Ngân hàng Thế giới và Việt Nam
Những thông tin đáng quan tâm trong cuộc trò chuyện với Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB)
Ông James Adams, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nói về vị chủ tịch mới của Ngân hàng Thế giới, vấn đề quản lý các dự án ở Việt Nam, cũng như vấn đề vay và trả nợ ngân hàng của Việt Nam.
Về vị Chủ tịch mới của Ngân hàng Thế giới
“Tổng thống Bush vừa mới đề cử ông Robert Zoellick vào chức vụ Chủ tịch mới của WB. Robert Zoellick được biết đến nhiều trong khu vực này, do thời gian ông ấy đã đảm nhận cương vị trong lĩnh vực thương mại, là người đi đầu trong việc thúc đẩy hệ thống thương mại toàn cầu hoạt động trên cơ sở luật pháp.
Về lĩnh vực này, có một số vấn đề mà WB cũng rất quan tâm, như mở cửa và tự do hoá buôn bán hàng nông sản, sớm hoàn tất vòng đàm phán thương mại Doha theo hướng mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển.
Công việc gần đây nhất của ông là giữ vị trí thứ 2 trong Bộ Ngoại giao Mỹ. Tại đó, ông đã hoạt động rất tích cực trong vấn đề châu Phi và vấn đề thương mại. Do đó, ông là người có kinh nghiệm và có tầm nhìn phù hợp với những mục tiêu mà WB trên phạm vi toàn cầu cũng như một số vấn đề khu vực.
Cũng có những thách thức đặt ra đối với vị chủ tịch mới sau những vấn đề nội bộ về quản lý mà chúng tôi vừa trải qua, nhưng vấn đề đó giờ đã được giải quyết. Chúng tôi hy vọng với nhà lãnh đạo mới, WB sẽ trở lại với những mục tiêu mà WB theo đuổi lâu nay, đó là hỗ trợ giải quyết các vấn đề của các nước đang phát triển một cách hiệu quả.
Là những người làm việc tại WB, chúng tôi rất lạc quan rằng sự thay đổi lần này mang tính tích cực, và chúng tôi sẽ có thể làm việc với ông Zoellick một cách hiệu quả ở Việt Nam cũng như ở phạm vi rộng hơn.
WB đã trải qua một quãng thời gian khó khăn. Đây là lần đầu tiên một Chủ tịch WB từ chức theo kiểu này, nên dưới góc độ nào đó, sự kiện này đã gây cho chúng tôi không ít khó khăn. Chúng tôi phải đối mặt với các báo lớn trên thế giới không phải là về phát triển, không phải trong cuộc chiến chống đói nghèo, mà là vấn đề nội bộ.
Nhưng điều chúng tôi hy vọng, và cũng là điều ông Zoellick đã phát biểu khi chấp nhận đề cử làm Chủ tịch WB, là ông ấy có nguyện vọng củng cố ngân hàng này, bảo đảm cho ngân hàng trở lại với vai trò là thể chế thúc đẩy sự phát triển. Quan điểm cơ bản của chúng tôi là đưa mọi công việc trở lại bình thường, tập trung vào các vấn đề phát triển.
Tôi nghĩ chúng tôi đã giải quyết khá ổn thoả. Mọi chuyện đã được thu xếp xong.
Với vị Chủ tịch mới, chúng tôi bảo đảm rằng những cam kết đưa ra đối với Chính phủ Việt Nam sẽ được thực hiện đầy đủ. Tôi rất vui mừng được thông báo rằng trong trường hợp của Việt Nam, tất cả những dự án chúng tôi dự định triển khai trong năm tài chính này sẽ được thực hiện đúng kế hoạch, trong chương trình cho vay mang tính thực chất.
Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục công việc phân tích và việc thực hiện các dự án hiện có, tập trung vào mục tiêu cơ bản của WB là giảm đói nghèo.”
WB và câu chuyện quản lý của các dự án ở Việt Nam
“Ủy ban Liêm chính của WB vừa đưa ra kết luận mới nhất về 2 dự án giao thông nông thôn tại PMU 18. Việc thực hiện các dự án tại PMU 18 là đạt yêu cầu 19.33. Tuy có biểu hiện của sự thông đồng giữa các nhà thầu, nhưng chúng tôi không thấy có dấu hiệu về sai phạm trong quản lý các dự án này.
