Nhà Trắng muốn giải quyết vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ bằng đối thoại
Nhà Trắng vừa gửi thư tới Quốc hội Mỹ phản đối dự luật gây sức ép đòi Trung Quốc tăng giá Nhân dân tệ
Thượng viện Mỹ vừa thông qua 2 dự luật gây sức ép đòi Trung Quốc tăng giá Nhân dân tệ, nhưng Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson và các quan chức Nhà Trắng gửi thư tới Quốc hội Mỹ phản đối dự luật này, trong bối cảnh ông Paulson vừa thăm Trung Quốc.
Các quan chức Chính phủ Mỹ cho rằng giải pháp tốt nhất cho vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ là tiếp tục tăng cường đối thoại với Bắc Kinh thông qua các cơ chế song phương và đa phương.
Nhà Trắng chọn giải pháp đối thoại
Theo các quan chức Nhà Trắng, một trong những kênh đối thoại quan trọng là Cuộc đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ- Trung mà hai bên thoả thuận sẽ tiến hành một năm hai cuộc gặp để thảo luận các vấn đề kinh tế và thương mại.
Mặc dù thừa nhận mối lo ngại của nhiều người Mỹ, cho rằng tỷ giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang thấp hơn giá trị thật từ 25% đến 40%, đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ.
Song các quan chức Nhà Trắng cho rằng, các dự luật nhằm gây sức ép đòi Trung Quốc thay đổi tỷ giá đồng Nhân dân tệ là không phù hợp với mục tiêu thuyết phục Bắc Kinh thực hiện các cải cách kinh tế và nhanh chóng chuyển đổi chính sách quản lý trao đổi hối đoái theo hướng thị trường.
Những ý kiến trên đây được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ Paulson thăm Trung Quốc (từ 29/7 đến 1/8). Ông Paulson đã hội đàm với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Phó Thủ tướng Ngô Nghi.
Trong hội đàm, bà Ngô Nghi nhấn mạnh: “Trung Quốc vẫn còn 23 triệu người dân sống trong nghèo khổ. Mục tiêu phát triển của Trung Quốc là làm sao để 1,3 tỷ dân nước này được ăn no, mặc ấm và sống sung túc. Trung Quốc sẽ không bao giờ tạo ra mối đe doạ đối với bất kỳ nước nào”.
Phát biểu này được xem như liều thuốc làm hạ nhiệt những áp lực của Mỹ đòi Trung Quốc nhanh chóng tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Thượng viện quyết gia tăng sức ép
Tuần trước, Uỷ ban Tài chính Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét tình trạng tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực khi tính thuế chống bán phá giá vào các hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc.
Trong khi đó, Uỷ ban Ngân sách Thượng viện đang xem xét một dự luật cho phép chính quyền Bush đưa các vấn đề liên quan tới tiền tệ ra kiện tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và thậm chí Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Những dự luật này được Quốc hội Mỹ coi là “công cụ” giúp Nhà Trắng gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề tiền tệ.
Với đa số phiếu (20 phiếu thuận và 1 phiếu chống), Uỷ ban Tài chính Thượng viện Mỹ ngày 26/7 đã thông qua dự luật gây sức ép với Trung Quốc về vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ.
Điều khoản ý nghĩa nhất trong dự luật này là yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét tình trạng đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực tế khi tính thuế chống bán phá giá vào các hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc. Điều này có thể dẫn tới việc hàng hoá Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế cao hơn.
Dự luật bãi bỏ quy định hiện hành yêu cầu Bộ Tài chính Mỹ cứ 6 tháng lại phải xác định, liệu một nước nào đó có đang thao túng đồng tiền tệ của nước họ nhằm kiếm lời trong kinh doanh hay không. Thay vào đó sẽ là một báo cáo 6 tháng một lần, xác nhận những nước có đồng tiền tệ thấp hơn giá trị thật và yêu cầu có hình phạt nghiêm khắc, nếu nước đó không có biện pháp điều chỉnh tỷ giá tiền tệ nước họ trong vòng 90 ngày.
Một điều khoản khác của dự luật cũng cho phép Cục dự trữ Liên bang Mỹ can thiệp vào thị trường toàn cầu để chống lại đồng tiền “có tỷ giá bị áp đặt một cách không chính xác” nếu quốc gia sở hữu đồng tiền đó không có các cải cách thích hợp trong thời gian một năm sau khi bị Mỹ tố cáo.
Đối với những nước vẫn không chịu điều chỉnh tỷ giá tiền tệ, chính quyền Bush sẽ hành động thông qua IMF và WTO nhằm thống nhất biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn.
Theo Thượng nghị sỹ Charles Schumer, tỷ lệ đa số áp đảo trên chứng tỏ Quốc hội Mỹ đang tiến tới việc thông qua một văn kiện pháp lý để vượt qua bất kỳ sự phủ quyết nào của Tổng thống trong vấn đề này.
Trong khi đó, chính quyền Mỹ phản đối dự luật này, cho rằng những dự luật đó có thể kích động tâm lý “trả đũa” và sự phản đối trên thế giới và có thể vi phạm luật pháp quốc tế, khiến Trung Quốc phản ứng gay gắt.
