Ngày hứng khởi của chứng khoán toàn cầu
Thị trường chứng khoán thế giới vừa trải qua những phiên giao dịch đầy hứng khởi, với sự dẫn đầu của chứng khoán Mỹ
Thị trường chứng khoán thế giới vừa trải qua những phiên giao dịch đầy hứng khởi, với sự dẫn đầu của chứng khoán Mỹ.
Mỹ: Cơn bĩ cực đã qua?
Ngày 1/10, các chỉ số chứng khoán chủ chốt của thị trường Mỹ tăng điểm ngoạn mục khi các nhà đầu tư được cổ vũ bởi những thông tin tương đối sáng sủa về kinh tế nước này.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones lúc đóng cửa phiên giao dịch tăng 191,92 điểm, tương đương 1,38% lên mức 14.087,55 điểm. Vào giữa phiên giao dịch, chỉ số này đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 14.115,51 điểm.
Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, đây đã là lần thứ 33, chỉ số Dow Jones lúc đóng cửa phiên giao dịch đạt mức kỷ lục. Còn tính từ thời điểm chỉ số Dow Jones bắt đầu đạt kỷ lục cách đây khoảng 1 năm, đây đã là lần thứ 55, chỉ số này phá vỡ kỷ lục cũ.
Chỉ số Standard & Poor's 500 tăng 20,28 điểm, tương đương 1,33% lên mức 1.547,03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite lúc đóng cửa phiên giao dịch cũng tăng 39,49 điểm, tương đương 1,46% lên mức 2.740.99 điểm, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 2/2001.
Có nhiều nguồn thông tin rất khả quan đã cổ vũ tích cực cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Alan Greenspan, người hiện đang làm tư vấn cho công ty quản lý đầu tư PIMCO và Deutsch Bank cho biết, cuộc hủng hoảng tài chính có lẽ đã gần tới hồi kết. Đồng thời, ông cũng chỉ ra những dấu hiệu tích cực trong lĩnh vực tín dụng như khách hàng vay tiền hiện đã quan tâm hơn đến những khoản vay dài hạn và những tài sản có chất lượng thấp hơn.
Ngoài ra, tập đoàn ngân hàng - tài chính Citigroup cũng đưa ra tuyên bố cho biết, tập đoàn này đang nhận thấy sự tăng trưởng liên tục trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng và dự báo rằng, cơn khủng hoảng tín dụng vừa qua sẽ không dẫn tới suy thoái kinh tế do suy giảm tiêu dùng.
Kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục cắt giảm lãi suất đồng USD cũng khuyến khích các nhà đầu tư. Bill Gross, một chuyên gia của PIMCO cũng dự báo rằng, FED sẽ còn tiếp tục cắt giảm lãi suất đồng USD xuống còn 3,75% trong vòng 6 đến 12 tháng tới.
“Thị trường mỗi lúc càng được thuyết phục thêm rằng FED sẽ làm điều mà cơ quan này phải làm để giải quyết sự trì trệ của thị trường bất động sản,” Jim Awad, Chủ tịch Công ty W.P. Stewart & Co. Ltd., ở New York nói.
Bên cạnh đó, giá dầu thô thế giới giảm nhẹ, trong khi đồng USD đã bắt đầu tăng giá trở lại sau một thời gian liên tục rơi xuống mức thấp kỷ lục so với đồng Euro. Ngày 1/10, tỷ giá USD so với Euro là 1 Euro đổi được 1,4236 USD, giảm so với mức 1 Euro đổi được 1,4271 USD lúc đóng của phiên giao dịch trước.
Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 giảm 1,42 USD/thùng xuống còn 80,24USD/thùng. Tuy nhiên, theo dự báo của các nhà phân tích, giá dầu sẽ không xuống dưới 78 USD/thùng do nguồn cung hiện vẫn đang thắt chặt.
Một dấu hiệu tích cực nữa là lĩnh vực chế tạo của Mỹ vẫn đang tiếp tục mở rộng, mặc dù Viện Quản lý phân phối của Mỹ vừa công bố số liệu cho thấy, chỉ số hoạt động của các nhà máy tại Mỹ trong tháng 9 giảm nhẹ từ mức 52,9 điểm trong tháng 8 xuống còn 52 điểm trong tháng 9, thấp hơn một chút so với dự báo 53 điểm trước đó của các nhà phân tích.
Lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/10, các cổ phiếu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của Mỹ đều tăng giá mạnh. Cổ phiếu của hãng phát hành thẻ American Express tăng 2,1% lên mức 60,63USD/ cổ phiếu. Cổ phiếu của JPMorgan Chase, ngân hàng lớn thứ 3 của Mỹ tăng 2,2% lên mức 46,81 USD/cổ phiếu.
Các loại cổ phiếu công nghệ và công nghiệp cũng không chịu kém cạnh, với cổ phiếu Apple tăng 1,9% lên mức 156,33 USD/cổ phiếu; cổ phiếu của hãng sản xuất máy tính Intel tăng 2,0% lên 26,37USD/cổ phiếu; cổ phiếu Boeing tăng 1,6% lên mức 106,65USD/cổ phiếu.
Đáng mừng hơn là cổ phiếu của các công ty xây dựng nhà ở cũng tăng giá sau khi Citigroup tăng mức xếp hạng tín nhiệm đối với 5 công ty trong lĩnh vực này. Cổ phiếu của D.R. Horton tăng 5,1%; cổ phiếu của Pulte Homes tăng 8,7%; cổ phiếu của Ryland Group tăng 5,3%.
Tuy nhiên, số lượng cổ phiếu được giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York chỉ là 1,42 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức bình quân hàng ngày của năm ngoái là 1,84 tỷ cổ phiếu. Tại sàn Nasdaq, có khoảng 2,01 tỷ cổ phiếu được giao dịch, thấp hơn mức bình quân ngày của năm ngoái là 2,02 tỷ cổ phiếu.
Châu Á: Luồng gió mát từ thị trường Mỹ
Ngay lập tức, việc chỉ số Dow Jones phá kỷ lục đã thổi vào thị trường chứng khoán châu Á ngày 2/10 một luồng sinh khí mới. Các chỉ số chứng khoán chủ chốt của các thị trường Australia, Hồng Kông và Singapore đều tăng mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số Nikkei của thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng 171,02 điểm, tương đương 1% lên mức 17.016,98. Đây là lần đầu tiên, chỉ số Nikkei vượt mức 17.000 điểm kể từ 9/8. Bên cạnh đó, chỉ số Topix của thị trường Nhật Bản cũng tăng 1,4% lên mức 1.637,93 điểm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Australia tăng 1,3% lên mức 6.649,2 điểm sau khi đạt mức cao kỷ lục trong một phiên giao dịch là 6.656,3 điểm. Chỉ số Straits Times của thị trường chứng khoán Singapore cũng tăng 1,9% lên mức 3.826,41 điểm sau khi đạt mức kỷ lục trong một phiên giao dịch.
Chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông tăng 2,9 điểm lên mức 27.929,14 điểm. Trong khi đó chỉ số China Enterprises đánh giá cổ phiếu của 41 công ty nhà nước Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông tăng 4,5% lên mức kỷ lục 17.785.76 điểm.
Chỉ số Kospi của thị trường chứng khoán Hàn Quốc tăng 1,5%, chỉ số KLSE của thị trường chứng khoán Malaysia tăng 1,4%; chỉ số Weighted Price của thị trường chứng khoán Đài Loan cũng tăng 1,4%.
Hiện thị trường chứng khoán Ấn Độ và Trung Quốc đại lục vẫn đóng cửa do nghỉ lễ.
Tại thị trường Australia, chỉ số của các công ty khai mỏ tăng mạnh mẽ. Giá cổ phiếu BHP Billiton tăng 2,5%, còn cổ phiếu Rio Tinto tăng 2,3%, đạt mức kỷ lục. Tại thị trường Hồng Kông, cổ phiếu của China Mobile tăng 3,8%; cổ phiếu của hãng sản xuất máy tính Lenovo cũng tăng 6,9%.
Tại thị trường Nhật, giá cổ phiếu của các ngân hàng và công ty môi giới tăng mạnh mẽ nhất, với cổ phiếu của Mitsubishi UFJ Financial tăng 6%, cổ phiếu Sumitomo Mitsubishi tăng 3,6%; cổ phiếu Nomura Holdings tăng 3,7%. Các loại cổ phiếu trong lĩnh vực điện tử cũng tăng mạnh, với cổ phiếu Sony tăng 2,5%; cổ phiếu Matsushita tăng 1,6%.
