Nhân dân tệ phấn đấu thành đồng tiền dự trữ
Trung Quốc đang thực hiện những bước đầu tiên để đưa Nhân dân tệ thành một trong số những đồng tiền dự trữ của thế giới
Trung Quốc đang thực hiện những bước đầu tiên để đưa Nhân dân tệ thành một trong số những đồng tiền dự trữ của thế giới, sánh ngang với những đồng tiền như USD hay Euro.
Có thể ngày đó còn xa, nhưng dường như Trung Quốc rất quyết tâm để đạt mục tiêu này.
Tờ New York Times nhận định, không ồn ào, Bắc Kinh đang thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ bên ngoài biên giới Trung Quốc. Điều này khẳng định ý chí của Trung Quốc nhằm tạo ảnh hưởng lớn hơn trong các vấn đề tài chính quốc tế.
Những người tin tưởng ở sự vươn xa của đồng Nhân dân tệ càng có cơ sở để củng cố thêm niềm tin này khi vào ngày 17/6 vừa qua, Trung Quốc đã mở rộng một chương trình thử nghiệm cho phép sử dụng Nhân dân tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu, thay thế cho USD và các ngoại tệ khác.
Chương trình này đã được mở rộng tới các doanh nghiệp tại 20 tỉnh thành ở Trung Quốc, thay vì chỉ 5 thành phố như ban đầu, và được áp dụng với đối tác thuộc mọi quốc gia và vùng lãnh thổ, thay vì chỉ các đối tác ở Hồng Kông, Macau và Đông Nam Á như trước.
Việc thử nghiệm sử dụng Nhân dân tệ cho xuất khẩu đã bắt đầu từ tháng 7/2009, ban đầu khá chậm nhưng về sau đã tăng tốc.
New York Times cho hay, trong thời gian từ cuối tháng 3 tới cuối tháng 5/2010, tổng kim ngạch thương mại được thanh toán bằng Nhân dân tệ đã tăng gấp đôi, lên mức 44,6 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 6,6 tỷ USD.
So với kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc, con số trên chẳng thấm vào đâu. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tiếp tục tăng cường tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ đúng như cam kết đưa ra hôm 19/6, nhu cầu của các công ty ở nước này muốn tránh những rủi ro về tỷ giá bằng cách thanh toán bằng đồng nội tệ chắc chắn sẽ tăng lên.
Đối với các công ty xuất khẩu hàng vào Trung Quốc, ý nghĩ cho rằng Nhân dân tệ sẽ tăng giá là một động lực lớn để họ nhận thanh toán bằng đồng tiền này.
“Chúng tôi cho rằng, trong vòng 3 - 5 năm tới, hơn một nửa tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc, chủ yếu là trong quan hệ thương mại với các thị trường mới nổi, sẽ được thanh toán bằng Nhân dân tệ”, chuyên gia kinh tế trưởng của HSBC tại Trung Quốc nhận định.
Mặc dù vậy, việc thuyết phục các đối tác chấp nhận thanh toán bằng Nhân dân tệ không phải là chuyện lúc nào cũng làm được. Nhiều công ty bên ngoài Trung Quốc ngại nắm giữ Nhân dân tệ, trừ phi họ có nơi chốn để đầu tư.
Nếu gửi Nhân dân tệ vào các ngân hàng ở Hồng Kông, nơi hiện được xem là đầu mối chính cho hoạt động thanh toán thương mại bằng đồng tiền này, thì mức lãi suất nhận được khá eo hẹp.
Các công ty vì thế đã đa dạng hóa các phương thức đầu tư Nhân dân tệ ở Hồng Kông. Vào tuần trước, một công ty thu phí đường bộ mang tên Hopewell Highway Infrastructure đã công bố phát hành trái phiếu doanh nghiệp bằng Nhân dân tệ tại Hồng Kông
Các hợp đồng bảo hiểm tính theo Nhân dân tệ cũng được kỳ vọng sẽ sớm xuất hiện. Các nhà chức Hồng Kông hiện còn đang đưa ra kế hoạch, cho phép các công ty môi giới nhận tiền gửi Nhân dân tệ và đầu tư vào thị trường vốn ở đại lục.
Trong chương trình này, một số quỹ đầu tư ngoại được phép chuyển đổi 30 tỷ USD sang Nhân dân tệ, để đầu tư vào Trung Quốc đại lục.
New York Times nhận xét, “sốt ruột” trước những “đặc quyền” mà nước Mỹ có được trong việc phát hành đồng tiền dự trữ hàng đầu, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách gây ảnh hưởng với phần còn lại của thế giới thông qua đồng Nhân dân tệ.