Đối với một quốc gia, để xảy ra vụ việc kiểu PMU 18 là một khó khăn lớn. Tuy nhiên, chúng tôi rất hài lòng với cách giải quyết vụ việc này, và với kết quả điều tra vừa được công bố, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác tích cực với Chính phủ Việt Nam.
Chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện quản lý tài chính đối với các dự án để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay. Chúng tôi đã thảo luận về việc thành lập các cơ quan kiểm toán độc lập, đây là vấn đề mà chúng tôi cho rằng rất quan trọng.
Chúng tôi cũng đã thảo luận về việc cải thiện sự minh bạch liên quan đến ngân sách của Chính phủ, để người dân được biết kế hoạch chi tiêu của Chính phủ, như thế nguồn ngân sách sẽ được giám sát chặt chẽ hơn, không chỉ có Chính phủ hay WB mà cả người dân cũng được tham gia quá trình này. Chúng tôi có một chương trình tương đối lớn về hỗ trợ Việt Nam trong quản lý, và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng chương trình đó.
Các kết quả phân tích cho thấy Việt Nam rất nghiêm túc trong việc bảo đảm rằng tất cả các yếu tố của dự án đều được chuẩn bị tốt rồi mới bắt đầu triển khai dự án. Chính vì thế trong 2 năm đầu, dự án thường tiến triển chậm, nhưng sau đó tốc độ thực hiện dự án của Việt Nam lại rất tốt, không kém gì các dự án khác của chúng tôi trong khu vực.
Cho nên, tôi nghĩ rằng vấn đề ở đây không phải là từ bỏ sự nghiêm túc mà các bạn đã thực hiện trước đây trong giai đoạn đầu của dự án, sự nghiêm túc đó là rất quan trọng, nhưng cái chính là không nên để giai đoạn đó kéo dài quá. Chúng tôi đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam, chẳng hạn như thay vì chờ cho đến khi vay được tiền mới bắt đầu kiểm tra khả năng thực hiện dự án, thì Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện 2 việc đó cùng một lúc, trong lúc vay tiền có thể thực hiện đồng thời các nghiên cứu khả thi, như thế sẽ tiết kiệm được thời gian và khắc phục được sự chậm trễ như trước đây.
Nếu dự án giải ngân chậm thì lợi ích từ dự án sẽ bị lùi lại theo. Nếu dự án đường mất 7 năm thay vì 5 năm thì phải sau 7 năm bạn mới sử dụng được con đường đó. Như vậy, việc hưởng lợi từ dự án cũng bị chậm lại. Nếu đó lại là 1 tuyến đường quan trọng, mật độ giao thông lớn thì rõ ràng làm sớm lên 2 năm thì lợi lớn hơn nhiều.
Đối với Việt Nam hay đối với WB, vấn đề quản lý là rất quý. Chúng tôi đã gặp một số khó khăn về quản lý trong thời gian qua, nhưng mọi chuyện đã được giải quyết theo hướng đưa ngân hàng tiếp tục tiến lên. Tôi nghĩ thông điệp lớn hơn là: trước hết quản lý là vấn đề khó, nó thường dẫn tới những cảm xúc mạnh và cả căng thẳng nữa, nhưng tôi nghĩ điểm thứ 2 quan trọng không kém là một tổ chức phải có khả năng giải quyết được vấn đề của mình sao cho vẫn có thể tiếp tục tiến lên. Ngân hàng Thế giới đã làm được điều đó.
Chúng tôi có một đội ngũ nhân viên tầm cỡ chuyên môn quốc tế. Với mức lương cao nên chúng tôi thu hút được những người rất giỏi và có kinh nghiệm quốc tế. Chính phủ Việt Nam không có khả năng trả mức lương cao như thế. Chúng tôi đã làm việc với Chính phủ Việt Nam về tăng cường xây dựng năng lực, tăng cường khả năng của Chính phủ thông qua các khoá đào tạo dành cho các nhân viên Chính phủ. Chúng tôi cũng dành những khoản tài trợ nhất định cho các dự án nâng cao năng lực quản lý.
Tôi nghĩ một trong những vấn đề Việt Nam rất cần chú trọng là nâng cao năng lực của các cơ quan Chính phủ, từ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến tất cả các cơ quan khác. Tất nhiên đó là một quá trình lâu dài, không thể làm ngay được trong 6 tháng mà sẽ phải mất nhiều năm. Nhưng chúng tôi coi đây là ưu tiên trong hợp tác giữa WB và Việt Nam.
