Ngõ nhỏ, phố nhỏ và lộ trình cấm mô tô, xe máy
Dự kiến, đề án hạn chế và lộ trình cấm mô tô, xe gắn máy tại các đô thị lớn sẽ được trình vào cuối năm 2012
Do những hạn chế về cơ sở hạ tầng và sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện cá nhân, vừa qua, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm mô tô, xe gắn máy tại các đô thị lớn.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu các thành phố lớn đã áp dụng biện pháp nhằm kiềm chế sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện cá nhân. Còn nhớ, năm 2003, Hà Nội đã phải sử dụng biện pháp mạnh là ngừng cấp đăng ký xe máy tại 4 quận nội thành Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và tiếp đó là 3 quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ. Nhưng chỉ sau hai năm, quyết định này đã bị bãi bỏ.
Tính từ năm 2009 đến hết năm 2010, trung bình mỗi tháng thành phố Hà Nội có thêm 10.000 - 15.000 phương tiện, trong đó khoảng 3.000 - 5.000 xe ôtô. Trong 7 tháng đầu năm 2011, đã có thêm 28.000 ôtô, hơn 155.000 xe máy đăng ký mới, trung bình mỗi tháng có thêm 4.000 ôtô, hơn 20.000 xe máy.
Hiện toàn thành phố có khoảng 3,8 triệu xe máy và 368.000 ôtô (đó là chưa kể phương tiện vãng lai có khoảng 50.000 xe). Mỗi ngày có gần 400.000 ôtô các loại tham gia lưu thông trên đường và hàng chục ngàn phương tiện vãng lai khiến tình trạng giao thông đô thị luôn là đề tài nóng.
Câu hỏi đặt ra là: vậy cấm mô tô, xe máy như thế nào? Hiệu quả và tác động của đề án sẽ ảnh hưởng ra sao đến đời sống người dân?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng: không thể cấm quyền sở hữu tài sản của người dân, chỉ có thể đưa ra những quy định về hoạt động của những phương tiện đó. Chẳng hạn như hạn chế theo giờ, hạn chế phố nào không được đỗ xe. Nếu không có điểm đỗ, việc đi lại bằng phương tiện cá nhân không thuận tiện thì người dân sẽ phải lựa chọn phương tiện vận tải công cộng.
Đồng tình với quan điểm trên, các chuyên gia giao thông cho rằng: việc phát triển phương tiện công cộng phải gắn liền với các biện pháp cấm hoặc hạn chế quyết liệt đối với sử dụng phương tiện cá nhân tại một số đô thị lớn. Ban đầu, việc thực hiện hạn chế sẽ áp dụng đối với một số khu vực nội thành vào giờ cao điểm. Ví như có thể cấm xe máy hoạt động vào các khung giờ: sáng từ 6h - 8h30; trưa từ 11h - 13h; chiều từ 16h - 18h30. Trong các giờ cao điểm trên chỉ nên sử dụng phương tiện xe buýt, xe ô tô con và xe đạp.
Trước ý kiến cần hạn chế, kiểm soát sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, TS. Nguyễn Văn Thụ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải cho rằng: sở dĩ xe máy tồn tại và phát sinh liên tục bởi nó là phương tiện thích hợp nhất với người dân lúc này về sự tiện lợi và chi phí, thậm chí là phương tiện kiếm sống của nhiều người.
Ở góc độ quản lý, có thể hạn chế chứ không cấm. Vì cấm là vi phạm luật về quyền sở hữu tài sản của người dân, hơn nữa cấm nơi này thì họ đăng ký nơi khác mang về Thủ đô, lại phát sinh tiêu cực mua suất đăng ký. Có thể kiểm soát được xe máy bằng cách, cứ gia tăng khoảng 5 ngàn hay 10 nghìn phương tiện mới thì phải thanh lý triệt để (thông qua kiểm định phương tiện, tiêu chuẩn môi trường) số lượng tương tự ôtô, xe máy cũ (hết thời hạn sử dụng)...
Theo TS. Khuất Việt Hùng, xe máy phát sinh và có lý do tồn tại bởi người dân đang phải sống trong những ngôi nhà ở ngõ nhỏ, phố nhỏ. Trong khi đó, quy hoạch Thủ đô cũng chưa đưa ra được câu trả lời dứt khoát thời gian tới phương tiện vận tải công cộng chủ yếu sẽ là tầu điện ngầm hay ôtô? Khi còn những con phố nhỏ, ngõ nhỏ đó thì người dân còn phụ thuộc vào xe máy.
Trước các ý kiến trên, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng: Đã đến lúc Sở Giao thông Vận tải phải chủ trì, đẩy nhanh việc xây dựng đề án hạn chế, kiểm soát sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân bao gồm mô tô, xe máy, taxi, xích lô. Đồng thời, nên đưa ra bàn thảo để lấy ý kiến đóng góp của dư luận giúp đề án mang tính khả thi cao nhất.
