Sẽ cấm xe máy lưu thông tại một số thành phố lớn
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 88 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Một trong những nội dung đáng chú ý tại nghị quyết này là giải pháp cấm xe máy lưu thông tại một số thành phố lớn.
Cụ thể, Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn. Thời hạn trình các đề án lên Thủ tướng là trong quý 4/2012.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng giao Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Tp.HCM tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp để hạn chế xe môtô, xe gắn máy và xe ôtô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực trong thành phố.
Sở dĩ giải pháp này tạo sự chú ý đặc biệt là bởi xe máy hiện vẫn đang là phương tiện vận chuyển chủ yếu của đa số người dân Việt Nam. Trong khi đó, tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và Tp.HCM, áp lực giao thông và nạn ùn tắc giao thông vẫn đang là bài toán nan giải.
Tại Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải cho biết lượng môtô, xe gắn máy trên toàn thành phố đang vào khoảng 3,7 triệu chiếc, lượng ôtô gần 380.000 chiếc và khoảng 50.000 phương tiện vãng lai.
Mới đây, trong buổi làm việc với Sở Giao thông Vận tải, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đánh giá: Với số lượng gia tăng đăng ký mới ôtô, xe máy như hiện nay (trung bình 12-14%/năm), nếu không có biện pháp kiểm soát thì dù có xây dựng hệ thống hạ tầng cũng không giải quyết được vấn đề ùn tắc. Do đó, ông Thảo cho rằng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông cần phải được nghiên cứu khẩn trương.
Một số chuyên gia cho rằng, hạn chế dần và tiến tới cấm lưu hành xe máy tại một số thành phố lớn là cần thiết song phải thận trọng trong từng giải pháp cụ thể. Cũng nhằm hạn chế lượng phương tiện giao thông cá nhân lưu hành, trước đây đã từng có một số đề xuất như lưu thông vào nội đô theo ngày chẵn, lẻ hay cấm lưu thông vào một số giờ cao điểm, tuyến phố. Tuy nhiên, những đề xuất này đã nhận được những phản đối mạnh mẽ từ người dân.
Một trong những nội dung đáng chú ý tại nghị quyết này là giải pháp cấm xe máy lưu thông tại một số thành phố lớn.
Cụ thể, Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn. Thời hạn trình các đề án lên Thủ tướng là trong quý 4/2012.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng giao Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Tp.HCM tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp để hạn chế xe môtô, xe gắn máy và xe ôtô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực trong thành phố.
Sở dĩ giải pháp này tạo sự chú ý đặc biệt là bởi xe máy hiện vẫn đang là phương tiện vận chuyển chủ yếu của đa số người dân Việt Nam. Trong khi đó, tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và Tp.HCM, áp lực giao thông và nạn ùn tắc giao thông vẫn đang là bài toán nan giải.
Tại Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải cho biết lượng môtô, xe gắn máy trên toàn thành phố đang vào khoảng 3,7 triệu chiếc, lượng ôtô gần 380.000 chiếc và khoảng 50.000 phương tiện vãng lai.
Mới đây, trong buổi làm việc với Sở Giao thông Vận tải, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đánh giá: Với số lượng gia tăng đăng ký mới ôtô, xe máy như hiện nay (trung bình 12-14%/năm), nếu không có biện pháp kiểm soát thì dù có xây dựng hệ thống hạ tầng cũng không giải quyết được vấn đề ùn tắc. Do đó, ông Thảo cho rằng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông cần phải được nghiên cứu khẩn trương.
Một số chuyên gia cho rằng, hạn chế dần và tiến tới cấm lưu hành xe máy tại một số thành phố lớn là cần thiết song phải thận trọng trong từng giải pháp cụ thể. Cũng nhằm hạn chế lượng phương tiện giao thông cá nhân lưu hành, trước đây đã từng có một số đề xuất như lưu thông vào nội đô theo ngày chẵn, lẻ hay cấm lưu thông vào một số giờ cao điểm, tuyến phố. Tuy nhiên, những đề xuất này đã nhận được những phản đối mạnh mẽ từ người dân.