Hầu hết tất cả các dự án của chúng tôi đều dành một khoản đầu tư cho hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân viên Chính phủ, và ngoài ra còn có 1 số dự án dành riêng cho nâng cao năng lực. Đây là tiêu chí chung mà WB luôn thực hiện trong các dự án viện trợ phát triển.
Có những dự án dành riêng cho xây dựng năng lực, nhưng loại dự án phổ biến hơn là các dự án giao thông, y tế, giáo dục, chúng tôi đều dành ngân sách cho phần nghiên cứu tính khả thi, nâng cao năng lực của các nhân viên bộ chủ quản, và cả đội ngũ những người làm dự án ở các địa phương. Đây chính là một khía cạnh trong các chương trình của WB.”
Câu chuyện vay và trả nợ ngân hàng
“Theo đánh giá hiện nay thì chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam thời gian qua.
Dự đoán, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ cao hơn 8%. Đây là một tỷ lệ cực kỳ cao không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới. Nó sẽ tạo đà cho những thành công lớn cả trong xoá đói giảm nghèo, và tăng thu nhập của người dân.
Nếu như 20 năm trước mà đặt ra vấn đề này, có lẽ sẽ có nhiều ý kiến hoài nghi, nhưng những cải cách quan trọng mà Việt Nam đã thực hiện trong 20 năm qua đã có tác động tích cực rất lớn đối với kinh tế và tăng trưởng của Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi lạc quan về việc Việt Nam sẽ đủ tiêu chuẩn là nước có thu nhập trung bình vào năm 2010.
Trở thành nước có thu nhập trung bình đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải chuyển sang hình thức vay tiền có lãi suất, gọi là IBRD, thay vì các khoản vay ưu đãi không lãi suất IDA mà Việt Nam đang được hưởng hiện nay.
Chúng tôi dự kiến sẽ có quá trình chuyển giao từ từ, dự kiến kéo dài khoảng 5 năm, bắt đầu từ những khoản cho vay nhỏ theo phương thức IBRD, sau đó dần dần tăng lên.
Điểm thứ 2 rất quan trọng là Việt Nam là một người đi vay thận trọng. Mức trả nợ hiện nay của Việt Nam là khoảng 5-6% ngân sách hàng năm, còn tổng nợ là khoảng 30% GDP - một tỷ lệ không quá lớn. Nó cho thấy sẽ không có nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ. Vấn đề là cần duy trì tỷ lệ đó ở mức cho phép.
Và điều quan trọng nhất là số tiền vay được phải được sử dụng có hiệu quả trong các dự án. Thường các chính phủ chỉ gặp vấn đề về vay nợ khi đi vay tiền để làm những dự án không có kết quả. Lợi ích từ các dự án có thể hiểu theo nhiều góc độ, có thể là lợi ích về tài chính, chẳng hạn như các dự án điện, lợi ích thu được là rất rõ ràng, nhưng sau đó các bạn có thể thu tiền từ việc bán điện, mà cũng có thể là những lợi ích phi tài chính, chẳng hạn như trong các dự án giáo dục, nó giúp mang lại cơ hội việc làm tốt hơn và thu nhập cao hơn. Nhưng dù thế nào thì các dự án phải có hiệu quả thiết thực và rõ ràng. Tôi nghĩ đó là điều khó nhất.
Đừng nghĩ là không nên vay tiền. Thực tế cho thấy là tất cả những nước đã thành công trong phát triển kinh tế đều là những nước đi vay tiền, để đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm. Vay tiền là một việc làm rất bình thường, miễn là không vay quá nhiều, và số tiền vay được sử dụng có ích, dù đó là cho dự án cấp quốc gia hay chỉ là dự án ở địa phương.
Với tư cách đó, các thế hệ sau không phải gánh chịu cảnh nợ nần. Các thế hệ sau này sẽ là những người được hưởng lợi từ các dự án đó thì đúng hơn. Qua những dự án mà chúng tôi đã thực hiện ở Việt Nam thì tỷ lệ thành công là rất cao, các bạn chỉ cần tiếp tục duy trì như thế thì không có gì phải lo về gánh nặng nợ nần cho các thế hệ tương lai.
Tuy nhiên, cũng cần theo dõi chặt chẽ tỷ lệ nợ, kể cả những khoản cho vay bổ sung của WB nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung dành cho Việt Nam, sao cho tỷ lệ vay ở mức có thể trả được và đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài.