Theo kỳ vọng của giới đầu tư và các chuyên gia, thị trường chứng khoán châu Âu cũng sẽ chứng kiến sự tăng điểm mạnh mẽ như tại thị trường Mỹ và châu Á trong phiên giao dịch ngày 2/10 này.
Mỹ: Cơn bĩ cực đã qua?
Ngày 1/10, các chỉ số chứng khoán chủ chốt của thị trường Mỹ tăng điểm ngoạn mục khi các nhà đầu tư được cổ vũ bởi những thông tin tương đối sáng sủa về kinh tế nước này.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones lúc đóng cửa phiên giao dịch tăng 191,92 điểm, tương đương 1,38% lên mức 14.087,55 điểm. Vào giữa phiên giao dịch, chỉ số này đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 14.115,51 điểm.
Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, đây đã là lần thứ 33, chỉ số Dow Jones lúc đóng cửa phiên giao dịch đạt mức kỷ lục. Còn tính từ thời điểm chỉ số Dow Jones bắt đầu đạt kỷ lục cách đây khoảng 1 năm, đây đã là lần thứ 55, chỉ số này phá vỡ kỷ lục cũ.
Chỉ số Standard & Poor's 500 tăng 20,28 điểm, tương đương 1,33% lên mức 1.547,03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite lúc đóng cửa phiên giao dịch cũng tăng 39,49 điểm, tương đương 1,46% lên mức 2.740.99 điểm, sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 2/2001.
Có nhiều nguồn thông tin rất khả quan đã cổ vũ tích cực cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Alan Greenspan, người hiện đang làm tư vấn cho công ty quản lý đầu tư PIMCO và Deutsch Bank cho biết, cuộc hủng hoảng tài chính có lẽ đã gần tới hồi kết. Đồng thời, ông cũng chỉ ra những dấu hiệu tích cực trong lĩnh vực tín dụng như khách hàng vay tiền hiện đã quan tâm hơn đến những khoản vay dài hạn và những tài sản có chất lượng thấp hơn.
Ngoài ra, tập đoàn ngân hàng - tài chính Citigroup cũng đưa ra tuyên bố cho biết, tập đoàn này đang nhận thấy sự tăng trưởng liên tục trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng và dự báo rằng, cơn khủng hoảng tín dụng vừa qua sẽ không dẫn tới suy thoái kinh tế do suy giảm tiêu dùng.
Kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục cắt giảm lãi suất đồng USD cũng khuyến khích các nhà đầu tư. Bill Gross, một chuyên gia của PIMCO cũng dự báo rằng, FED sẽ còn tiếp tục cắt giảm lãi suất đồng USD xuống còn 3,75% trong vòng 6 đến 12 tháng tới.
“Thị trường mỗi lúc càng được thuyết phục thêm rằng FED sẽ làm điều mà cơ quan này phải làm để giải quyết sự trì trệ của thị trường bất động sản,” Jim Awad, Chủ tịch Công ty W.P. Stewart & Co. Ltd., ở New York nói.
Bên cạnh đó, giá dầu thô thế giới giảm nhẹ, trong khi đồng USD đã bắt đầu tăng giá trở lại sau một thời gian liên tục rơi xuống mức thấp kỷ lục so với đồng Euro. Ngày 1/10, tỷ giá USD so với Euro là 1 Euro đổi được 1,4236 USD, giảm so với mức 1 Euro đổi được 1,4271 USD lúc đóng của phiên giao dịch trước.
Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 giảm 1,42 USD/thùng xuống còn 80,24USD/thùng. Tuy nhiên, theo dự báo của các nhà phân tích, giá dầu sẽ không xuống dưới 78 USD/thùng do nguồn cung hiện vẫn đang thắt chặt.
Một dấu hiệu tích cực nữa là lĩnh vực chế tạo của Mỹ vẫn đang tiếp tục mở rộng, mặc dù Viện Quản lý phân phối của Mỹ vừa công bố số liệu cho thấy, chỉ số hoạt động của các nhà máy tại Mỹ trong tháng 9 giảm nhẹ từ mức 52,9 điểm trong tháng 8 xuống còn 52 điểm trong tháng 9, thấp hơn một chút so với dự báo 53 điểm trước đó của các nhà phân tích.
Lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/10, các cổ phiếu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của Mỹ đều tăng giá mạnh. Cổ phiếu của hãng phát hành thẻ American Express tăng 2,1% lên mức 60,63USD/ cổ phiếu. Cổ phiếu của JPMorgan Chase, ngân hàng lớn thứ 3 của Mỹ tăng 2,2% lên mức 46,81 USD/cổ phiếu.
