàng nhập cuộc.
Đầu tháng 7 vừa qua, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận về mặt nguyên tắc việc thành lập ngân hàng con 100% vốn tại Việt Nam, ông Alex Thursby, Giám đốc điều hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ANZ, khẳng định việc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu tại khu vực châu Á của tập đoàn này.
Cạnh tranh đã được báo trước
Từ đầu những năm 90, một số ngân hàng lớn nước ngoài lần lượt có mặt tại Việt Nam. Cuộc cạnh tranh đã bắt đầu “canh cánh” đối với các ngân hàng nội địa. Và song song với tiến trình đàm phán gia nhập WTO, những nội dung liên quan đến mảng hội nhập ngân hàng trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của giới tài chính trong nước.
Lợi thế của những ngân hàng nước ngoài cũng đã được mổ xẻ tại nhiều hội thảo, hội nghị và được căn đến trong định hướng chiến lược của mỗi ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua.
Còn trên thực tế, những số liệu công bố mới đây cho thấy sức cạnh tranh đó đang ngày một lớn dần. Trong hai năm trở lại đây, nguồn nhân lực của một số ngân hàng nước ngoài lớn tại Việt Nam đã tăng từ 100% - 200%. Thị phần của khối này cũng đang có sự dịch chuyển mạnh.
Số liệu thống kê từ 26 ngân hàng nước ngoài với 36 chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam, theo một số nguồn tin chính thống, cho thấy tính đến hết tháng 8/2008, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đã tăng tới 77% so với cùng kỳ năm 2007; mức tăng cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng (mức tăng chung là 25,8%) và chiếm tới 30,2% thị phần.
Còn tính đến cuối tháng 6/2008, so với cuối năm 2007, khối ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh đã đạt tốc độ tăng trưởng tài sản có và dư nợ tương ứng khoảng 33% và gần 50%, trong khi mức tăng trung bình toàn hệ thống ngân hàng chỉ khoảng 8% và gần 20%.
Sự chuyển dịch đó dự báo sẽ chưa dừng lại, nhất là khi những ngân hàng con 100% vốn ngoại chính thức nhập cuộc với phạm vi hoạt động và cạnh tranh rộng mở hơn.
Theo ông Dương Quốc Anh, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), sức cạnh tranh đó đã được cảnh báo trước.
“Ngân hàng Nhà nước cũng đã cố gắng tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước lớn mạnh lên, như hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện để họ nâng cao năng lực tài chính của mình, cải cách tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực quản lý điều hành”, ông Dương Quốc Anh nói trong lần trả lời phỏng vấn VnEconomy hồi đầu năm.
Muộn nhất vào thời điểm này năm tới (theo hạn 12 tháng trong giấy phép) các ngân hàng con 100% vốn ngoại sẽ bắt đầu nhập cuộc. Trước đó, các ngân hàng trong nước cũng đã có một khoảng thời gian cần thiết để chủ động chuẩn bị.
Mặt khác, cũng theo ông Dương Quốc Anh, “khi tham gia vào cuộc cạnh tranh này, các ngân hàng trong nước sẽ phải tìm ra được phương án kinh doanh tốt nhất với bản thân mình, họ phải đầu tư vào công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động…”.
Về mặt thị trường và khách hàng, phía sau cuộc cạnh tranh đó sẽ là chất lượng sản phẩm, dịch vụ được nâng cao hơn. Đó cũng là một khía cạnh giá trị trong cuộc hội nhập này.
* Thành lập năm 1865, chỉ sau 5 năm (1870), HSBC đã mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn, nay là Tp.HCM.