Đây cũng là vấn đề WB rất quan tâm. Chúng tôi có chương trình miễn giảm nợ cho các nước nghèo, Việt Nam không nằm trong chương trình này nhưng có rất nhiều nước châu Phi được hưởng lợi từ chương trình này.
Vấn đề ở đây lại quay trở lại là không phải các nước không nên vay tiền, mà cần vay có mục đích, có chất lượng. Qua các cuộc trao đổi của chúng tôi với Chính phủ Việt Nam về các kế hoạch vay tiền, chúng tôi thấy các kế hoạch đó đều thiết thực và hợp lý, và tôi hy vọng các bạn sẽ tiếp tục làm được điều đó.
Trong vấn đề cho vay, WB chú trọng đến châu Phi, nhưng ông Wolfowitz đã từng nêu rõ rằng châu Phi được ưu tiên cao nhất không có nghĩa là đó là ưu tiên duy nhất. Chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ rất mạnh mẽ của ông Wolfowitz đối với khu vực Đông Á nói riêng và châu Á nói chung, và tôi hy vọng sự ủng hộ đó sẽ tiếp tục khi WB có Chủ tịch mới.
Trong năm nay, tổng số tiền WB cho châu Á vay dự kiến sẽ vượt 4 tỷ USD, con số ấy đã tăng về thực chất trong thời gian qua và chúng tôi hy vọng sẽ duy trì mức cho vay như vậy trong những năm tới.
Các quốc gia cần nâng cao năng lực quản lý trong các dự án vay tiền. Trung Quốc chẳng hạn, họ bắt đầu hợp tác với WB hồi đầu thập kỷ 80, họ vay cả IDA và IBRD cho đến năm 1999, sau đó thì họ chỉ còn vay IBRD, nhưng họ vay rất nhiều tiền, con số của năm nay là 1,5 tỷ USD, và họ đã phát triển kinh tế rất ngoạn mục, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao và sự hội nhập quốc tế rất mạnh mẽ.
Trung Quốc gia nhập WTO cách đây 5 năm, tức sớm hơn Việt Nam một chút, và đã hưởng những lợi ích to lớn từ điều đó. Do vậy, chúng tôi rất lạc quan là Việt Nam cũng sẽ hưởng những lợi ích đó, đó là tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, chất lượng hàng hoá được nâng cao. Hiện Trung Quốc không chỉ sản xuất cho thị trường nội địa nữa mà là cho thị trường quốc tế, tôi nghĩ đây cũng sẽ là xu thế ở Việt Nam.
Ví dụ khác là Indonesia - một nước từng bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nhưng hiện đang tăng trưởng với tốc độ 6%/năm, với chính sách kinh tế vĩ mô rất chắc chắn, thành công lớn trong xoá đói giảm nghèo.
Một ví dụ nữa cũng rất hay là Philippines. Họ tập trung vào việc tăng cường chính sách kinh tế vĩ mô, tăng đáng kể nguồn thu từ thuế, tức là tình hình tài chính của họ đã vững chắc hơn.
Nói chung điều chúng tôi rút ra từ các ví dụ thành công của các nước trong khu vực là các nước có quy mô kinh tế lớn đang làm rất tốt, điều chúng tôi lo ngại là tình trạng ở một số nước nhỏ ở khu vực TBD, cho nên chúng tôi có kế hoạch tăng cường hỗ trợ cho các nước như Papua New Guinea, Fiji, Đông Timo. Còn đối với khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng vừa mạnh mẽ vừa ổn định.
Việt Nam có thứ hạng rất cao trong danh sách tổng thể của WB. Việt Nam là nước vay tiền nhiều nhất đối với các khoản vay IDA. Điều đó phản ánh sự phát triển kinh tế rất tốt ở Việt Nam, bởi phải phát triển tốt mới được vay nhiều tiền của WB.
Chúng tôi cũng rất hài lòng với những tác động tích cực từ các dự án ở Việt Nam và chúng tôi đang rất chờ đợi sẽ tiếp tục có những chương trình hợp tác chặt chẽ hơn với các bạn. Tất nhiên là vẫn có những thách thức, chúng ta đã trao đổi khá nhiều về thách thức, về vấn đề quản lý, vấn đề năng lực.
