Người Brazil nắm ghế Tổng giám đốc WTO
Ông Azevedo sẽ trở thành người Mỹ Latin đầu tiên, và là đại diện đầu tiên của nhóm BRICS ngồi vào ghế Tổng giám đốc WTO
Một nhà ngoại giao người Brazil, ông Roberto Azevedo, đã giành thắng lợi trong cuộc đua giành cương vị Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Azevedo là người Mỹ Latin đầu tiên, đồng thời cũng là ứng cử viên đầu tiên đến từ nhóm các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới được trao vai trò này.
Theo tin từ Reuters, ông Azevedo đến nay dành trọn sự nghiệp cho lĩnh vực ngoại giao về thương mại. Trong cuộc đua vào ghế Tổng giám đốc WTO, ông đã vượt qua 8 đối thủ đến từ các quốc gia khác nhau, trong đó nổi nhất là ông Herminio Blanco người Mexico, nhân vật được cho là nhận được sự hậu thuẫn lớn hơn từ phía Mỹ.
Ông Azevedo, 55 tuổi, sẽ chính thức nhậm chức Tổng giám đốc WTO vào ngày 1/9, sau khi đương kim Tổng giám đốc của tổ chức này, ông Pascal Lamy, từ nhiệm vào ngày 31/8 tới đây.
Theo dự kiến ban đầu, kết quả của quá trình lựa chọn tân Tổng giám đốc WTO sẽ được giữ kín cho tới hôm nay, thứ Tư (8/5). Tuy nhiên, hôm qua, Chính phủ Brazil đã lên tiếng xác nhận về chiến thắng sát nút của ông Azevedo trong cuộc chạy đua này.
Ông Azevedo sẽ trở thành người Mỹ Latin đầu tiên, và là đại diện đầu tiên của nhóm BRICS (gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi) ngồi vào ghế Tổng giám đốc WTO. Đây được xem là một tín hiệu cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi trong bối cảnh các nền kinh tế phát triển vẫn còn chật vật hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
“Với cam kết và kinh nghiệm của mình, ông Azevedo sẽ có khả năng lãnh đạo WTO theo một hướng đi bình đẳng hơn, hướng tới một trận tự kinh tế toàn cầu năng động hơn. Đây không chỉ là một chiến thắng cho Brazil và các nền kinh tế mới nổi mà cho cả WTO”, Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff, tuyên bố.
Nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới Brazil đã có một chiến lược từ tốn trong vấn đề tự do hóa thương mại và mô hình được xem là có sức hấp dẫn lớn hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, Brazil đã bị nhiều thành viên WTO phê phán vì tăng thuế đánh vào hàng trăm mặt hàng nhập khẩu và ưu ái các nhà sản xuất trong nước trong các hợp đồng mua sắm chính phủ.
Hiện ông Azevedo đang giữ cương vị Đại sứ Brazil tại WTO. Bằng cấp mà ông có được thuộc các lĩnh vực về kỹ thuật điện và quan hệ quốc tế. Ông có thể nói được các ngôn ngữ Anh, Bồ Đào Nha, Pháp và Tây Ban Nha.
Theo nhận định của giới quan sát, ông Azevedo sẽ có cái nhìn cảm thông hơn với quan điểm của các nước châu Phi và đang phát triển trong các vấn đề của WTO. Tuy nhiên, ông sẽ đối mặt thách thức lớn trong việc củng cố lại sức mạnh của WTO sau những thất bại trong hoàn tất vòng đàm phá Doha và nguy cơ suy giảm vai trò nếu không có những bước tiến mang tính đột phá.
Cuộc đàm phán thương mại Doha bắt đầu từ năm 2001 và rơi vào thế bế tắc vào năm 2011, buộc WTO phải tập trung vào một gói cải cách thương mại nhỏ hơn nhiều và thúc đẩy nhiều quốc gia theo đuổi đàm phán các thỏa thuận thương mại song phương và khu vực, chẳng hạn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu.