Tháng 3/2009, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã vạch ra một kế hoạch dài hơn, nhằm thay thế đồng USD bằng một đồng tiền siêu chủ quyền tương tự như quyền rút vốn đăc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trung Quốc ra dấu cho thấy, họ muốn Nhân dân tệ là một phần của đồng tiền siêu chủ quyền này. Hiện SDR của IMF bao gồm các đồng tiền USD, Euro, Yen Nhật và Bảng Anh.
Nhiều ý kiến cho rằng, tầm nhìn của ông Chu Tiểu Xuyên có phần thiếu cơ sở chắc chắn. Tuy nhiên, với xu thế gia tăng sức mạnh của các thị trường mới nổi khi các nước giàu đương đầu với tình trạng nợ nần chồng chất, chiến lược trên của Trung Quốc đang ở vào thế thuận.
IMF đã cam kết sẽ chuyển ít nhất 5% trong quyền bỏ phiếu tại định chế này sang cho các thành viên là các nền kinh tế mới nổi. Giám đốc IMF, ông Dominique Strauss-Kahn, thì muốn bổ sung thêm các đồng tiền khác vào rổ tiền tệ của SDR, mà khởi đầu sẽ là đồng Nhân dân tệ.
“Tôi cho rằng sẽ là khó để đưa Nhân dân tệ vào SDR, chừng nào đồng tiền này chưa được định giá theo thị trường. Tuy nhiên, việc này được thực hiện càng sớm càng tốt”, ông Strauss-Kahn phát biểu hôm 29/6.
Bên cạnh việc xem Hồng Kông như một trung tâm cho việc thúc đẩy sự phổ biến của đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc vẫn thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát thị trường vốn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
“Việc tự do hóa hoàn toàn thị trường vốn có nhiều vấn đế hơn là quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, và do đó phải được nghiên cứu thận trọng”, ông Joseph Yam, cựu lãnh đạo Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông, nhận xét.
Tuy nhiên, một khi thương mại xuyên biên giới bằng đồng Nhân dân tệ gia tăng và các lực lượng thị trường dần được phép định giá Nhân dân tệ, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trở nên cởi mở hơn với sự ra vào của các dòng vốn. Khi đó, việc đưa Nhân dân tệ vào SDR sẽ khả thi hơn.
“Đây mới chỉ là những bước đi nhỏ, nhưng lại là những bước đi hướng tới đưa Nhân dân tệ thành một đồng tiền quốc tế, đem đến cho Trung Quốc một vai trò toàn cầu, mở cửa thị trường vốn và sự chuyển đổi linh hoạt cho các dòng vốn”, ông Stephen Roach, Chủ tịch Morgan Stanley châu Á, phát biểu về những sáng kiến của Bắc Kinh.
Có thể ngày đó còn xa, nhưng dường như Trung Quốc rất quyết tâm để đạt mục tiêu này.
Tờ New York Times nhận định, không ồn ào, Bắc Kinh đang thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ bên ngoài biên giới Trung Quốc. Điều này khẳng định ý chí của Trung Quốc nhằm tạo ảnh hưởng lớn hơn trong các vấn đề tài chính quốc tế.
Những người tin tưởng ở sự vươn xa của đồng Nhân dân tệ càng có cơ sở để củng cố thêm niềm tin này khi vào ngày 17/6 vừa qua, Trung Quốc đã mở rộng một chương trình thử nghiệm cho phép sử dụng Nhân dân tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu, thay thế cho USD và các ngoại tệ khác.
Chương trình này đã được mở rộng tới các doanh nghiệp tại 20 tỉnh thành ở Trung Quốc, thay vì chỉ 5 thành phố như ban đầu, và được áp dụng với đối tác thuộc mọi quốc gia và vùng lãnh thổ, thay vì chỉ các đối tác ở Hồng Kông, Macau và Đông Nam Á như trước.
Việc thử nghiệm sử dụng Nhân dân tệ cho xuất khẩu đã bắt đầu từ tháng 7/2009, ban đầu khá chậm nhưng về sau đã tăng tốc.
New York Times cho hay, trong thời gian từ cuối tháng 3 tới cuối tháng 5/2010, tổng kim ngạch thương mại được thanh toán bằng Nhân dân tệ đã tăng gấp đôi, lên mức 44,6 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 6,6 tỷ USD.
So với kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc, con số trên chẳng thấm vào đâu. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tiếp tục tăng cường tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ đúng như cam kết đưa ra hôm 19/6, nhu cầu của các công ty ở nước này muốn tránh những rủi ro về tỷ giá bằng cách thanh toán bằng đồng nội tệ chắc chắn sẽ tăng lên.
Đối với các công ty xuất khẩu hàng vào Trung Quốc, ý nghĩ cho rằng Nhân dân tệ sẽ tăng giá là một động lực lớn để họ nhận thanh toán bằng đồng tiền này.
