Nghịch lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Khác với ở các thị trường chứng khoán phát triển, khi VN-Index liên tục mất điểm, thị trường trái phiếu cũng ảm đạm theo
Bên cạnh thị trường cổ phiếu vốn rất sôi động và thăng trầm, thì một thị trường khác cũng chiếm sự quan tâm không nhỏ của giới đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư có tổ chức là thị trường trái phiếu.
Ở các thị trường chứng khoán phát triển, việc thị trường cổ phiếu lên xuống được coi là quy luật tất yếu và khi có quá nhiều rủi ro trên thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư thường chuyển hướng sang các thị trường khác ít rủi ro hơn, đặc biệt là thị trường trái phiếu.
Trong khi đó, có một thực tế ở thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua: Khi VN-Index liên tục mất điểm, thị trường trái phiếu cũng ảm đạm theo.
Thị trường còn bỏ ngỏ
Lợi thế nhất của trái phiếu là lãi suất ổn định, giá trái phiếu ít biến động, có thể dùng làm phương tiện hạn chế rủi ro. Mặt khác, mặc dù giá trái phiếu dao động tăng - giảm không đáng kể, nhưng với nhà đầu tư tổ chức nắm giữ một khối lượng lớn trái phiếu, thì lợi nhuận thu về do chênh lệch giá trái phiếu là con số không hề nhỏ và rất an toàn.
Tính riêng ở Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, giá trị giao dịch trái phiếu hàng ngày chiếm trên 70% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường, đạt từ 170 - 180 tỉ đồng.
Tuy vậy, thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn chỉ được coi là một thị trường chưa phát triển vì hai nguyên nhân.
Thứ nhất, quy mô của thị trường trái phiếu còn quá nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng 3-6% GDP (trong khi nước có thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, giá trị trái phiếu chiếm tới 80% GDP).
Thứ hai, hàng hoá chủ yếu là trái phiếu chính phủ, vẫn chiếm tới 80% tổng lượng trái phiếu phát hành, trong khi đó trái phiếu công ty mới là yếu tố quyết định sự sôi động và sức hấp dẫn của thị trường này.
Theo báo cáo của HSBC, lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành đã có trị giá trên 4.000 tỉ đồng, có thể kể ra hàng loạt các gương mặt hàng đầu như: BIDV, EVN, Vinashin và gần đây nhất, đợt phát hành thành công 500 tỉ đồng trái phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (CII),... trong đó nổi lên là Vinashin với giá trị đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay với số vốn huy động đạt trên 3.000 tỉ đồng.
Mức lợi nhuận của trái phiếu doanh nghiệp cũng rất hấp dẫn nhà đầu tư, trái phiếu kỳ hạn 10 năm của EVN có mức lợi nhuận 8,9%, còn của BIDV kỳ hạn 15 năm có mức lợi nhuận 8,4% cao hơn so với mức lợi nhuận của trái phiếu chính phủ - được dự báo là khoảng gần 8%.
Cũng theo báo cáo của HSBC, từ nay đến cuối năm, sẽ có thêm 12.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, đưa tổng mức phát hành trái phiếu năm nay lên 16.000 tỉ đồng so với 15.000 tỉ đồng năm 2006.
Lời giải cho bài toán vốn
Đứng về khía cạnh doanh nghiệp, vốn huy động từ trái phiếu vẫn được coi là nguồn vốn cấp 2. Đây là nguồn vốn dài hạn, lãi suất hợp lý, ổn định và khi huy động nguồn vốn này, doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm thanh toán lãi suất hàng năm cho trái chủ (thông thường từ 8-10% tuỳ thời hạn của trái phiếu).
Mức lãi suất này thấp hơn rất nhiều so với mức chi trả cổ tức hàng năm, kéo theo đó là chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ giảm xuống.
Hơn nữa, lượng vốn huy động từ phát hành trái phiếu thường không hạn chế, nó phụ thuộc nhiều vào uy tín của doanh nghiệp và doanh nghiệp không phải đứng trước áp lực về cơ cấu cổ đông, đặc biệt là cổ đông chiến lược và các đối tác nước ngoài.
Bên cạnh đó, kênh huy động này mặc dù là bản chất là hoạt động vay vốn, nhưng nó có ưu thế vượt trội so với các khoản vay ngân hàng do không phải chịu những ràng buộc từ phía ngân hàng khi tiến hành thẩm định để cho vay.
Tuy vậy, đây cũng là một khoản nợ mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả, buộc doanh nghiệp có kế hoạch giải ngân hợp lý và hiệu quả cho khoản vay của mình, đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn.
Thực tế thời gian qua, việc huy động vốn nợ của doanh nghiệp chủ yếu vẫn thực hiện thông qua kênh chính là trái phiếu chính phủ. Chính phủ đứng ra phát hành trái phiếu, huy động vốn trong dân cư rồi lại "rót" ngược lại cho doanh nghiệp.
Quy trình này vừa phức tạp lại tốn kém cả về thời gian, chi phí, trong khi nhiều doanh nghiệp lớn, có uy tín như Vinashin, EVN... có thể tự mình huy động vốn từ nguồn này.
Hạn chế lớn nhất khi các doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu là việc tuân thủ các chuẩn mực về kế toán và có một tổ chức định mức tín nhiệm đo lường hệ số tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam, làm cơ sở cho các phương án phát hành.