Tờ Nhật báo Trung Quốc ngày 30/7 đã chỉ trích việc Quốc hội Mỹ mới thông qua một đạo luật bảo hộ nền công nghiệp nội địa. Bài báo khẳng định Trung Quốc đã và đang thực hiện linh hoạt hơn chính sách quản lý trao đổi hối đoái với biên độ phù hợp và giảm bớt chênh lệch thương mại với nước ngoài.
Các quan chức Chính phủ Mỹ cho rằng giải pháp tốt nhất cho vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ là tiếp tục tăng cường đối thoại với Bắc Kinh thông qua các cơ chế song phương và đa phương.
Nhà Trắng chọn giải pháp đối thoại
Theo các quan chức Nhà Trắng, một trong những kênh đối thoại quan trọng là Cuộc đối thoại kinh tế chiến lược Mỹ- Trung mà hai bên thoả thuận sẽ tiến hành một năm hai cuộc gặp để thảo luận các vấn đề kinh tế và thương mại.
Mặc dù thừa nhận mối lo ngại của nhiều người Mỹ, cho rằng tỷ giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang thấp hơn giá trị thật từ 25% đến 40%, đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ.
Song các quan chức Nhà Trắng cho rằng, các dự luật nhằm gây sức ép đòi Trung Quốc thay đổi tỷ giá đồng Nhân dân tệ là không phù hợp với mục tiêu thuyết phục Bắc Kinh thực hiện các cải cách kinh tế và nhanh chóng chuyển đổi chính sách quản lý trao đổi hối đoái theo hướng thị trường.
Những ý kiến trên đây được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ Paulson thăm Trung Quốc (từ 29/7 đến 1/8). Ông Paulson đã hội đàm với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Phó Thủ tướng Ngô Nghi.
Trong hội đàm, bà Ngô Nghi nhấn mạnh: “Trung Quốc vẫn còn 23 triệu người dân sống trong nghèo khổ. Mục tiêu phát triển của Trung Quốc là làm sao để 1,3 tỷ dân nước này được ăn no, mặc ấm và sống sung túc. Trung Quốc sẽ không bao giờ tạo ra mối đe doạ đối với bất kỳ nước nào”.
Phát biểu này được xem như liều thuốc làm hạ nhiệt những áp lực của Mỹ đòi Trung Quốc nhanh chóng tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Thượng viện quyết gia tăng sức ép
Tuần trước, Uỷ ban Tài chính Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét tình trạng tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực khi tính thuế chống bán phá giá vào các hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc.
Trong khi đó, Uỷ ban Ngân sách Thượng viện đang xem xét một dự luật cho phép chính quyền Bush đưa các vấn đề liên quan tới tiền tệ ra kiện tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và thậm chí Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Những dự luật này được Quốc hội Mỹ coi là “công cụ” giúp Nhà Trắng gây sức ép với Trung Quốc trong vấn đề tiền tệ.
Với đa số phiếu (20 phiếu thuận và 1 phiếu chống), Uỷ ban Tài chính Thượng viện Mỹ ngày 26/7 đã thông qua dự luật gây sức ép với Trung Quốc về vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ.
Điều khoản ý nghĩa nhất trong dự luật này là yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét tình trạng đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực tế khi tính thuế chống bán phá giá vào các hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc. Điều này có thể dẫn tới việc hàng hoá Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế cao hơn.
Dự luật bãi bỏ quy định hiện hành yêu cầu Bộ Tài chính Mỹ cứ 6 tháng lại phải xác định, liệu một nước nào đó có đang thao túng đồng tiền tệ của nước họ nhằm kiếm lời trong kinh doanh hay không. Thay vào đó sẽ là một báo cáo 6 tháng một lần, xác nhận những nước có đồng tiền tệ thấp hơn giá trị thật và yêu cầu có hình phạt nghiêm khắc, nếu nước đó không có biện pháp điều chỉnh tỷ giá tiền tệ nước họ trong vòng 90 ngày.
Một điều khoản khác của dự luật cũng cho phép Cục dự trữ Liên bang Mỹ can thiệp vào thị trường toàn cầu để chống lại đồng tiền “có tỷ giá bị áp đặt một cách không chính xác” nếu quốc gia sở hữu đồng tiền đó không có các cải cách thích hợp trong thời gian một năm sau khi bị Mỹ tố cáo.
Đối với những nước vẫn không chịu điều chỉnh tỷ giá tiền tệ, chính quyền Bush sẽ hành động thông qua IMF và WTO nhằm thống nhất biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn.
Theo Thượng nghị sỹ Charles Schumer, tỷ lệ đa số áp đảo trên chứng tỏ Quốc hội Mỹ đang tiến tới việc thông qua một văn kiện pháp lý để vượt qua bất kỳ sự phủ quyết nào của Tổng thống trong vấn đề này.
Trong khi đó, chính quyền Mỹ phản đối dự luật này, cho rằng những dự luật đó có thể kích động tâm lý “trả đũa” và sự phản đối trên thế giới và có thể vi phạm luật pháp quốc tế, khiến Trung Quốc phản ứng gay gắt.
Tờ Nhật báo Trung Quốc ngày 30/7 đã chỉ trích việc Quốc hội Mỹ mới thông qua một đạo luật bảo hộ nền công nghiệp nội địa. Bài báo khẳng định Trung Quốc đã và đang thực hiện linh hoạt hơn chính sách quản lý trao đổi hối đoái với biên độ phù hợp và giảm bớt chênh lệch thương mại với nước ngoài.