“Chúng tôi cho rằng, trong vòng 3 - 5 năm tới, hơn một nửa tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc, chủ yếu là trong quan hệ thương mại với các thị trường mới nổi, sẽ được thanh toán bằng Nhân dân tệ”, chuyên gia kinh tế trưởng của HSBC tại Trung Quốc nhận định.
Mặc dù vậy, việc thuyết phục các đối tác chấp nhận thanh toán bằng Nhân dân tệ không phải là chuyện lúc nào cũng làm được. Nhiều công ty bên ngoài Trung Quốc ngại nắm giữ Nhân dân tệ, trừ phi họ có nơi chốn để đầu tư.
Nếu gửi Nhân dân tệ vào các ngân hàng ở Hồng Kông, nơi hiện được xem là đầu mối chính cho hoạt động thanh toán thương mại bằng đồng tiền này, thì mức lãi suất nhận được khá eo hẹp.
Các công ty vì thế đã đa dạng hóa các phương thức đầu tư Nhân dân tệ ở Hồng Kông. Vào tuần trước, một công ty thu phí đường bộ mang tên Hopewell Highway Infrastructure đã công bố phát hành trái phiếu doanh nghiệp bằng Nhân dân tệ tại Hồng Kông
Các hợp đồng bảo hiểm tính theo Nhân dân tệ cũng được kỳ vọng sẽ sớm xuất hiện. Các nhà chức Hồng Kông hiện còn đang đưa ra kế hoạch, cho phép các công ty môi giới nhận tiền gửi Nhân dân tệ và đầu tư vào thị trường vốn ở đại lục.
Trong chương trình này, một số quỹ đầu tư ngoại được phép chuyển đổi 30 tỷ USD sang Nhân dân tệ, để đầu tư vào Trung Quốc đại lục.
New York Times nhận xét, “sốt ruột” trước những “đặc quyền” mà nước Mỹ có được trong việc phát hành đồng tiền dự trữ hàng đầu, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách gây ảnh hưởng với phần còn lại của thế giới thông qua đồng Nhân dân tệ.
Tháng 3/2009, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã vạch ra một kế hoạch dài hơn, nhằm thay thế đồng USD bằng một đồng tiền siêu chủ quyền tương tự như quyền rút vốn đăc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trung Quốc ra dấu cho thấy, họ muốn Nhân dân tệ là một phần của đồng tiền siêu chủ quyền này. Hiện SDR của IMF bao gồm các đồng tiền USD, Euro, Yen Nhật và Bảng Anh.
Nhiều ý kiến cho rằng, tầm nhìn của ông Chu Tiểu Xuyên có phần thiếu cơ sở chắc chắn. Tuy nhiên, với xu thế gia tăng sức mạnh của các thị trường mới nổi khi các nước giàu đương đầu với tình trạng nợ nần chồng chất, chiến lược trên của Trung Quốc đang ở vào thế thuận.
IMF đã cam kết sẽ chuyển ít nhất 5% trong quyền bỏ phiếu tại định chế này sang cho các thành viên là các nền kinh tế mới nổi. Giám đốc IMF, ông Dominique Strauss-Kahn, thì muốn bổ sung thêm các đồng tiền khác vào rổ tiền tệ của SDR, mà khởi đầu sẽ là đồng Nhân dân tệ.
“Tôi cho rằng sẽ là khó để đưa Nhân dân tệ vào SDR, chừng nào đồng tiền này chưa được định giá theo thị trường. Tuy nhiên, việc này được thực hiện càng sớm càng tốt”, ông Strauss-Kahn phát biểu hôm 29/6.
Bên cạnh việc xem Hồng Kông như một trung tâm cho việc thúc đẩy sự phổ biến của đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc vẫn thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát thị trường vốn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
“Việc tự do hóa hoàn toàn thị trường vốn có nhiều vấn đế hơn là quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, và do đó phải được nghiên cứu thận trọng”, ông Joseph Yam, cựu lãnh đạo Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông, nhận xét.
Tuy nhiên, một khi thương mại xuyên biên giới bằng đồng Nhân dân tệ gia tăng và các lực lượng thị trường dần được phép định giá Nhân dân tệ, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trở nên cởi mở hơn với sự ra vào của các dòng vốn. Khi đó, việc đưa Nhân dân tệ vào SDR sẽ khả thi hơn.
“Đây mới chỉ là những bước đi nhỏ, nhưng lại là những bước đi hướng tới đưa Nhân dân tệ thành một đồng tiền quốc tế, đem đến cho Trung Quốc một vai trò toàn cầu, mở cửa thị trường vốn và sự chuyển đổi linh hoạt cho các dòng vốn”, ông Stephen Roach, Chủ tịch Morgan Stanley châu Á, phát biểu về những sáng kiến của Bắc Kinh.