Trong xu thế hội nhập, Chính phủ không thể là "bà đỡ" cho các doanh nghiệp mãi và nên chăng, chỉ nên hỗ trợ doanh nghiệp trên phương diện tạo các điều kiện cần thiết, dỡ bỏ dần các hạn chế để doanh nghiệp tự chủ trong việc huy động vốn cho chính mình?
Ở các thị trường chứng khoán phát triển, việc thị trường cổ phiếu lên xuống được coi là quy luật tất yếu và khi có quá nhiều rủi ro trên thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư thường chuyển hướng sang các thị trường khác ít rủi ro hơn, đặc biệt là thị trường trái phiếu.
Trong khi đó, có một thực tế ở thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua: Khi VN-Index liên tục mất điểm, thị trường trái phiếu cũng ảm đạm theo.
Thị trường còn bỏ ngỏ
Lợi thế nhất của trái phiếu là lãi suất ổn định, giá trái phiếu ít biến động, có thể dùng làm phương tiện hạn chế rủi ro. Mặt khác, mặc dù giá trái phiếu dao động tăng - giảm không đáng kể, nhưng với nhà đầu tư tổ chức nắm giữ một khối lượng lớn trái phiếu, thì lợi nhuận thu về do chênh lệch giá trái phiếu là con số không hề nhỏ và rất an toàn.
Tính riêng ở Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, giá trị giao dịch trái phiếu hàng ngày chiếm trên 70% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường, đạt từ 170 - 180 tỉ đồng.
Tuy vậy, thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn chỉ được coi là một thị trường chưa phát triển vì hai nguyên nhân.
Thứ nhất, quy mô của thị trường trái phiếu còn quá nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng 3-6% GDP (trong khi nước có thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, giá trị trái phiếu chiếm tới 80% GDP).
Thứ hai, hàng hoá chủ yếu là trái phiếu chính phủ, vẫn chiếm tới 80% tổng lượng trái phiếu phát hành, trong khi đó trái phiếu công ty mới là yếu tố quyết định sự sôi động và sức hấp dẫn của thị trường này.
Theo báo cáo của HSBC, lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành đã có trị giá trên 4.000 tỉ đồng, có thể kể ra hàng loạt các gương mặt hàng đầu như: BIDV, EVN, Vinashin và gần đây nhất, đợt phát hành thành công 500 tỉ đồng trái phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (CII),... trong đó nổi lên là Vinashin với giá trị đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay với số vốn huy động đạt trên 3.000 tỉ đồng.
Mức lợi nhuận của trái phiếu doanh nghiệp cũng rất hấp dẫn nhà đầu tư, trái phiếu kỳ hạn 10 năm của EVN có mức lợi nhuận 8,9%, còn của BIDV kỳ hạn 15 năm có mức lợi nhuận 8,4% cao hơn so với mức lợi nhuận của trái phiếu chính phủ - được dự báo là khoảng gần 8%.
Cũng theo báo cáo của HSBC, từ nay đến cuối năm, sẽ có thêm 12.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, đưa tổng mức phát hành trái phiếu năm nay lên 16.000 tỉ đồng so với 15.000 tỉ đồng năm 2006.
Lời giải cho bài toán vốn
Đứng về khía cạnh doanh nghiệp, vốn huy động từ trái phiếu vẫn được coi là nguồn vốn cấp 2. Đây là nguồn vốn dài hạn, lãi suất hợp lý, ổn định và khi huy động nguồn vốn này, doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm thanh toán lãi suất hàng năm cho trái chủ (thông thường từ 8-10% tuỳ thời hạn của trái phiếu).
Mức lãi suất này thấp hơn rất nhiều so với mức chi trả cổ tức hàng năm, kéo theo đó là chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ giảm xuống.
Hơn nữa, lượng vốn huy động từ phát hành trái phiếu thường không hạn chế, nó phụ thuộc nhiều vào uy tín của doanh nghiệp và doanh nghiệp không phải đứng trước áp lực về cơ cấu cổ đông, đặc biệt là cổ đông chiến lược và các đối tác nước ngoài.
Bên cạnh đó, kênh huy động này mặc dù là bản chất là hoạt động vay vốn, nhưng nó có ưu thế vượt trội so với các khoản vay ngân hàng do không phải chịu những ràng buộc từ phía ngân hàng khi tiến hành thẩm định để cho vay.
Tuy vậy, đây cũng là một khoản nợ mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả, buộc doanh nghiệp có kế hoạch giải ngân hợp lý và hiệu quả cho khoản vay của mình, đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn.
Thực tế thời gian qua, việc huy động vốn nợ của doanh nghiệp chủ yếu vẫn thực hiện thông qua kênh chính là trái phiếu chính phủ. Chính phủ đứng ra phát hành trái phiếu, huy động vốn trong dân cư rồi lại "rót" ngược lại cho doanh nghiệp.
Quy trình này vừa phức tạp lại tốn kém cả về thời gian, chi phí, trong khi nhiều doanh nghiệp lớn, có uy tín như Vinashin, EVN... có thể tự mình huy động vốn từ nguồn này.
Hạn chế lớn nhất khi các doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu là việc tuân thủ các chuẩn mực về kế toán và có một tổ chức định mức tín nhiệm đo lường hệ số tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam, làm cơ sở cho các phương án phát hành.
Trong xu thế hội nhập, Chính phủ không thể là "bà đỡ" cho các doanh nghiệp mãi và nên chăng, chỉ nên hỗ trợ doanh nghiệp trên phương diện tạo các điều kiện cần thiết, dỡ bỏ dần các hạn chế để doanh nghiệp tự chủ trong việc huy động vốn cho chính mình?