Các loại cổ phiếu công nghệ và công nghiệp cũng không chịu kém cạnh, với cổ phiếu Apple tăng 1,9% lên mức 156,33 USD/cổ phiếu; cổ phiếu của hãng sản xuất máy tính Intel tăng 2,0% lên 26,37USD/cổ phiếu; cổ phiếu Boeing tăng 1,6% lên mức 106,65USD/cổ phiếu.
Đáng mừng hơn là cổ phiếu của các công ty xây dựng nhà ở cũng tăng giá sau khi Citigroup tăng mức xếp hạng tín nhiệm đối với 5 công ty trong lĩnh vực này. Cổ phiếu của D.R. Horton tăng 5,1%; cổ phiếu của Pulte Homes tăng 8,7%; cổ phiếu của Ryland Group tăng 5,3%.
Tuy nhiên, số lượng cổ phiếu được giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York chỉ là 1,42 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức bình quân hàng ngày của năm ngoái là 1,84 tỷ cổ phiếu. Tại sàn Nasdaq, có khoảng 2,01 tỷ cổ phiếu được giao dịch, thấp hơn mức bình quân ngày của năm ngoái là 2,02 tỷ cổ phiếu.
Châu Á: Luồng gió mát từ thị trường Mỹ
Ngay lập tức, việc chỉ số Dow Jones phá kỷ lục đã thổi vào thị trường chứng khoán châu Á ngày 2/10 một luồng sinh khí mới. Các chỉ số chứng khoán chủ chốt của các thị trường Australia, Hồng Kông và Singapore đều tăng mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số Nikkei của thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng 171,02 điểm, tương đương 1% lên mức 17.016,98. Đây là lần đầu tiên, chỉ số Nikkei vượt mức 17.000 điểm kể từ 9/8. Bên cạnh đó, chỉ số Topix của thị trường Nhật Bản cũng tăng 1,4% lên mức 1.637,93 điểm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Australia tăng 1,3% lên mức 6.649,2 điểm sau khi đạt mức cao kỷ lục trong một phiên giao dịch là 6.656,3 điểm. Chỉ số Straits Times của thị trường chứng khoán Singapore cũng tăng 1,9% lên mức 3.826,41 điểm sau khi đạt mức kỷ lục trong một phiên giao dịch.
Chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông tăng 2,9 điểm lên mức 27.929,14 điểm. Trong khi đó chỉ số China Enterprises đánh giá cổ phiếu của 41 công ty nhà nước Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông tăng 4,5% lên mức kỷ lục 17.785.76 điểm.
Chỉ số Kospi của thị trường chứng khoán Hàn Quốc tăng 1,5%, chỉ số KLSE của thị trường chứng khoán Malaysia tăng 1,4%; chỉ số Weighted Price của thị trường chứng khoán Đài Loan cũng tăng 1,4%.
Hiện thị trường chứng khoán Ấn Độ và Trung Quốc đại lục vẫn đóng cửa do nghỉ lễ.
Tại thị trường Australia, chỉ số của các công ty khai mỏ tăng mạnh mẽ. Giá cổ phiếu BHP Billiton tăng 2,5%, còn cổ phiếu Rio Tinto tăng 2,3%, đạt mức kỷ lục. Tại thị trường Hồng Kông, cổ phiếu của China Mobile tăng 3,8%; cổ phiếu của hãng sản xuất máy tính Lenovo cũng tăng 6,9%.
Tại thị trường Nhật, giá cổ phiếu của các ngân hàng và công ty môi giới tăng mạnh mẽ nhất, với cổ phiếu của Mitsubishi UFJ Financial tăng 6%, cổ phiếu Sumitomo Mitsubishi tăng 3,6%; cổ phiếu Nomura Holdings tăng 3,7%. Các loại cổ phiếu trong lĩnh vực điện tử cũng tăng mạnh, với cổ phiếu Sony tăng 2,5%; cổ phiếu Matsushita tăng 1,6%.
Theo kỳ vọng của giới đầu tư và các chuyên gia, thị trường chứng khoán châu Âu cũng sẽ chứng kiến sự tăng điểm mạnh mẽ như tại thị trường Mỹ và châu Á trong phiên giao dịch ngày 2/10 này.