Từ phía WB, chúng tôi nhận thấy đây là những thách thức mà Việt Nam sẽ phải vượt qua, nhưng đó cũng là những cơ hội nữa, vì theo chúng tôi Chính phủ Việt Nam đang giải quyết tốt những vấn đề đó.”
Về vị Chủ tịch mới của Ngân hàng Thế giới
“Tổng thống Bush vừa mới đề cử ông Robert Zoellick vào chức vụ Chủ tịch mới của WB. Robert Zoellick được biết đến nhiều trong khu vực này, do thời gian ông ấy đã đảm nhận cương vị trong lĩnh vực thương mại, là người đi đầu trong việc thúc đẩy hệ thống thương mại toàn cầu hoạt động trên cơ sở luật pháp.
Về lĩnh vực này, có một số vấn đề mà WB cũng rất quan tâm, như mở cửa và tự do hoá buôn bán hàng nông sản, sớm hoàn tất vòng đàm phán thương mại Doha theo hướng mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển.
Công việc gần đây nhất của ông là giữ vị trí thứ 2 trong Bộ Ngoại giao Mỹ. Tại đó, ông đã hoạt động rất tích cực trong vấn đề châu Phi và vấn đề thương mại. Do đó, ông là người có kinh nghiệm và có tầm nhìn phù hợp với những mục tiêu mà WB trên phạm vi toàn cầu cũng như một số vấn đề khu vực.
Cũng có những thách thức đặt ra đối với vị chủ tịch mới sau những vấn đề nội bộ về quản lý mà chúng tôi vừa trải qua, nhưng vấn đề đó giờ đã được giải quyết. Chúng tôi hy vọng với nhà lãnh đạo mới, WB sẽ trở lại với những mục tiêu mà WB theo đuổi lâu nay, đó là hỗ trợ giải quyết các vấn đề của các nước đang phát triển một cách hiệu quả.
Là những người làm việc tại WB, chúng tôi rất lạc quan rằng sự thay đổi lần này mang tính tích cực, và chúng tôi sẽ có thể làm việc với ông Zoellick một cách hiệu quả ở Việt Nam cũng như ở phạm vi rộng hơn.
WB đã trải qua một quãng thời gian khó khăn. Đây là lần đầu tiên một Chủ tịch WB từ chức theo kiểu này, nên dưới góc độ nào đó, sự kiện này đã gây cho chúng tôi không ít khó khăn. Chúng tôi phải đối mặt với các báo lớn trên thế giới không phải là về phát triển, không phải trong cuộc chiến chống đói nghèo, mà là vấn đề nội bộ.
Nhưng điều chúng tôi hy vọng, và cũng là điều ông Zoellick đã phát biểu khi chấp nhận đề cử làm Chủ tịch WB, là ông ấy có nguyện vọng củng cố ngân hàng này, bảo đảm cho ngân hàng trở lại với vai trò là thể chế thúc đẩy sự phát triển. Quan điểm cơ bản của chúng tôi là đưa mọi công việc trở lại bình thường, tập trung vào các vấn đề phát triển.
Tôi nghĩ chúng tôi đã giải quyết khá ổn thoả. Mọi chuyện đã được thu xếp xong.
Với vị Chủ tịch mới, chúng tôi bảo đảm rằng những cam kết đưa ra đối với Chính phủ Việt Nam sẽ được thực hiện đầy đủ. Tôi rất vui mừng được thông báo rằng trong trường hợp của Việt Nam, tất cả những dự án chúng tôi dự định triển khai trong năm tài chính này sẽ được thực hiện đúng kế hoạch, trong chương trình cho vay mang tính thực chất.
Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục công việc phân tích và việc thực hiện các dự án hiện có, tập trung vào mục tiêu cơ bản của WB là giảm đói nghèo.”
WB và câu chuyện quản lý của các dự án ở Việt Nam
“Ủy ban Liêm chính của WB vừa đưa ra kết luận mới nhất về 2 dự án giao thông nông thôn tại PMU 18. Việc thực hiện các dự án tại PMU 18 là đạt yêu cầu 19.33. Tuy có biểu hiện của sự thông đồng giữa các nhà thầu, nhưng chúng tôi không thấy có dấu hiệu về sai phạm trong quản lý các dự án này.
Đối với một quốc gia, để xảy ra vụ việc kiểu PMU 18 là một khó khăn lớn. Tuy nhiên, chúng tôi rất hài lòng với cách giải quyết vụ việc này, và với kết quả điều tra vừa được công bố, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác tích cực với Chính phủ Việt Nam.
Chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện quản lý tài chính đối với các dự án để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay. Chúng tôi đã thảo luận về việc thành lập các cơ quan kiểm toán độc lập, đây là vấn đề mà chúng tôi cho rằng rất quan trọng.
Chúng tôi cũng đã thảo luận về việc cải thiện sự minh bạch liên quan đến ngân sách của Chính phủ, để người dân được biết kế hoạch chi tiêu của Chính phủ, như thế nguồn ngân sách sẽ được giám sát chặt chẽ hơn, không chỉ có Chính phủ hay WB mà cả người dân cũng được tham gia quá trình này. Chúng tôi có một chương trình tương đối lớn về hỗ trợ Việt Nam trong quản lý, và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng chương trình đó.
Các kết quả phân tích cho thấy Việt Nam rất nghiêm túc trong việc bảo đảm rằng tất cả các yếu tố của dự án đều được chuẩn bị tốt rồi mới bắt đầu triển khai dự án. Chính vì thế trong 2 năm đầu, dự án thường tiến triển chậm, nhưng sau đó tốc độ thực hiện dự án của Việt Nam lại rất tốt, không kém gì các dự án khác của chúng tôi trong khu vực.
Cho nên, tôi nghĩ rằng vấn đề ở đây không phải là từ bỏ sự nghiêm túc mà các bạn đã thực hiện trước đây trong giai đoạn đầu của dự án, sự nghiêm túc đó là rất quan trọng, nhưng cái chính là không nên để giai đoạn đó kéo dài quá. Chúng tôi đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam, chẳng hạn như thay vì chờ cho đến khi vay được tiền mới bắt đầu kiểm tra khả năng thực hiện dự án, thì Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện 2 việc đó cùng một lúc, trong lúc vay tiền có thể thực hiện đồng thời các nghiên cứu khả thi, như thế sẽ tiết kiệm được thời gian và khắc phục được sự chậm trễ như trước đây.
Nếu dự án giải ngân chậm thì lợi ích từ dự án sẽ bị lùi lại theo. Nếu dự án đường mất 7 năm thay vì 5 năm thì phải sau 7 năm bạn mới sử dụng được con đường đó. Như vậy, việc hưởng lợi từ dự án cũng bị chậm lại. Nếu đó lại là 1 tuyến đường quan trọng, mật độ giao thông lớn thì rõ ràng làm sớm lên 2 năm thì lợi lớn hơn nhiều.
Đối với Việt Nam hay đối với WB, vấn đề quản lý là rất quý. Chúng tôi đã gặp một số khó khăn về quản lý trong thời gian qua, nhưng mọi chuyện đã được giải quyết theo hướng đưa ngân hàng tiếp tục tiến lên. Tôi nghĩ thông điệp lớn hơn là: trước hết quản lý là vấn đề khó, nó thường dẫn tới những cảm xúc mạnh và cả căng thẳng nữa, nhưng tôi nghĩ điểm thứ 2 quan trọng không kém là một tổ chức phải có khả năng giải quyết được vấn đề của mình sao cho vẫn có thể tiếp tục tiến lên. Ngân hàng Thế giới đã làm được điều đó.
Chúng tôi có một đội ngũ nhân viên tầm cỡ chuyên môn quốc tế. Với mức lương cao nên chúng tôi thu hút được những người rất giỏi và có kinh nghiệm quốc tế. Chính phủ Việt Nam không có khả năng trả mức lương cao như thế. Chúng tôi đã làm việc với Chính phủ Việt Nam về tăng cường xây dựng năng lực, tăng cường khả năng của Chính phủ thông qua các khoá đào tạo dành cho các nhân viên Chính phủ. Chúng tôi cũng dành những khoản tài trợ nhất định cho các dự án nâng cao năng lực quản lý.
Tôi nghĩ một trong những vấn đề Việt Nam rất cần chú trọng là nâng cao năng lực của các cơ quan Chính phủ, từ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến tất cả các cơ quan khác. Tất nhiên đó là một quá trình lâu dài, không thể làm ngay được trong 6 tháng mà sẽ phải mất nhiều năm. Nhưng chúng tôi coi đây là ưu tiên trong hợp tác giữa WB và Việt Nam.
