Người châu Á đầu tư “bạo” hơn dân Mỹ, Âu
Không ở đâu trên thế giới, nhà đầu tư lại “liều mình” như ở châu Á trong bối cảnh thị trường nhiều bất ổn hiện nay
Không ở đâu trên thế giới, nhà đầu tư lại “liều mình” như ở châu Á trong bối cảnh thị trường nhiều bất ổn hiện nay, theo kết quả một cuộc điều tra.
Hãng tin CNBC dẫn kết quả cuộc điều tra do hãng nghiên cứu Nielsen cho thấy, bất chấp những rủi ro trên thị trường tài chính toàn cầu, người tiêu dùng châu Á vẫn thích đầu tư hơn so với người tiêu dùng ở các khu vực khác. Chưa kể, họ còn thích rót vốn vào những tài sản rủi ro hơn so với các nhà đầu tư ở Mỹ và châu Âu.
Cuộc điều tra về quan điểm đầu tư của người tiêu dùng thế giới đã chỉ ra, 48% người tiêu dùng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có đầu tư vào các thị trường hoặc sử dụng dịch vụ đầu tư, so với tỷ lệ chỉ 27% ở Bắc Mỹ và 21% ở Trung Đông và châu Phi, 16% ở châu Âu và 13% ở Mỹ Latin.
Sự ham thích rủi ro của các nhà đầu tư châu Á còn được thể hiện qua khả năng chịu đựng các biến động của thị trường. Theo ông Oliver Rust, Giám đốc điều hành của Nielsen, các nhà đầu tư châu Á có xu hướng giao dịch mạnh bạo hơn và thường xuyên hơn các “đồng nghiệp” châu Âu.
Hơn một nửa (57%) người tiêu dùng ở châu Á-Thái Bình Dương cho biết, họ sẵn sàng chấp nhận mức độ biến động trên 10% của thị trường. Ở Mỹ, tỷ lệ này là một nửa, còn ở châu Âu, chỉ có 45% số người tiêu dùng được hỏi đủ dũng cảm chấp nhận rủi ro như thế.
Ông Rust cho biết, các nhà đầu tư châu Á có xu hướng có tỷ lệ thu nhập khả dụng cao hơn, cho phép họ chấp nhận rủi ro nhiều hơn.
Một báo cáo của Euromonitor nhận định, tỷ lệ thu nhập khả dụng ở châu Á là cao hơn do tỷ lệ dân số lao động gia tăng trong khu vực dẫn tới những gia đình chỉ có người độc thân, hoặc những cặp đôi không có con cái. Theo báo cáo này, thu nhập khả dụng trên mỗi hộ gia đình đã tăng 13,2% trong thời gian từ năm 1995-2000 ở Mỹ, so với mức tăng 230% ở Trung Quốc.
Ông Mark Konyn, Giám đốc điều hành công ty quản lý tài sản Cathay Conning Asset Management cho rằng, tâm lý ham rủi ro của nhà đầu tư châu Á cũng có liên quan tới vấn đề quan điểm. “Ở châu Âu, chấp nhận rủi ro thường được xem là đầu cơ, thay vì là đầu tư. Ở những nền kinh tế tăng trưởng cao của châu Á, các nhà đầu tư thường tìm kiếm những cơ hội lợi nhuận cao và thường nhìn nhận các khoản đầu tư trong ngắn hạn hơn”, ông Konyn nhận xét.
Ông Shan Han, một nhà giao dịch của công ty chứng khoán IND-X nói thêm rằng, lạm phát là một yếu tố nữa phải nói đến. Theo ông Han, “lạm phát cao đồng nghĩa với việc giữ tiền không còn là một chiến lược tiết kiệm tốt vì lãi suất là thực âm”, thúc đẩy người tiêu dùng châu Á tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Ông Han lấy Hồng Kông ra làm ví dụ. Trong hầu hết thời gian của thập niên 1990, lạm phát hàng năm ở vùng lãnh thổ này trung bình ở mức 8,5%, trong khi lãi suất tiền gửi ngân hàng chỉ là 6%. Điều này có nghĩa là, các nhà đầu tư gửi tiền trong ngân hàng mất 2,5% giá trị tài sản mỗi năm.
Ở khu vực châu Á, người tiêu dùng Hồng Kông có xu hướng là những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro nhiều nhất. 55% người tiêu dùng được hỏi ở vùng lãnh thổ này là nhà đầu tư tài chính, vượt xa mức trung bình toàn cầu 33%.
Ông Rust cho rằng, thực tế này có liên quan tới vấn đề “tiền mới” - tài sản mới được sản sinh ra. “Thế hệ đầu tiên những người nắm giữ tài sản thường có xu hướng tập trung vào vấn đề tăng trưởng vốn, trong khi thế hệ thứ hai và thứ ba những người nắm giữ tài sản có xu hướng tập trung nhiều hơn vào vấn đề bảo toàn vốn”, ông Rust nói.
Đó là lý do vì sao ngày càng có nhiều người tiêu dùng châu Á chọn cổ phiếu thay vì kim loại quý và trái phiếu. Khoảng 3/4 người tiêu dùng châu Á được hỏi cho biết họ chọn cổ phiếu, cho dù họ xem cổ phiếu là loại tài sản rủi ro nhất. Ở Bắc Mỹ, chỉ có 2/3 số người được hỏi cho biết họ chọn cổ phiếu, còn ở châu Âu, tỷ lệ này là hơn một nửa.