Được biết, Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm mô tô, xe gắn máy tại các đô thị lớn. Dự kiến đề án sẽ được trình vào cuối năm 2012.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu các thành phố lớn đã áp dụng biện pháp nhằm kiềm chế sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện cá nhân. Còn nhớ, năm 2003, Hà Nội đã phải sử dụng biện pháp mạnh là ngừng cấp đăng ký xe máy tại 4 quận nội thành Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và tiếp đó là 3 quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ. Nhưng chỉ sau hai năm, quyết định này đã bị bãi bỏ.
Tính từ năm 2009 đến hết năm 2010, trung bình mỗi tháng thành phố Hà Nội có thêm 10.000 - 15.000 phương tiện, trong đó khoảng 3.000 - 5.000 xe ôtô. Trong 7 tháng đầu năm 2011, đã có thêm 28.000 ôtô, hơn 155.000 xe máy đăng ký mới, trung bình mỗi tháng có thêm 4.000 ôtô, hơn 20.000 xe máy.
Hiện toàn thành phố có khoảng 3,8 triệu xe máy và 368.000 ôtô (đó là chưa kể phương tiện vãng lai có khoảng 50.000 xe). Mỗi ngày có gần 400.000 ôtô các loại tham gia lưu thông trên đường và hàng chục ngàn phương tiện vãng lai khiến tình trạng giao thông đô thị luôn là đề tài nóng.
Câu hỏi đặt ra là: vậy cấm mô tô, xe máy như thế nào? Hiệu quả và tác động của đề án sẽ ảnh hưởng ra sao đến đời sống người dân?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng: không thể cấm quyền sở hữu tài sản của người dân, chỉ có thể đưa ra những quy định về hoạt động của những phương tiện đó. Chẳng hạn như hạn chế theo giờ, hạn chế phố nào không được đỗ xe. Nếu không có điểm đỗ, việc đi lại bằng phương tiện cá nhân không thuận tiện thì người dân sẽ phải lựa chọn phương tiện vận tải công cộng.
Đồng tình với quan điểm trên, các chuyên gia giao thông cho rằng: việc phát triển phương tiện công cộng phải gắn liền với các biện pháp cấm hoặc hạn chế quyết liệt đối với sử dụng phương tiện cá nhân tại một số đô thị lớn. Ban đầu, việc thực hiện hạn chế sẽ áp dụng đối với một số khu vực nội thành vào giờ cao điểm. Ví như có thể cấm xe máy hoạt động vào các khung giờ: sáng từ 6h - 8h30; trưa từ 11h - 13h; chiều từ 16h - 18h30. Trong các giờ cao điểm trên chỉ nên sử dụng phương tiện xe buýt, xe ô tô con và xe đạp.
Trước ý kiến cần hạn chế, kiểm soát sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân, TS. Nguyễn Văn Thụ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải cho rằng: sở dĩ xe máy tồn tại và phát sinh liên tục bởi nó là phương tiện thích hợp nhất với người dân lúc này về sự tiện lợi và chi phí, thậm chí là phương tiện kiếm sống của nhiều người.
Ở góc độ quản lý, có thể hạn chế chứ không cấm. Vì cấm là vi phạm luật về quyền sở hữu tài sản của người dân, hơn nữa cấm nơi này thì họ đăng ký nơi khác mang về Thủ đô, lại phát sinh tiêu cực mua suất đăng ký. Có thể kiểm soát được xe máy bằng cách, cứ gia tăng khoảng 5 ngàn hay 10 nghìn phương tiện mới thì phải thanh lý triệt để (thông qua kiểm định phương tiện, tiêu chuẩn môi trường) số lượng tương tự ôtô, xe máy cũ (hết thời hạn sử dụng)...
Theo TS. Khuất Việt Hùng, xe máy phát sinh và có lý do tồn tại bởi người dân đang phải sống trong những ngôi nhà ở ngõ nhỏ, phố nhỏ. Trong khi đó, quy hoạch Thủ đô cũng chưa đưa ra được câu trả lời dứt khoát thời gian tới phương tiện vận tải công cộng chủ yếu sẽ là tầu điện ngầm hay ôtô? Khi còn những con phố nhỏ, ngõ nhỏ đó thì người dân còn phụ thuộc vào xe máy.
Trước các ý kiến trên, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng: Đã đến lúc Sở Giao thông Vận tải phải chủ trì, đẩy nhanh việc xây dựng đề án hạn chế, kiểm soát sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân bao gồm mô tô, xe máy, taxi, xích lô. Đồng thời, nên đưa ra bàn thảo để lấy ý kiến đóng góp của dư luận giúp đề án mang tính khả thi cao nhất.
Được biết, Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm mô tô, xe gắn máy tại các đô thị lớn. Dự kiến đề án sẽ được trình vào cuối năm 2012.