Hầu hết tất cả các dự án của chúng tôi đều dành một khoản đầu tư cho hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân viên Chính phủ, và ngoài ra còn có 1 số dự án dành riêng cho nâng cao năng lực. Đây là tiêu chí chung mà WB luôn thực hiện trong các dự án viện trợ phát triển.
Có những dự án dành riêng cho xây dựng năng lực, nhưng loại dự án phổ biến hơn là các dự án giao thông, y tế, giáo dục, chúng tôi đều dành ngân sách cho phần nghiên cứu tính khả thi, nâng cao năng lực của các nhân viên bộ chủ quản, và cả đội ngũ những người làm dự án ở các địa phương. Đây chính là một khía cạnh trong các chương trình của WB.”
Câu chuyện vay và trả nợ ngân hàng
“Theo đánh giá hiện nay thì chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam thời gian qua.
Dự đoán, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ cao hơn 8%. Đây là một tỷ lệ cực kỳ cao không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới. Nó sẽ tạo đà cho những thành công lớn cả trong xoá đói giảm nghèo, và tăng thu nhập của người dân.
Nếu như 20 năm trước mà đặt ra vấn đề này, có lẽ sẽ có nhiều ý kiến hoài nghi, nhưng những cải cách quan trọng mà Việt Nam đã thực hiện trong 20 năm qua đã có tác động tích cực rất lớn đối với kinh tế và tăng trưởng của Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi lạc quan về việc Việt Nam sẽ đủ tiêu chuẩn là nước có thu nhập trung bình vào năm 2010.
Trở thành nước có thu nhập trung bình đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải chuyển sang hình thức vay tiền có lãi suất, gọi là IBRD, thay vì các khoản vay ưu đãi không lãi suất IDA mà Việt Nam đang được hưởng hiện nay.
Chúng tôi dự kiến sẽ có quá trình chuyển giao từ từ, dự kiến kéo dài khoảng 5 năm, bắt đầu từ những khoản cho vay nhỏ theo phương thức IBRD, sau đó dần dần tăng lên.
Điểm thứ 2 rất quan trọng là Việt Nam là một người đi vay thận trọng. Mức trả nợ hiện nay của Việt Nam là khoảng 5-6% ngân sách hàng năm, còn tổng nợ là khoảng 30% GDP - một tỷ lệ không quá lớn. Nó cho thấy sẽ không có nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ. Vấn đề là cần duy trì tỷ lệ đó ở mức cho phép.
Và điều quan trọng nhất là số tiền vay được phải được sử dụng có hiệu quả trong các dự án. Thường các chính phủ chỉ gặp vấn đề về vay nợ khi đi vay tiền để làm những dự án không có kết quả. Lợi ích từ các dự án có thể hiểu theo nhiều góc độ, có thể là lợi ích về tài chính, chẳng hạn như các dự án điện, lợi ích thu được là rất rõ ràng, nhưng sau đó các bạn có thể thu tiền từ việc bán điện, mà cũng có thể là những lợi ích phi tài chính, chẳng hạn như trong các dự án giáo dục, nó giúp mang lại cơ hội việc làm tốt hơn và thu nhập cao hơn. Nhưng dù thế nào thì các dự án phải có hiệu quả thiết thực và rõ ràng. Tôi nghĩ đó là điều khó nhất.
Đừng nghĩ là không nên vay tiền. Thực tế cho thấy là tất cả những nước đã thành công trong phát triển kinh tế đều là những nước đi vay tiền, để đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm. Vay tiền là một việc làm rất bình thường, miễn là không vay quá nhiều, và số tiền vay được sử dụng có ích, dù đó là cho dự án cấp quốc gia hay chỉ là dự án ở địa phương.
Với tư cách đó, các thế hệ sau không phải gánh chịu cảnh nợ nần. Các thế hệ sau này sẽ là những người được hưởng lợi từ các dự án đó thì đúng hơn. Qua những dự án mà chúng tôi đã thực hiện ở Việt Nam thì tỷ lệ thành công là rất cao, các bạn chỉ cần tiếp tục duy trì như thế thì không có gì phải lo về gánh nặng nợ nần cho các thế hệ tương lai.
Tuy nhiên, cũng cần theo dõi chặt chẽ tỷ lệ nợ, kể cả những khoản cho vay bổ sung của WB nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung dành cho Việt Nam, sao cho tỷ lệ vay ở mức có thể trả được và đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài.