Hãng tin CNBC dẫn kết quả cuộc điều tra do hãng nghiên cứu Nielsen cho thấy, bất chấp những rủi ro trên thị trường tài chính toàn cầu, người tiêu dùng châu Á vẫn thích đầu tư hơn so với người tiêu dùng ở các khu vực khác. Chưa kể, họ còn thích rót vốn vào những tài sản rủi ro hơn so với các nhà đầu tư ở Mỹ và châu Âu.
Cuộc điều tra về quan điểm đầu tư của người tiêu dùng thế giới đã chỉ ra, 48% người tiêu dùng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có đầu tư vào các thị trường hoặc sử dụng dịch vụ đầu tư, so với tỷ lệ chỉ 27% ở Bắc Mỹ và 21% ở Trung Đông và châu Phi, 16% ở châu Âu và 13% ở Mỹ Latin.
Sự ham thích rủi ro của các nhà đầu tư châu Á còn được thể hiện qua khả năng chịu đựng các biến động của thị trường. Theo ông Oliver Rust, Giám đốc điều hành của Nielsen, các nhà đầu tư châu Á có xu hướng giao dịch mạnh bạo hơn và thường xuyên hơn các “đồng nghiệp” châu Âu.
Hơn một nửa (57%) người tiêu dùng ở châu Á-Thái Bình Dương cho biết, họ sẵn sàng chấp nhận mức độ biến động trên 10% của thị trường. Ở Mỹ, tỷ lệ này là một nửa, còn ở châu Âu, chỉ có 45% số người tiêu dùng được hỏi đủ dũng cảm chấp nhận rủi ro như thế.
Ông Rust cho biết, các nhà đầu tư châu Á có xu hướng có tỷ lệ thu nhập khả dụng cao hơn, cho phép họ chấp nhận rủi ro nhiều hơn.
Một báo cáo của Euromonitor nhận định, tỷ lệ thu nhập khả dụng ở châu Á là cao hơn do tỷ lệ dân số lao động gia tăng trong khu vực dẫn tới những gia đình chỉ có người độc thân, hoặc những cặp đôi không có con cái. Theo báo cáo này, thu nhập khả dụng trên mỗi hộ gia đình đã tăng 13,2% trong thời gian từ năm 1995-2000 ở Mỹ, so với mức tăng 230% ở Trung Quốc.
Ông Mark Konyn, Giám đốc điều hành công ty quản lý tài sản Cathay Conning Asset Management cho rằng, tâm lý ham rủi ro của nhà đầu tư châu Á cũng có liên quan tới vấn đề quan điểm. “Ở châu Âu, chấp nhận rủi ro thường được xem là đầu cơ, thay vì là đầu tư. Ở những nền kinh tế tăng trưởng cao của châu Á, các nhà đầu tư thường tìm kiếm những cơ hội lợi nhuận cao và thường nhìn nhận các khoản đầu tư trong ngắn hạn hơn”, ông Konyn nhận xét.
Ông Shan Han, một nhà giao dịch của công ty chứng khoán IND-X nói thêm rằng, lạm phát là một yếu tố nữa phải nói đến. Theo ông Han, “lạm phát cao đồng nghĩa với việc giữ tiền không còn là một chiến lược tiết kiệm tốt vì lãi suất là thực âm”, thúc đẩy người tiêu dùng châu Á tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
Ông Han lấy Hồng Kông ra làm ví dụ. Trong hầu hết thời gian của thập niên 1990, lạm phát hàng năm ở vùng lãnh thổ này trung bình ở mức 8,5%, trong khi lãi suất tiền gửi ngân hàng chỉ là 6%. Điều này có nghĩa là, các nhà đầu tư gửi tiền trong ngân hàng mất 2,5% giá trị tài sản mỗi năm.
Ở khu vực châu Á, người tiêu dùng Hồng Kông có xu hướng là những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro nhiều nhất. 55% người tiêu dùng được hỏi ở vùng lãnh thổ này là nhà đầu tư tài chính, vượt xa mức trung bình toàn cầu 33%.
Ông Rust cho rằng, thực tế này có liên quan tới vấn đề “tiền mới” - tài sản mới được sản sinh ra. “Thế hệ đầu tiên những người nắm giữ tài sản thường có xu hướng tập trung vào vấn đề tăng trưởng vốn, trong khi thế hệ thứ hai và thứ ba những người nắm giữ tài sản có xu hướng tập trung nhiều hơn vào vấn đề bảo toàn vốn”, ông Rust nói.
Đó là lý do vì sao ngày càng có nhiều người tiêu dùng châu Á chọn cổ phiếu thay vì kim loại quý và trái phiếu. Khoảng 3/4 người tiêu dùng châu Á được hỏi cho biết họ chọn cổ phiếu, cho dù họ xem cổ phiếu là loại tài sản rủi ro nhất. Ở Bắc Mỹ, chỉ có 2/3 số người được hỏi cho biết họ chọn cổ phiếu, còn ở châu Âu, tỷ lệ này là hơn một nửa.