WTO thành lập vào năm 1995 và có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Tính đến đương kim Tổng giám đốc Lamy người Pháp, tổ chức này đã trải qua 5 đời Tổng giám đốc. Ông Lamy đã giữ cương vị này 2 nhiệm kỳ, bắt đầu từ năm 2005.
Theo tin từ Reuters, ông Azevedo đến nay dành trọn sự nghiệp cho lĩnh vực ngoại giao về thương mại. Trong cuộc đua vào ghế Tổng giám đốc WTO, ông đã vượt qua 8 đối thủ đến từ các quốc gia khác nhau, trong đó nổi nhất là ông Herminio Blanco người Mexico, nhân vật được cho là nhận được sự hậu thuẫn lớn hơn từ phía Mỹ.
Ông Azevedo, 55 tuổi, sẽ chính thức nhậm chức Tổng giám đốc WTO vào ngày 1/9, sau khi đương kim Tổng giám đốc của tổ chức này, ông Pascal Lamy, từ nhiệm vào ngày 31/8 tới đây.
Theo dự kiến ban đầu, kết quả của quá trình lựa chọn tân Tổng giám đốc WTO sẽ được giữ kín cho tới hôm nay, thứ Tư (8/5). Tuy nhiên, hôm qua, Chính phủ Brazil đã lên tiếng xác nhận về chiến thắng sát nút của ông Azevedo trong cuộc chạy đua này.
Ông Azevedo sẽ trở thành người Mỹ Latin đầu tiên, và là đại diện đầu tiên của nhóm BRICS (gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi) ngồi vào ghế Tổng giám đốc WTO. Đây được xem là một tín hiệu cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi trong bối cảnh các nền kinh tế phát triển vẫn còn chật vật hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
“Với cam kết và kinh nghiệm của mình, ông Azevedo sẽ có khả năng lãnh đạo WTO theo một hướng đi bình đẳng hơn, hướng tới một trận tự kinh tế toàn cầu năng động hơn. Đây không chỉ là một chiến thắng cho Brazil và các nền kinh tế mới nổi mà cho cả WTO”, Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff, tuyên bố.
Nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới Brazil đã có một chiến lược từ tốn trong vấn đề tự do hóa thương mại và mô hình được xem là có sức hấp dẫn lớn hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, Brazil đã bị nhiều thành viên WTO phê phán vì tăng thuế đánh vào hàng trăm mặt hàng nhập khẩu và ưu ái các nhà sản xuất trong nước trong các hợp đồng mua sắm chính phủ.
Hiện ông Azevedo đang giữ cương vị Đại sứ Brazil tại WTO. Bằng cấp mà ông có được thuộc các lĩnh vực về kỹ thuật điện và quan hệ quốc tế. Ông có thể nói được các ngôn ngữ Anh, Bồ Đào Nha, Pháp và Tây Ban Nha.
Theo nhận định của giới quan sát, ông Azevedo sẽ có cái nhìn cảm thông hơn với quan điểm của các nước châu Phi và đang phát triển trong các vấn đề của WTO. Tuy nhiên, ông sẽ đối mặt thách thức lớn trong việc củng cố lại sức mạnh của WTO sau những thất bại trong hoàn tất vòng đàm phá Doha và nguy cơ suy giảm vai trò nếu không có những bước tiến mang tính đột phá.
Cuộc đàm phán thương mại Doha bắt đầu từ năm 2001 và rơi vào thế bế tắc vào năm 2011, buộc WTO phải tập trung vào một gói cải cách thương mại nhỏ hơn nhiều và thúc đẩy nhiều quốc gia theo đuổi đàm phán các thỏa thuận thương mại song phương và khu vực, chẳng hạn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu.
WTO thành lập vào năm 1995 và có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Tính đến đương kim Tổng giám đốc Lamy người Pháp, tổ chức này đã trải qua 5 đời Tổng giám đốc. Ông Lamy đã giữ cương vị này 2 nhiệm kỳ, bắt đầu từ năm 2005.