Đây cũng là vấn đề WB rất quan tâm. Chúng tôi có chương trình miễn giảm nợ cho các nước nghèo, Việt Nam không nằm trong chương trình này nhưng có rất nhiều nước châu Phi được hưởng lợi từ chương trình này.
Vấn đề ở đây lại quay trở lại là không phải các nước không nên vay tiền, mà cần vay có mục đích, có chất lượng. Qua các cuộc trao đổi của chúng tôi với Chính phủ Việt Nam về các kế hoạch vay tiền, chúng tôi thấy các kế hoạch đó đều thiết thực và hợp lý, và tôi hy vọng các bạn sẽ tiếp tục làm được điều đó.
Trong vấn đề cho vay, WB chú trọng đến châu Phi, nhưng ông Wolfowitz đã từng nêu rõ rằng châu Phi được ưu tiên cao nhất không có nghĩa là đó là ưu tiên duy nhất. Chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ rất mạnh mẽ của ông Wolfowitz đối với khu vực Đông Á nói riêng và châu Á nói chung, và tôi hy vọng sự ủng hộ đó sẽ tiếp tục khi WB có Chủ tịch mới.
Trong năm nay, tổng số tiền WB cho châu Á vay dự kiến sẽ vượt 4 tỷ USD, con số ấy đã tăng về thực chất trong thời gian qua và chúng tôi hy vọng sẽ duy trì mức cho vay như vậy trong những năm tới.
Các quốc gia cần nâng cao năng lực quản lý trong các dự án vay tiền. Trung Quốc chẳng hạn, họ bắt đầu hợp tác với WB hồi đầu thập kỷ 80, họ vay cả IDA và IBRD cho đến năm 1999, sau đó thì họ chỉ còn vay IBRD, nhưng họ vay rất nhiều tiền, con số của năm nay là 1,5 tỷ USD, và họ đã phát triển kinh tế rất ngoạn mục, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao và sự hội nhập quốc tế rất mạnh mẽ.
Trung Quốc gia nhập WTO cách đây 5 năm, tức sớm hơn Việt Nam một chút, và đã hưởng những lợi ích to lớn từ điều đó. Do vậy, chúng tôi rất lạc quan là Việt Nam cũng sẽ hưởng những lợi ích đó, đó là tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, chất lượng hàng hoá được nâng cao. Hiện Trung Quốc không chỉ sản xuất cho thị trường nội địa nữa mà là cho thị trường quốc tế, tôi nghĩ đây cũng sẽ là xu thế ở Việt Nam.
Ví dụ khác là Indonesia - một nước từng bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nhưng hiện đang tăng trưởng với tốc độ 6%/năm, với chính sách kinh tế vĩ mô rất chắc chắn, thành công lớn trong xoá đói giảm nghèo.
Một ví dụ nữa cũng rất hay là Philippines. Họ tập trung vào việc tăng cường chính sách kinh tế vĩ mô, tăng đáng kể nguồn thu từ thuế, tức là tình hình tài chính của họ đã vững chắc hơn.
Nói chung điều chúng tôi rút ra từ các ví dụ thành công của các nước trong khu vực là các nước có quy mô kinh tế lớn đang làm rất tốt, điều chúng tôi lo ngại là tình trạng ở một số nước nhỏ ở khu vực TBD, cho nên chúng tôi có kế hoạch tăng cường hỗ trợ cho các nước như Papua New Guinea, Fiji, Đông Timo. Còn đối với khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng vừa mạnh mẽ vừa ổn định.
Việt Nam có thứ hạng rất cao trong danh sách tổng thể của WB. Việt Nam là nước vay tiền nhiều nhất đối với các khoản vay IDA. Điều đó phản ánh sự phát triển kinh tế rất tốt ở Việt Nam, bởi phải phát triển tốt mới được vay nhiều tiền của WB.
Chúng tôi cũng rất hài lòng với những tác động tích cực từ các dự án ở Việt Nam và chúng tôi đang rất chờ đợi sẽ tiếp tục có những chương trình hợp tác chặt chẽ hơn với các bạn. Tất nhiên là vẫn có những thách thức, chúng ta đã trao đổi khá nhiều về thách thức, về vấn đề quản lý, vấn đề năng lực.
Từ phía WB, chúng tôi nhận thấy đây là những thách thức mà Việt Nam sẽ phải vượt qua, nhưng đó cũng là những cơ hội nữa, vì theo chúng tôi Chính phủ Việt Nam đang giải quyết tốt những vấn đề đó.”